Ngộ độc rượu – 15 cách xử lý nhanh và hiệu quả tại nhà

Rượu là thức uống có lịch sử lâu đời và được tiêu thụ lên đến hàng chục tỷ lít rượu hàng năm trên toàn thế giới. Ngộ độc rượu đã trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ đe doạ tính mạng của người tiêu dùng ở Việt Nam. 

Tỷ lệ ngộ độc rượu ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vậy ngộ độc rượu là gì, triệu chứng và nguyên nhân gây ngộ độc rượu và liệu chúng ta có hiểu rõ về cách xử trí khi bị ngộ độc rượu? Đó là những câu hỏi mà Doctor có sẵn sẽ giải thích trong bài viết này.

Ngộ độc rượu là gì?

Thành phần chính của rượu là ethanol (công thức hoá học: C2H5OH), được lên men và chưng cất từ các loại ngũ cốc và dịch đường của cây. Bên cạnh đó, rượu methanol (công thức hoá học: CH3OH) còn được gọi là cồn công nghiệp, được dùng để chế tạo sơn và dung môi,… Tuy nhiên, methanol là hóa chất rất độc hại với con người và không được dùng để chế tạo cồn thực phẩm.

Ngộ độc rượu là hiện tượng tiêu thụ một lượng lớn rượu trong thời gian ngắn hay uống rượu kém chất lượng methanol (cồn công nghiệp). Trong phần lớn trường hợp, bệnh nhân đều chủ quan bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên dẫn đến khó khăn trong điều trị, gia tăng tỉ lệ di chứng sau này cũng như tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu có thể gây ra tử vong nếu không kịp điều trị kịp thời

Nguyên nhân ngộ độc rượu

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt ngưỡng cho phép đối với cơ thể, uống rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm như: sử dụng rượu công nghiệp có pha methanol hoặc etylen glycol; do uống rượu ngâm thảo mộc (như lá, rễ, hạt) hoặc ngâm động vật (như mật, phủ tạng…).

Trong quá trình chuyển hoá tại gan, ethanol từ rượu sẽ chuyển sang acetaldehyde, một hợp chất gây độc đối với cơ thể. Sau đó, acetaldehyde sẽ bị oxy hoá thành những hợp chất không độc hại là CO2 và nước.

Mặc dù gan có khả năng chuyển hóa rượu, khi một lượng lớn ethanol từ rượu được hấp thụ quá nhanh, gan không thể chuyển hoá hoàn toàn lượng ethanol trên trong thời gian ngắn. Kết quả là, ethanol sẽ tích tụ trong máu, gây ra tình trạng ngộ độc rượu.

Trong trường hợp ngộ độc rượu methanol do sử dụng rượu giả, rượu kém chất lượng, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành formate rất độc cho cơ thể, gây tổn thương đa tạng, nhất là trên não và thị lực. Ngộ độc methanol vô cùng nguy hiểm, thường liên quan đến sự chậm trễ trong chẩn đoán do không thể thực hiện được các xét nghiệm chuyên biệt. Từ đó tăng tỷ lệ để lại di chứng và tử vong vô cùng cao khi không được chữa trị kịp thời.

Triệu chứng ngộ độc rượu 

Có 2 loại ngộ độc rượu là cấp tính và mãn tính. Ngộ độc rượu mãn tính hay xảy ra với những người uống rượu lâu năm. Ngược lại, ngộ độc rượu cấp tính chỉ xảy ra với những người uống rất nhiều rượu trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Ngộ độc rượu cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần đến sự can thiệp y tế. Trường hợp ngộ độc nặng xảy ra khi uống quá nhiều rượu hoặc uống nhầm rượu giả, kém chất lượng (có nồng độ methanol gấp nhiều lần quy định).

Trong trường hợp ngộ độc rượu Ethanol, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ (hưng phấn, kích động, hung hăng, đi đứng loạng choạng) đến trung bình (chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, bạo lực, lẫn lộn, vô cảm,…). Các trường hợp nặng có thể dẫn đến ức chế hô hấp, mất phản xạ bảo vệ đường thở, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ, hạ huyết áp và hôn mê.

Các triệu chứng ngộ độc rượu methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống, nhưng có thể xuất hiện muộn hơn tùy thuộc vào lượng rượu đã uống và liệu rượu được sử dụng có chứa ethanol hay không. Quá trình nhiễm độc thường được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn tiềm ẩn (vài giờ đầu đến 30 giờ đầu): Biểu hiện giống như say rượu. 
  • Giai đoạn ngộ độc thực sự: Xuất hiện các triệu chứng như kích động, hưng cảm đến mất ý thức và hôn mê. Nhìn mờ, đồng tử giãn, nhìn đôi, giảm thị lực,… Trường hợp nặng, soi đáy mắt thấy phù gai thị, xuất huyết võng mạc hoặc có thể phát hiện các ảnh hưởng thần kinh như xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não.

Nhìn chung, ngộ độc rượu thường xuất hiện các triệu chứng như ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm,… Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra:

  • Thở yếu, ngưng thở, có thể thở nhanh, sâu khi bị nhiễm toan chuyển hóa.
  • Co giật.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Lú lẫn, hôn mê, bệnh Parkinson, suy giảm nhận thức, viêm tủy cắt ngang, bệnh đa dây thần kinh, teo nhú, giả liệt vận nhãn.
  • Tiêu hóa: Viêm tụy cấp với viêm dạ dày xuất huyết, đau bụng trên, nôn mửa và tiêu chảy. Chức năng gan bị ảnh hưởng.
  • Thận: Suy thận cấp với thiểu niệu, vô niệu, nước tiểu đỏ hoặc sậm màu nếu có tiêu cơ vân.
ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu thường gây ra các triệu chứng như ức chế thần kinh, an thần, vô cảm

Cách xử trí ngộ độc rượu

Bất cứ khi nào xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc rượu, người thân cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế, khám chữa gần nhất để được hỗ trợ và được điều trị bằng cách giải ngộ độc rượu nhanh nhất và phù hợp nhất.

Nguyên tắc điều trị ngộ độc rượu chủ yếu là nâng đỡ, ổn định và điều trị các triệu chứng, biến chứng. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo đường thở.

Bệnh nhân được chẩn đoán phân biệt với ethanol, methanol hoặc kết hợp cả hai để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bệnh nhân hôn mê thì phải phân biệt với các nguyên nhân khác như đái tháo đường, dùng thuốc an thần,…

Sau khi sơ cứu kịp thời, tùy theo nguyên nhân và mức độ ngộ độc mà có nhiều biện pháp xử lý khác nhau.

Ngộ độc ethanol

Mức độ nhẹ: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi. Hầu hết các bệnh nhân sẽ được truyền tĩnh mạch truyền dịch tĩnh mạch để cải thiện tình trạng mất nước, truyền glucose tránh tình trạng hạ đường huyết và bổ sung vitamin B trong trường hợp cần thiết.

Mức độ nặng: Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà có những biện pháp xử lý kịp thời:

  • Hôn mê sâu, co giật, ứ đờm, lưỡi tụt, khó thở, thở yếu, ngừng thở: Cho bệnh nhân nằm yên , đặt ống thở, hút đờm, thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy có tăng thông khí (tùy mức độ).
  • Hạ huyết áp: Truyền dịch, có thể dùng thuốc vận mạch nếu cần.
  • Dinh dưỡng: Truyền dextrose 10 – 20% khi hạ đường huyết (truyền dextrose ưu trương để cung cấp năng lượng). Có thể bolus ngay 25 – 50g đường 50 – 100 mL loại glucose 50% nếu hạ đường huyết ban đầu.
  • Tiêm bắp (IM) vitamin B1 100 – 300mg (người lớn) hoặc 50 mg (trẻ em) trước khi truyền dextrose.
  • Nôn nhiều: Tiêm thuốc chống nôn, uống thuốc bao niêm mạc dạ dày, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch.
  • Tiêu cơ vân: Đảm bảo truyền dịch theo CVP, cân bằng điện giải cho bệnh nhân, đảm bảo nước tiểu 150-200 ml/giờ
  • Hạ thân nhiệt: Ủ ấm cho người bệnh.
  • Giải độc và tăng đào thải độc tố:
    • Nếu bệnh nhân đến trong vòng một giờ và chỉ nôn nhẹ, có thể đặt sonde dạ dày. Cân nhắc hút trong trường hợp bệnh nhân đến muộn nhưng uống rượu số lượng lớn.
    • Tăng thải trừ trong trường hợp nặng, thải trừ ethanol nhanh bằng thở máy,  chạy thận nhân tạo có hiệu quả nhưng không bắt buộc. Có thể cân nhắc trong: suy thận, tiêu cơ vân, toan chuyển hóa, mất cân bằng điện giải nặng.

Ngộ độc methanol 

Hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu methanol đều bị bỏ qua vì chủ quan, nhầm lẫn với các triệu chứng say rượu thông thường. Bệnh nhân thường đưa đến bệnh viện khi các triệu chứng đã trở nặng.

Ngoài việc ổn định thể trạng người bệnh (tăng đào thải, ngăn chặn hấp thu, chuyển hóa methanol thành sản phẩm độc) cần sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu và chạy thận nhân tạo khi có bằng chứng rõ ràng.

Điều trị các triệu chứng cơ bản: Tương tự như điều trị ngộ độc ethanol.

Giải độc và loại bỏ các chất độc hại: Nếu bệnh nhân đến trong vòng 1 giờ và chỉ nôn nhẹ, có thể  đặt ống thông mũi. Cũng có thể được xem xét ở những bệnh nhân đến muộn nhưng uống một lượng lớn rượu.

Thúc đẩy loại bỏ độc tố:

  • Đảm bảo lưu lượng nước tiểu: Đảm bảo huyết áp phù hợp và bệnh nhân không bị mất dịch. Tăng lưu lượng nước tiểu và tránh thiểu niệu, nếu bị thiểu niệu có thể dùng thuốc lợi tiểu đường tiêm mạch.
  • Lọc máu: Mang tính quyết định, phụ thuộc vào tình trạng huyết động của bệnh nhân để sử dụng phương thức lọc máu phù hợp (lọc máu thẩm tách, lọc máu liên tụ, lọc màng bụng). Lọc máu được chỉ định trong các trường hợp sau:
    • Nồng độ methanol trong máu >50 mg/dL hoặc khoảng trống ALTT >10mOsm/kg.
    • Bệnh nhân bị toan chuyển hóa rõ bất kể nồng độ methanol.
    • Bệnh nhân có rối loạn về thị giác.
    • Suy thận không đáp ứng với điều trị thường quy.
    • Ngộ độc methanol ở người nghiện rượu không phụ thuộc vào methanol máu.

Sử dụng các chất giải độc đặc hiệu: Ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole) giúp ngăn chặn quá trình chuyển đổi methanol thành các chất độc hại (acid formic và formate). Methanol tự do được loại bỏ khỏi cơ thể bằng thận hoặc lọc máu. Sử dụng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có uống methanol, và có khoảng trống ALTT >10 mOsm/kg khi chưa có kết quả xét nghiệm nồng độ.
  • Nồng độ methanol trong máu >20mg/dL.
  • Toan chuyển hóa không rõ nguyên nhân với khoảng trống ALTT >10 mOsm/kg.

Những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo liên tục hoặc đang chờ chạy thận nhân tạo nên sử dụng ethanol hoặc fomepizole để ngăn quá trình chuyển hóa độc hại của methanol cho đến khi nó được loại bỏ khỏi cơ thể. Không sử dụng ethanol đường uống nếu bệnh nhân đã uống than hoạt tính.

Chăm sóc hỗ trợ:

  • Acid folic hoặc leucovorin, đẩy nhanh quá trình giải độc của cơ thể (chuyển hóa acid formic và formate). Sử dụng 1 – 2mg/kg/lần cứ sau 4 – 6 giờ. Đối với bệnh nhân lọc máu, uống thêm 1 liều trước khi lọc máu và thêm 1 liều khi kết thúc lọc máu.
  • Natri bicarbonate: Đối với toan chuyển hóa, liều được điều chỉnh đến 1 – 2 mEq/kg, pH >7,25 ở cả trẻ em và người lớn.

Lưu ý cần phát hiện và xử trí chấn thương và biến chứng khác nếu có. Trường hợp không biết cách xử lý cũng như không xác định được trường hợp nặng nhẹ, vui lòng liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giỏi để được tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn cách xử lý phù hợp, tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Phòng ngừa ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu xảy ra khi lượng rượu tiêu thụ vượt quá mức đáp ứng của cơ thể, ngay cả đối với sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm. Những tác hại khó lường đối với sức khỏe khi uống phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu có hàm lượng Methanol cao càng làm tăng nguy cơ. Ngay cả khi điều trị thành công, vẫn có thể để lại nhiều di chứng sau này.

Vì vậy, để phòng tránh ngộ độc rượu cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia. Nếu phải uống thì nên uống điều độ, sử dụng các loại đồ uống có cồn có uy tín, có chứng nhận, nguồn gốc rõ ràng trên thị trường.
  • Trong mọi trường hợp, không nên uống rượu hoặc đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc. Không uống rượu có chứa cồn công nghiệp hoặc metanol.
  • Hạn chế uống rượu thảo dược, thực vật, động vật, rượu nấu thủ công không rõ nguồn gốc. Ngộ độc rượu cấp tính hoặc mãn tính dễ phát sinh do các loại rượu này dễ nhiễm độc tố tự nhiên.
  • Nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi uống rượu.

Với những trường hợp sau khi uống rượu, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như sau, cần lập tức đưa đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời:

  • Bất tỉnh, lú lẫn, gọi không trả lời.
  • Bắt đầu co giật.
  • Tay chân tê yếu một bên, bị nói ngọng sau khi đã tỉnh táo 
  • Khó khăn trong việc thở, khò khè, ứ đờm. Thở không đều, cảm giác đuối sức phải thở nhanh.
  • Da môi tím tái, nhợt nhạt.
  • Đi vệ sinh lượng nước tiêu ít hơn bình thường.
  • Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.
  • Đau bụng, đau vùng thượng vị, nôn ói.
  • Cảm giác mệt nhiều không bớt.

Trên đây là tất thông tin bạn cần biết về ngộ độc rượu, cách xử trí cũng như phòng tránh. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần tư vấn thêm thông tin về ngộ độc rượu, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.

Contact Me on Zalo