Nguyên nhân men gan cao mà bạn có thể không ngờ tới

Bài viết được tham vấn từ bác sĩ BSCKII. Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc tổn thương của các tế bào trong gan. Tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ rò rỉ một lượng hóa chất nhất định (bao gồm cả men gan) vào máu cao hơn bình thường, làm tăng men gan.

Men gan cao có thể được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ men gan chỉ tăng nhẹ và mang tính tạm thời. Tuy nhiên, men gan cao đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý mãn tính và nghiêm trọng về gan.

1. Triệu chứng men gan cao

Các loại tăng men gan thường thấy có thể kể đến:

  • Alanine transaminase (ALT)
  • Aspartate transaminase (AST)
  • Alkaline phosphatase (ALP)
  • Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT)

Men gan tăng cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng riêng biệt. Thông thường bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện men gan cao ở những bệnh nhân nghi ngờ bị viêm gan. Các triệu chứng của bệnh viêm gan bao gồm:

  • Vàng da (vàng da và lòng trắng mắt, xuất hiện màng nhầy do các vấn đề về gan).
  • Đau hoặc sưng ở bụng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Nước tiểu đậm màu.
  • Phân màu nhạt.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn không ngon miệng.
men gan cao
Men gan tăng cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng riêng biệt.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm men gan cho những bệnh nhân:

  • Uống nhiều rượu hoặc lạm dụng ma túy.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan.
  • Đang thừa cân.
  • Bị bệnh tiểu đường.

2. Nguyên nhân men gan cao

Tăng men gan có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý và tình trạng cơ thể khác nhau. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bằng cách xem xét các loại thuốc, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, hoặc thực hiện các xét nghiệm và thủ tục khác trong trường hợp cần thiết. Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh men gan cao bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là acetaminophen, hoặc một số loại thuốc theo toa, bao gồm cả thuốc statin (được sử dụng để kiểm soát cholesterol).
  • Uống rượu.
  • Bị suy tim.
  • Bệnh viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Béo phì.

Ngoài ra, các nguyên nhân sau cũng có thể làm tăng men gan trong cơ thể:

  • Viêm gan do rượu (viêm gan nặng do uống quá nhiều rượu).
  • Viêm gan tự miễn (viêm gan do rối loạn tự miễn).
  • Bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten).
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV).
  • Do Vir-rút Epstein-Barr.
  • Hemochromatosis (cơ thể thừa sắt).
  • Ung thư gan.
  • Bạch cầu đơn nhân.
  • Viêm đa cơ (bệnh viêm gây yếu cơ).
  • Nhiễm trùng huyết (một bệnh nhiễm trùng qua đường máu sử dụng hết bạch cầu trung tính nhanh hơn mức chúng có thể được tạo ra).
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Viêm gan nhiễm độc (viêm gan do thuốc hoặc chất độc).
  • Bệnh Wilson (tích trữ quá nhiều đồng trong cơ thể).

3. Điều trị men gan cao

Việc điều trị men gan cao phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tăng men gan của bạn. Men gan tăng cao thường là tình trạng tạm thời và có thể nhanh chóng trở lại bình thường nếu bệnh nhân tuân theo kế hoạch điều trị do bác sĩ khuyến nghị. Những phương pháp dưới đây có thể làm giảm biểu hiện men gan tăng cao của phần lớn các bệnh lý về gan:

men gan cao
Kiểm soát căng thẳng để điều trị men gan cao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.
  • Tập thể dục ít nhất 30’ mỗi ngày.
  • Cố gắng đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ.
  • Giảm bia, rượu.
  • Quản lý lượng đường trong máu.
  • Giảm cân (nếu bệnh nhân bị béo phì).
  • Kiểm soát căng thẳng: Thiền, tập Yoga, viết nhật ký v.v.

Phương pháp điều trị trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm gan phụ thuộc vào gian đoạn cấp tính hay lâu dài. Các phương pháp điều trị viêm gan cấp tính mà bác sĩ có thể đề xuất bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Bổ sung nhiều chất lỏng (nước, các loại thức ăn như cháo, súp v.v.)
  • Tránh sử dụng bia, rượu.
  • Điều trị viêm gan lâu dài thường bao gồm thuốc kháng vi-rút.

4. Bác sĩ điều trị men gan cao

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa, đồng thời là Giảng viên thỉnh giảng cho nhiều trường Đại học lớn.

TS.BS. Hứa Thúy Vi hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Nội tổng quát tại Đại học Y Dược Thành phồ Hồ Chí Minh và đã có hơn 14 năm kinh nghiệm khám và chữa bệnh Nội tiêu hóa – gan mật và Nội soi tiêu hóa.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

Men gan tăng không phải là một dấu hiệu quá nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nhằm chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây men gan cao để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy liên hệ và hỏi ý kiến từ những bác sĩ, phòng khám uy tín.


Nguồn tham khảo: Webmd