Các nhiều nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khác nhau sẽ dẫn đến các biểu hiện của tình trạng này rất đa dạng. Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn cũng gây ra nhiều khó chịu, thậm chí tác động tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày và tinh thần của người bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp chẩn đoán rối loạn tiêu hóa qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là tình trạng co thắt đường ruột bất thường do các cơ vòng tiêu hóa. Thông thường sẽ dẫn đến biểu hiện đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón và nhiều biểu hiện khác. Các nguyên nhân rối loạn tiêu hóa diễn ra trên 6 tháng vẫn tồn tại được gọi là rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, có khi rầm rộ, cũng có thể chỉ âm ỉ mà làm phiền phức nhiều cho người bệnh. Tình huống các triệu chứng thực thể rất nghèo nàn nên dễ bị người bệnh bỏ sót, đặc biệt là các bệnh chức năng của dạ dày – đại tràng hoặc trong thời kỳ đầu của các bệnh lý tiêu hóa do thực thể. Trong các tổn thương chức năng này thì sự phát hiện của một vài các triệu chứng thực thể là yếu tố quan trọng để xác định nguyên nhân rối loạn tiêu hóa cụ thể.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa – Bệnh lý ống tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể bắt nguồn từ các bệnh lý tại ống tiêu hóa bao gồm từ trên xuống là dạ dày, ruột non và ruột già. Các bệnh lý tại ống tiêu hóa dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn, thường bao gồm sau đây.
Bệnh dạ dày
- Bệnh suy giảm chức năng dạ dày (khó tiêu chức năng).
- Viêm dạ dày cấp và mạn, có hoặc không nhiễm vi khuẩn Hp kèm theo.
- Đợt tiến triển của loét dạ dày – hành tá tràng mạn tình.
- Polyp dạ dày hoặc Ung thư dạ dày.
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở dạ dày thường là đau bụng vùng thượng vị và các triệu chứng kèm theo: Buồn nôn hoặc nôn thực sự, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng, ăn nhanh no và mau đói.
Bệnh ruột non
- Viêm ruột non miễn dịch đặc hiệu hay không đặc hiệu.
- Các bệnh lý khác của ruột non như polyp nhưng hiếm gặp.
Sau các bữa ăn thịnh soạn thì người bệnh thường rất khó chịu, căng tức bụng và có khi trằn trọc không ngủ được, thậm chí có cảm giác nôn ra hết thức ăn mới dễ chịu lại được.
Bệnh đại tràng
- Bệnh rối loạn đại tràng chức năng, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích.
- Viêm đại tràng có tổn thương đặc hiệu: Lao hồi manh tràng.
- Viêm đại tràng không đặc hiệu: Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng bẩm sinh
- Polyp đại – trực tràng hoặc Ung thư đại – trực tràng.
Nhóm nguyên nhân rối loạn tiêu hóa này sẽ có các biểu hiện của thay đổi thói quen đại tiện. Bao gồm: Tiêu chảy, táo bón hoặc kết hợp xen kẽ lúc tiêu chảy và lúc táo bón. Biến đổi tính chất phân có nhiều nhầy, có máu tươi hoặc đen, … Còn có thể khiến người bệnh khó đi ngoài, không có cảm giác hết phân hoặc luôn có cảm giác mót rặn.
Các nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ngoài đường ruột
Bên cạnh các vấn đề tại ống tiêu hóa của người bệnh, thì tình trạng rối loạn này còn có thể gây ra bởi những bệnh lý tại cơ quan khác như:
Bệnh lý về tụy
- Viêm tụy mạn tính hoặc cấp tính (do sỏi).
- Ung thư tụy hoặc Ung thư quanh bóng Vater.
Bệnh lý tại gan
- Viêm gan cấp virus hoặc do rượu.
- Viêm gan mạn do gan nhiễm mỡ hoặc do virus.
- Xơ gan giai đoạn tiến triển.
- Ung thư gan hoặc khối u trong gan (áp-xe gan).
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa thuộc cơ quan gan sẽ thường thấy có ình trạng chán ăn: Chán ăn có thể có tính chất chọn lọc (sợ cá, tôm, mắm,…) hoặc chán ăn chung làm cho người bệnh ăn uống kém và gầy sút cân nhanh.
Bệnh của đường mật
- Viêm túi mật cấp hoặc mạn.
- Sỏi đường mật kẹt cổ túi mật.
- Rối loạn chức năng cơ vòng đường mật.
Người bệnh sẽ dễ cảm thấy ì ạch ăn không tiêu thường xảy ra sau khi ăn các thức ăn nhiều mỡ, các thức ăn khó tiêu hoặc là thức ăn lạ. Đây là biểu hiện khá phổ biến gây phiền phức cho người bị nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do đường mật có vấn đề.
Bệnh lý ổ bụng
- Lao nguyên phát hoặc thứ phát trong màng bụng.
- Ung thư màng phúc mạc bụng.
- Các bệnh lý mạch máu hoặc hạch mạc treo.
Các bệnh lý toàn thân
- Bệnh lý cơ quan tuyến giáp.
- Bệnh lý tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa này sẽ biểu hiện thể trạng của người bệnh có thể hoàn toàn bình thường hoặc bị suy sụp ít nhiều tùy theo tính chất cơ năng hay thực thể, lành tính hay ác tính và mức độ thời gian kéo dài của tình trạng bệnh mạn tính.
Chẩn đoán nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Lưu ý trong chẩn đoán
Chẩn đoán nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kéo dài thường sẽ gặp nhiều khó khăn là do bộ máy tiêu hóa có nhiều bộ phận và phân đoạn khá phức tạp. Mỗi một đoạn nhất định đều có nhiều bệnh lý mạn tính có thể là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa thường gặp. Do đó cần phải khai thác kỹ bệnh sử, phối hợp được các triệu chứng kèm theo để hướng đến các chẩn đoán phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán
Các thăm dò xét nghiệm cần thiết giúp bạn và bác sĩ để tìm ra nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở người lớn bao gồm:
- Xét nghiệm phân: Tìm ký sinh trùng như trứng giun, sán để dùng đúng thuốc điều trị.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra công thức máu, men gan, men tụy, chức năng tuyến giáp và các marker của tế bào ung thư đường tiêu hóa.
- Chọc dịch màng bụng nếu có dịch báng bụng để làm xét nghiệm xác định dịch tiết hay dịch thấm, có thể cấy dịch để tìm vi khuẩn gây bệnh trong dịch ổ bụng.
- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá tổn thương tổng quát đường ruột và gan – mật – tụy hoặc dịch trong ổ bụng.
- Nội soi dạ dày – đại tràng – ruột non để phát hiện các tổn thương viêm – loét – ung thư nằm trên niêm mạc và thành ruột.
Bài viết trên đây đã cung cấp các nguyên nhân rối loạn tiêu hóa cùng với triệu chứng đặc hiệu của từng nhóm nguyên nhân. Đồng thời cũng giới thiệu các biện pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác được bệnh. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm để được khai thác, thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.