Sự tắc nghẽn trong niêm mạc của ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau ruột thừa (hay còn gọi là viêm ruột thừa). Vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khiến ruột thừa bị viêm, sưng tấy và chứa đầy mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, đau ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như hình thành túi mủ trong ổ bụng, viêm ruột thừa cấp hay ruột thừa bị vỡ (đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng cần phải phẫu thuật ngay lập tức để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng).
Chúng ta thường phân biệt đau ruột thừa với các bệnh lý tiêu hoá khác thông qua xác định Đau ruột thừa bên nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một số dấu hiệu đau ruột thừa mà bạn cần phải quan tâm và lưu ý và phương pháp điều trị đau ruột thừa.
Tóm tắt nội dung
1. Triệu chứng đau ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa – một cấu trúc hình ống nhỏ có hình dạng như ngón tay, xuất phát từ ruột kết ở phía dưới bên phải bụng – bị viêm. Bất kỳ ai cũng có thể bị đau ruột thừa, nhưng tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải
Vị trí đau ruột thừa thường ngẫu nhiên, có thể bắt đầu từ nhiều vị trí khác nhau trong ổ bụng, từ 1 đến 3 giờ sau khu trú về hố chậu phải. Tuy nhiên ở hầu hết mọi người, cơn đau ruột thừa sẽ bắt đầu xung quanh rốn và sau đó di chuyển gây ra cơn đau ở bụng dưới bên phải của bệnh nhân. Khi bạn mang thai, cơn đau có thể xuất hiện ở vùng bụng trên vì lúc này ruột thừa cao hơn bình thường.
Triệu chứng đau ruột thừa
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa có thể bao gồm:
- Đau đột ngột bắt đầu ở bên phải của bụng dưới.
- Cơn đau đột ngột bắt đầu quanh rốn (và thường) chuyển sang vùng bụng dưới bên phải.
- Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân thực hiện những hành vi như ho, đi bộ v.v.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Ăn mất ngon.
- Sốt nhẹ hoặc có thể nặng hơn khi bệnh tiến triển.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Chướng bụng.
- Đầy hơi.
Hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ tiêu hoá nếu các triệu chứng trên trở nên trầm trọng hoặc bạn bị đau bụng dữ dội.
2. Cách điều trị đau ruột thừa
Thông thường, việc điều trị đau ruột thừa cần phải được tiến hành bằng cách phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được tiêm một liều thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành quá trình cắt bỏ ruột thừa bằng cách rạch một đường dài khoảng 5 đến 10cm để mở bụng, hoặc phẫu thuật nội soi thông qua một vài vết rạch nhỏ ở bụng. Trong quá trình phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt và một máy quay phim vào bụng để cắt bỏ ruột thừa.
Phẫu thuật nội soi cho phép bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, ít đau đớn và hạn chế để lại sẹo. Phương pháp này thường là sự lựa chọn tối ưu hơn cả đối với những bệnh nhân lớn tuổi và những người bị béo phì.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi không thích hợp để điều trị cho tất cả mọi đối tượng. Nếu ruột thừa đã vỡ và nhiễm trùng lan ra ngoài ruột thừa hoặc bệnh nhân bị áp xe, bác sĩ cần phải phẫu thuật mở bụng để làm sạch khoang bụng. Bệnh nhân có thể cần thời gian phục hồi và nghỉ ngơi sau phẫu thuật từ 1 đến 2 ngày.
Chăm sóc tại nhà hậu phẫu thuật
Một vài tuần đầu tiên sau khi phẫu bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Một số biện pháp dưới đây sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn:
- Tránh hoạt động gắng sức: Nếu phẫu thuật cắt ruột thừa được thực hiện bằng phương pháp nội soi, hãy hạn chế các hoạt động thể chất trong 3-5 ngày, và 10-14 ngày nếu bạn phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống.
- Đỡ bụng khi ho: Đặt một chiếc gối lên bụng và chườm trước khi ho, cười hoặc di chuyển để giúp giảm đau.
- Liên hệ bác sĩ nếu thuốc giảm đau không hiệu quả.
- Hãy đứng dậy và di chuyển khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Bắt đầu một cách từ từ và tăng hoạt động khi bạn cảm thấy thích hợp.
- Ngủ khi mệt mỏi: Khi cơ thể trong quá trình lành lại, bạn có thể thấy buồn ngủ hơn bình thường. Hãy thoải mái và nghỉ ngơi khi bạn cần.
- Trẻ em có thể trở lại trường học ít hơn một tuần sau khi phẫu thuật, tuy nhiên cần mất từ hai đến bốn tuần sau đó để tham gia các hoạt động thể chất.
Bác sĩ điều trị đau ruột thừa
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa, đồng thời là Giảng viên thỉnh giảng cho nhiều trường Đại học lớn.
TS.BS. Hứa Thúy Vi hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Nội tổng quát tại Đại học Y Dược Thành phồ Hồ Chí Minh và đã có hơn 14 năm kinh nghiệm khám và chữa bệnh Nội tiêu hóa – gan mật và Nội soi tiêu hóa.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.
Đau ruột thừa là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy liên hệ với bác sĩ tiêu hóa nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc các triệu chứng có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết được tham vấn từ bác sĩ BSCKII. Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Nguồn tham khảo: Webmd