Thủng trực tràng: Căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Thủng trực tràng là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, căn bệnh thường gặp này vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thông tin về bệnh thủng trực tràng.

Trực tràng là bộ phận nào và bệnh thủng trực tràng là gì?

Trực tràng là một bộ phân của đại tràng thuộc cơ quan tiêu hóa, đây thực chất là một đoạn ruột nối giữa đại tràng và ống hậu môn dài từ 11 – 15cm. Trực tràng được cấu tạo bởi 5 lớp gồm: Lớp niêm mạc – lớp dưới niêm mạc – lớp cơ – lớp dưới thanh mạc – lớp thanh mạc. Trực tràng có chức năng giữ chất thải và tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải.

Thủng trực tràng là một lỗ xuất hiện trên thành trực tràng, khiến cho chất lỏng và phân bên trong trực tràng bị rò rỉ ra ngoài, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào khoang bụng và dễ dẫn đến tình rạng viêm phúc mạc, viêm nhiễm màng bụng hoặc hình thành áp-xe.

Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Nguyên nhân thủng trực tràng

Có rất nhiều nguyên nhân gây thủng trực tràng như là:

  • Trực tràng đã bị viêm loét lâu ngày, xoắn hoặc ung thư trực tràng.
  • Sau phẫu thuật nội soi, có thể xảy ra chấn thương và dẫn đến thủng trực tràng.
  • Do xạ trị ung thư tử cung (ở nữ giới).
  • Nuốt phải hóa chất cũng có thể là nguyên nhân bị thủng trực tràng.
  • Do tác động từ bên ngoài, đặc biệt là do vật sắc nhọn chọc vào bụng.
Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Các dấu hiệu thủng trực tràng

Dấu hiệu khởi phát thủng trực tràng có thể chỉ là nôn, buồn nôn, sau đó đau tức vùng bụng dưới. Các triệu chứng ban đầu này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác. Sau đó, mức độ triệu chứng bệnh thủng trực tràng sẽ tăng lên và rõ ràng hơn như:

  • Đau bụng mức độ nặng nề như bị dao đâm, ổ bụng căng cứng, đau có thể lan tỏa khắp vùng bụng.
  • Bí trung – đại tiện
  • Khi đại tiện, phân có thể kèm theo máu.
  • Người bệnh có thể sốt cao, sốc phản vệ.

Người bệnh thủng trực tràng cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Vậy thủng trực tràng có nguy hiểm không?

Thủng trực tràng là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể gây gây chảy máu ồ ạt, đồng thời dịch và phân từ trực tràng sẽ tràn ra gây viêm phúc mạc. Biến chứng của thủng trực tràng đều nghiêm trọng, bao gồm viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Cả hai nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Điều trị càng lâu càng bị trì hoãn thì càng gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong. Trên thực tế, nhiễm trùng huyết gây tử vong trên 30%, đặc biệt nguy hiểm đối với người già, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh mãn tính.

Tiên lượng phẫu thuật cấp cứu thủng trực tràng thành công khá cao trong các trường hợp. Tuy nhiên, cần có sự chẩn đoán sớm vấn đề và chăm sóc y tế kịp thời.

Bệnh nhân cần chú ý các yếu tố như thời gian xảy ra các triệu chứng, nhiệt độ cơ thể và tri giác trong suốt quá trình bệnh. Đừng trì hoãn việc tới các cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Có thể nhầm lẫn, nhưng còn hơn là tăng nguy hiểm nếu bạn điều trị thủng trực tràng quá trễ.

Chẩn đoán thủng trực tràng

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bạn bị thủng trực tràng,, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng bệnh, tiền sử bệnh và khám sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mất máu.

Ngoài ra, các kiểm tra hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT hoặc MRI có thể hữu ích để chẩn đoán thủng trực tràng. Khi một lỗ thủng xảy ra trong ruột, không khí và các chất tiêu hóa sẽ đi vào khoang phúc mạc, do đó có thể phát hiện được trên X-quang hoặc siêu âm. Đối với các trường hợp khó phát hiện hơn các bác sĩ cần phải chụp CT hoặc MRI tiêm thuốc cản quang cho bạn để quan sát vết thủng rõ ràng hơn.

Trong các trường hợp khác, bạn cần thực hiện thủ thuật nội soi để xác định vị trí vết rách.

Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Các cách phẫu thuật chữa trị thủng trực tràng

Các phương pháp chủ yếu để điều trị thủng trực tràng là:

  • Phẫu thuật khâu lỗ thủng trực tràng: Mục tiêu của phương pháp này là để đóng lỗ thủng và loại bỏ các nguyên nhân gây viêm phúc mạc như phân, dịch.
  • Điều trị nội khoa: Nếu như lỗ thủng trực tràng đã được tự đóng, bệnh nhân có thể không cần phẫu thuật. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc phù hợp.
  • Có thể cắt bỏ một phần trực tràng: Thông thường là cắt phần trực tràng bị thủng (đã bị bệnh từ trước đó) rồi nối lại.
Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Phòng tránh bị thủng trực tràng

Nguyên nhân chủ yếu gây thủng trực tràng là do mắc các bệnh lý liên quan đến trực tràng như viêm loét, ung thư, u, … Do đó, để phòng tránh thủng trực tràng, chúng ta nên:

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: uống đủ nước, chọn thực phẩm sạch, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và không ăn thực phẩm ôi thiu, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Không sử dụng thực phẩm gây kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê…
  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no
  • Không vận động mạnh và làm việc căng thẳng sau khi ăn.

Sinh hoạt lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng quát
  • Hạn chế căng thẳng, stress, không thức quá khuya và làm việc quá sức.
  • Không hút thuốc lá
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến trực tràng để điều trị sớm và dứt điểm.
Thủng trực tràng
Thủng trực tràng: căn bệnh nguy hiểm thường gặp

Tóm lại, thủng trực tràng là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng căng cứng và đi đại tiện ra máu, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.