Trĩ hỗn hợp và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Trĩ thường được biết tới dưới dạng trĩ nội, trĩ ngoại, mặt khác trĩ hỗn hợp vẫn còn là một khái niệm khá lạ với đại chúng. Để tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng về loại bệnh trĩ này, hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một dạng bệnh trĩ phức tạp hơn so với trĩ nội và trĩ ngoại – hai loại trĩ vốn chỉ cần yếu tố trên hay dưới đường lược ở oosg môn để phân chia theo vị trí giải phẫu. Có thể hiểu trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại khi có cả các búi trĩ nội và trĩ ngoại xen kẽ với nhau.

Do tính chất kết hợp sang thương như vậy nên trĩ hỗn hợp sẽ gây các biểu hiện của cả trĩ nội, trĩ ngoại, người bệnh sẽ thấy khó chịu và bất tiện nhiều hơn, đặc biệt là trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, bệnh còn gây những khó khăn nhất định trong việc xây dựng kế hoạch điều trị so với các loại trĩ khác. Bệnh thường kết hợp cả các phương pháp điều trị trĩ ngoại và trĩ nội cùng một lúc để hiệu quả điều trị đạt được tối ưu đồng thời có thể điều trị dứt bệnh. Người bệnh cũng cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp gây ra bởi các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:

  • Táo bón kéo dài thường xuyên: phân sẽ bị ứ đọng lại các quai trực tràng làm tăng áp lực trong ổ bụng hơn bình thường. Người bệnh khi đi đại tiện phải dùng nhiều sức lực để rặn. Khi bệnh nhân rặn mạnh thường xuyênn, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn, hệ thống dây chằng quanh hậu môn sẽ ngày càng giãn dần và trở nên lỏng lẻo, sức co kéo không còn tốt như trước như trước. Nguy cơ tạo thành các búi trĩ trong và ngoài hậu môn, gọi là trĩ hỗn hợp.
  • Do tính chất công việc: người thường xuyên làm các công việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều hay thường xuyên kuana vác vật nặng… sẽ có nguy cơ ảnh hưởng chức năng của các shunt động, tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Các búi trĩ bị chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các, từ đó tạo thành các búi trĩ căng to, sưng phồng, dễ bị cọ sát khi đi ngoài có thể gây chảu máu khi đại tiện.
  • Chế độ ăn uống chưa lành mạnh: chế độ ăn không khoa học cũng là một nguyên nhân dẫn đến trĩ hỗn hợp. Thói quen ăn uống nhiều thịt, nhiều chất đạm nhưng lại ít ăn chất xơ như rau, củ và lười uống nước có thể dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài và sau đó gây ra nhiều hậu quả về trĩ nghiêm trọng hơn.
  • Trĩ hỗn hợp ở người cao tuổi: một số nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng cao thì các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng càng bị tụt xuống dưới, kèm với sự suy yếu của hệ tiêu hóa. Khi đó chỉ một áp lực tác động đủ lớn như tình trạng táo bón cũng có thể làm cho các tĩnh mạch bị tổn thương, sưng phồng và viêm nhiễm.
  • Yếu tố tâm lý: tưởng như tâm lý không có ảnh hưởng gì nhưng thực chất nó lại có mối liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Náp lực tâm lý, căng thẳng, stress,… đặc biệt là khi mang thai cũng góp phần dẫn đến tình trạng trĩ.

Triệu chứng thường gặp của trĩ hỗn hợp là sự pha trộn giữa các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Hình thành các búi trĩ ở hậu môn – trực tràng
  • Xuất hiện hiện tượng đau đớn, đau rát, ngứa gáy và ẩm ướt ở vùng hậu môn.
  • Chảy máu khi đi đại tiện (đi tiêu phân lẫn máu, đi tiêu phân đen) là biểu hiện thường gặp nhất. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi có lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nếu lượng máu ít thì rất khó phát hiện.
  • Cảm giác ướng víu như có vật chặn trong và ngoài hậu môn.

Vì được hình thành từ hai loại trĩ nội và ngoài do đó nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng thường gặp như sau:

  • Máu chảy nhiều khiến bệnh nhân dễ dàng rơi vào tình trạng mất máu cấp hoặc lâu ngày có thể gây ra chứng thiếu máu mạn tính nghiêm trọng.
  • Búi trĩ có thể góp phần gây ra sự nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.
  • Khả năng mắc các bệnh lý phụ khoa ở nữ.

Phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp

Với mức độ phức tạp của bệnh, người mắc trĩ hỗn hợp không nên tự ý thực hiện điều trị tại nhà mà cần phải đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng để nhận được sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Trĩ hỗn hợp có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Uống hoặc sử dụng thuốc bôi trĩ, tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc phù hợp để hỗ trợ làm xẹp búi trĩ, kháng viêm để hạn chế nhiễm trùng..
  • Khi bệnh ở mức độ nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bệnh nhân mà các biện pháp nội khoa không đáp ứng hoặc đáp ứng kém thì sử dụng các phương pháp ngoại khoa: phương pháp chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, kẹp trĩ, phẫu thuật Longo.

Việc lựa chọn phương pháp điêu trị cần được đánh giá cẩn thận trên lâm sàng cũng như đáp ứng của cơ thể người bệnh với những bước xử trí ban đầu. Việc người bệnh cần làm là tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống và tái khám thường xuyên để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả và an toàn nhất.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Trĩ hỗn hợp và những thông tin quan trọng bạn cần biết”. Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm thông tin bổ ích về bệnh lý trĩ hỗn hợp và cách điều trị căn bệnh này.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS