Trĩ nội có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị?

Trĩ là một căn bệnh được nhiều người quan tâm trong đó câu hỏi thường được đặt ra là trĩ nội có nguy hiểm không. Để trả lời vấn đề này hãy cùng Docosan tìm hiểu xem bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

Trĩ nội là bệnh gì?

Trĩ nội có cơ chế sinh bệnh là sự sưng, phình to, căng giãn hệ mao mạch, tĩnh mạch trĩ trên đường lược. Người bệnh có thể cảm thấy những dấu hiệu khó chịu ảnh hưởng dưới nhiều mức độ lên đời sống hàng ngày. Hầu hết các trường hợp người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội, nhưng nếu búi trĩ sa ra ngoài một cách tự nhiên hoặc đi theo phân thì người bệnh có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Với tính chất nằm ẩn bên trong ống hậu môn – trực tràng do đó bệnh trĩ nội thường gây khó khăn trong chẩn đoán hơn so với trĩ ngoại. Nam giới có hệ thống cơ sàn chậu chắc nên trĩ nội ít sa ra ngoài hơn so với nữ giới, nên thường chỉ phát hiện bệnh khi có xuất huyết tiêu hóa dưới. Bệnh trĩ nội có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là độ tuổi thanh niên, trung niên.

Vậy bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Hãy cùng điểm qua các phân độ trĩ để hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của bệnh. Phân độ trĩ nội bao gồm 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên và cũng là nhẹ nhất của bệnh. Về cơ chế của bệnh, mạng lưới tĩnh mạch trĩ tại hậu môn và trực tràng đoạn dưới bị phình giãn tạo thành dạng búi trĩ có kích thước nhỏ. Búi trĩ cấp 1 chỉ nằm bên trong lòng trực tràng và không bị sa ra ngoài nên bệnh nhân không có cảm giác đau.
  • Cấp độ 2: Ở phân độ trĩ nội cấp 2, xuất huyết tiêu hóa dưới có thể diễn tiến nặng hơn so với độ 1. Kích thước búi trĩ có phần to lên, căng giãn nhiều. Do đó búi trĩ độ 2 có thể lòi ra khỏi hậu môn nhưng có khả năng tự co hồi về được.
  • Cấp độ 3: Triệu chứng của phân độ trĩ nội cấp 3 thường gặp là cảm giác ngứa, đau, người bệnh than phiền rằng có cảm giác khó chịu hơn hẳn khi bệnh ở giai đoạn đầu. Lúc này kích thước búi trĩ khá to, niêm mạc hậu môn cũng dày lên do đó khi búi trĩ lòi ra ngoài thì không thể quay về vị trí ban đầu được.
  • Cấp độ 4: Phân độ trĩ nội ở cấp 4 là mức nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, hình ảnh sang thường tìm thấy là búi trĩ sưng phồng, lòi ra ngoài, hiếm xảy ra xuất huyết do không được cấp máu nuôi. Bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc tự vệ sinh hậu môn nên dễ xảy ra nhiễm trùng, viêm loét, trường hợp nặng hơn có thể gây hoại tử búi trĩ.

Bị trĩ nội có nguy hiểm không?

Trĩ nội có nguy hiểm không một phần phụ thuộc vào cấp độ trĩ. Có thể thấy rằng mức độ trĩ càng cao, như độ 3 độ 4 thì mức độ nguy hiểm cao hơn, tỉ lệ biến chứng càng cao hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng, sa búi trĩ, xuất huyết tiêu hóa thường gặp hơn ở các cấp độ cao.

Điều này không đồng nghĩa với việc trĩ cấp độ 1, 2 là không nguy hiểm. Bệnh sẽ nguy hiểm nếu bạn không tuân thủ các nguyên tắc điều trị, không thay đổi sang một lối sống lành mạnh. Việc tự ti, mặc cảm về bệnh mà ngần ngại chuyện đi khám và điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và tỉ lệ biến chứng cao hơn dù bệnh ở cấp độ thấp.

Để trả lời câu hỏi bệnh trĩ nội có nguy hiểm không hãy cùng điểm qua các biến chứng có thể gặp của căn bệnh này nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời:

  • Biến chứng bên ngoài: do ảnh hưởng của ma sát gây trầy xước, viêm loét hậu môn, đau rát kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Sự lưu thông máu nuôi của tĩnh mạch bị tắc nghẽn làm sưng phồng búi trĩ, kèm với hiện tượng viêm, nhiễm trùng có thể dẫn tới hoại tử.
  • Các lo lắng, bất an, stress và tâm lý mặc cảm về bệnh có thể khiến người bệnh stress, rối loạn lo âu và các biến chứng bệnh tâm lý khác.
  • Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể chuyển sang các giai đoạn bệnh nặng hơn các biến chứng dễ xảy ra hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Bệnh kéo dài không được điều trị sẽ gây chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu cấp hoặc mạn nghiêm trọng làm cho đề kháng suy giảm, suy giảm trí nhớ.
  • Nữ giới mắc bệnh trĩ nội có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm niệu đạo ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản sau này.
  • Búi trĩ nếu sa ra ngoài có thể gây tắc nghẽn hậu môn hạn chế sự lưu thông máu dễ dẫn đến viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ.
  • Nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư trực tràng vì bệnh lý này có nguy cơ tử vong rất cao.

Cách điều trị trĩ nội

Đi kèm với thắc mắc trĩ nội có nguy hiểm không, bệnh nhân cũng rất quan tâm đến cách điều trị trĩ nội tại nhà. Hiện nay bác sĩ thường khuyên bệnh nhân kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các phương pháp điều trị trĩ nội được thực hiện tại cơ sở điều trị

  • Thắt dây cao su: dùng dây cao su để thắt gốc tại búi trĩ, búi trĩ sẽ khô và rụng sau 1 tuần. Thủ thuật này được chỉ định trong các trường hợp bệnh trĩ nhẹ.
  • Chích xơ:tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm cho búi trĩ teo đi.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo.
  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: có thể áp dụng cho các trường hợp trĩ hỗn hợp

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà

  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất xơ có trong nhóm rau củ quả, giúp phân mềm, tránh táo bón và đau đớn khi đi tiêu.
  • Tuân thủ các chỉ định về thuốc uống và thuốc bôi cũng như các dặn dò của bác sĩ điều trị để cải thiện tuần hoàn máu.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo nạp đủ lượng nước cho cơ thể từ 2-2.5 lít mỗi ngày hoặc có thể tăng giảm thêm theo nhu cầu.
  • Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, đối với người nghiện rượu cần cai rượu trước khi mắc các bệnh lý như xơ gan.
  • Thường xuyên tập thể dục: luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,… 30 phút mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Trĩ nội có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị?hứng và cách điều trị”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ và nắm được nguyên tắc điều trị bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS