Trĩ nội trĩ ngoại: Cách phân biệt và điều trị

Khi tìm hiểu về bệnh trĩ, câu hỏi trĩ nội trĩ ngoại là gì, cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như thế nào hẳn là một trong những thắc mắc hàng đầu được quan tâm. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về căn bệnh tương đối phổ biến này cũng như cách phân loại, điều trị, phòng ngừa bệnh trong bài viết dưới đây.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CKII Trần Dư Đông, chuyên khoa Ngoại Tổng hợp, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health.

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Trĩ là thuật ngữ chỉ sự dịch chuyển đi xuống của đệm hậu môn, trong đó gây giãn nở các búi tĩnh mạch trĩ do gia tăng áp lực thường xuyên cùng với cấu trúc mô liên kết nâng đỡ hậu môn ngày càng suy yếu qua thời gian. Hậu quả tất yếu là các búi trĩ dần sa ra khỏi lỗ hậu môn.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều
  • Tăng áp lực ổ bụng: do bệnh phổi; ngồi lâu, đứng lâu; làm việc nặng, quá sức
  • U bướu vùng hậu môn – trực tràng
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Quan hệ qua đường hậu môn
  • Lớn tuổi

Triệu chứng của bệnh trĩ:

  • Đi tiêu ra máu: bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu ra máu. Khi đi tiêu bệnh nhân phát hiện máu đỏ tươi dính trên phân, bồn cầu hoặc giấy vệ sinh. Lượng máu có thể ít hoặc nhiều rỉ rả thành giọt. Thường đi tiêu không đau.
  • Một khối nhô lên vùng hậu môn, bệnh nhân có thể tự sờ thấy khi đi tiêu hoặc lúc ngồi xổm.
  • Vùng hậu môn ẩm ướt và ngứa do sự bài xuất dịch nhầy, chất tiết.
  • Búi trĩ có thể gây sưng vùng hậu môn, đau, rát.
  • Soi hậu môn trực tràng dễ dàng phát hiện trĩ nội và các bệnh lý khác như polyp.

Biến chứng của trĩ nội trĩ ngoại:

  • Thiếu máu mạn tính: do mất máu khi đi tiêu thời gian dài, bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, có thể sụt cân
  • Tắc mạch gây sưng, viêm, hoại tử búi trĩ
  • Vỡ búi trĩ
  • Suy giảm hoạt động cơ thắt hậu môn
  • Viêm vùng hậu môn, nứt hậu môn, rò hậu môn

Bệnh trĩ có thể phân thành nhiều loại nhưng thường gặp nhất là 2 loại là trĩ nội trĩ ngoại.

trĩ nội trĩ ngoại

Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại

Trĩ nội trĩ ngoại được phân loại dựa trên vị trí giải phẫu nơi búi trĩ sa xuống:

  • Trĩ nội thường xuất hiện ở trên đường lược hậu môn, nằm trong lòng ống hậu môn. Trĩ nội được bao phủ bởi biểu mô hình trụ hoặc chuyển tiếp, bề mặt không có dây thần kinh cảm giác.
  • Trĩ ngoại xuất hiện bên dưới đường lược hậu môn, do đó nằm ngoài ống hậu môn. Trĩ ngoại được bao phủ bởi lớp da hậu môn nhạy với cảm giác tiếp xúc, nhiệt độ và căng kéo vì chi phối bởi dây thần kinh tạng.

Do đó, trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường và có thể dùng tay sờ được. Trong khi đó trĩ nội khó nhìn thấy hơn, chỉ khi trĩ nội sa ra khỏi lỗ hậu môn (trĩ nội độ 2 trở lên), bạn mới có thể nhận biết bằng mắt thường khi rặn.

Phân độ nặng của bệnh trĩ nội theo Golihger (1980) chia làm 4 cấp độ:

  • Độ 1: Búi trĩ mới hình thành, kích thước nhỏ, còn nằm trong lòng trực tràng. Người bệnh hầu hết không có cảm giác đau khi bị trĩ nội độ 1, kể cả khi búi trĩ có xuất huyết.
  • Độ 2: Búi trĩ độ 2 sa ra ngoài khi bệnh nhân đi tiêu nhưng có thể tự lên/co vào được, xuất huyết có thể nhiều hơn. Hình ảnh trên nội soi sẽ thấy niêm mạc hậu môn dày, búi trĩ màu đỏ tím và có thể có hiện tượng tiết dịch.
  • Độ 3: Búi trĩ độ 3 sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng không thể tự co hồi, phải đẩy mới lên được. Người bệnh ngứa ngáy, đau rát, than phiền cảm giác khó chịu hơn hẳn 2 cấp độ đầu.
  • Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân gặp khó khăn nhiều khi đi tiêu, thậm chí khi đi lại bình thường vì đau.

Nên lưu ý rằng hầu hết bệnh nhân bị trĩ có sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại (trĩ hỗn hợp).

trĩ nội trĩ ngoại

Điều trị và phòng ngừa trĩ nội trĩ ngoại

Điều trị nội khoa

Thay đổi lối sống rất cần thiết cho người bị trĩ nội trĩ ngoại, nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gia tăng kích thước búi trĩ, bệnh nhân nên:

  • Ăn nhiều chất xơ: ăn nhiều rau và trái cây, lúa mì, yến mạch có tác dụng làm mềm phân và tăng khối lượng phân giúp đi tiêu dễ dàng, tránh táo bón.
  • Hạn chế các chất thực phẩm, hoá chất như rượu bia, đồ cay, đồ dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước cũng giúp làm mềm phân, nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày.
  • Không hoạt động quá mạnh, không ngồi hoặc đứng quá lâu; đặc biệt không ngồi quá lâu khi đi tiêu, không rặn quá mạnh khi đi tiêu.
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng, giảm cân.
  • Đi tiêu ngay khi có cảm giác mắc, vì phân càng ở lâu trong ruột già thì lượng nước trong phân càng bị hấp thụ nhiều, phân khô và cứng hơn.
  • Trĩ ngoại thường được điều trị tốt với thuốc giảm đau và ngâm nước ấm. Ngâm hậu môn ngày 2-3 lần mỗi lần 10-15 phút cải thiện rất tốt triệu chứng.

Điều trị ngoại khoa

Trĩ nội độ 1 và 2 thường áp dụng thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ tại bệnh viện.

Trĩ độ 3 và 4 nội ngoại hỗn hợp cần phẫu thuật cắt trĩ tại bệnh viện.

Không phải chảy máu hậu môn nào cũng là trĩ, tuy nhiên khi phát hiện có bất thường như vậy người bệnh nên đến cơ sở y tế sớm nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu mắc phải trĩ nội trĩ ngoại, điều trị sớm sẽ tránh làm tăng độ trĩ, giảm nguy cơ gây biến chứng nhiễm trùng, tắc mạc và có thể không cần can thiệp phẫu thuật.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “ Bạn có biết: Cách phân biệt trĩ nội trĩ ngoại thông thường”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại.

trĩ nội trĩ ngoại

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Trĩ nội có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị?hứng và cách điều trị”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ và nắm được nguyên tắc điều trị bệnh.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo