Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trĩ nội là một bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa, khó phát hiện hơn các loại trĩ thông thường, do đó việc điều trị bệnh cũng khá phức tạp do vị trí của búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng. Hôm nay Docosan sẽ giúp bạn tìm hiểu xem trĩ nội là gì, và điều trị bệnh trĩ nội như thế nào nhé!

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ là sự giãn nở của đám rối tĩnh mạch trĩ tại ống hậu môn hoặc phần thấp của trực tràng. Trĩ gây đau nhiều, và đem lại cảm giác cực kì khó chịu cho bệnh nhân, nhất là khi đi cầu. Bạn có thể nghi ngờ mình bị trĩ khi bị chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng (xuất huyết tiêu hóa dưới). Các thống kê cho thấy có khoảng 1/20 người Mĩ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt chúng chiếm đa số ở những người trung niên trên 50 tuổi (khoảng 50%), và tỷ lệ nam mắc bệnh trĩ cao gấp đôi phái nữ.

Bệnh trĩ được phân làm 2 loại dựa vào cấu trúc giải phẫu của ống hậu môn:

Trĩ nội
Cấu trúc ống hậu môn
  • Trĩ ngoại: từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài và nằm dưới đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi biểu mô lát tầng (biểu mô của da hậu môn).
Trĩ nội
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại
  • Trĩ nội: từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm phía trên đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi biểu mô tuyến của trực tràng.

Các triệu chứng trĩ nội

Như đã nêu trên, trĩ nội nằm rất sâu bên trong trực tràng nơi mà bạn thường không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy chúng. Đồng thời trĩ nội ít gây đau vì bạn có ít dây thần kinh cảm giác đau ở đó. Các biểu hiện trĩ nội phổ biến như sau:

  • Đại tiện ra phân lẫn máu đỏ tươi. Giai đoạn đầu chảy máu khá kín đáo, thường dính trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau, về sau đi cầu phải rặn nhiều, máu có thể chảy thành giọt.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn của bạn. Điều này có thể gây đau, thường xảy ra là khi bạn đi đại tiện. Bạn có thể nhận biết các búi trĩ sa ra ngoài như những khối phồng màu hồng. Thông thường búi trĩ nội tự quay trở lại bên trong. Nếu không, bạn có thể dùng tay đẩy nhẹ búi trĩ trở lại vị trí cũ.

Các dấu hiệu trĩ nội khác có thể kèm theo như:

  • Đau do tắc mạch, do sa búi trĩ, nứt hậu môn hoặc áp xe nằm cạnh hậu môn.
  • Chảy dịch nhầy ở hậu môn (triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng,..)
  • Ngứa do viêm da quanh hậu môn.

Phân độ trĩ nội

  • Trĩ nội độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ nội
Trĩ nội độ 1
  • Trĩ nội độ 2: lúc thường thì búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn thì búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn hay lòi ít ra ngoài. Khi đại tiện xong đứng dậy, búi trĩ tự thụt vào.
Trĩ nội
Trĩ nội độ 12
  • Trĩ nội độ 3: mỗi lần đi đại tiện hay đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Khi đã sa ra ngoài thì phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc phải dùng tay đẩy nhẹ búi trĩ vào trong.
Trĩ nội
Trĩ nội độ 3
  • Trĩ nội độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Lúc này búi trĩ khá to, thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Trĩ nội
Trĩ nội độ 4

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh trĩ nội

Bạn có thể dễ bị trĩ hơn nếu các thành viên khác trong gia đình, như cha mẹ bạn, mắc bệnh này.

Áp lực tích tụ trong trực tràng dưới của bạn có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm cho các tĩnh mạch ở đó sưng lên. Điều đó có thể xảy ra từ:

  • Rặn khi đi tiêu
  • Stress khi bạn vận động thể chất cường độ cao, chẳng hạn như nâng vật nặng
  • Thừa cân, béo phì
  • Mang thai, khi tử cung lớn lên của bạn đè lên các tĩnh mạch của bạn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Những người đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bạn có thể mắc trĩ nội khi bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Ho, hắt hơi và nôn mửa có thể làm cho tình trạng bện trở nên tồi tệ hơn.

Chẩn đoán bệnh trĩ nội như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và các triệu chứng của bạn. Sau đó họ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá búi trĩ cũng như có những bất thường gì ở hậu môn trực tràng kèm theo hay không:

  • Khám ngoài: Bác sĩ sẽ xem hậu môn và trực tràng của bạn để kiểm tra các u cục, sưng tấy, kích ứng, lỗ rò hoặc các vấn đề khác.
  • Khám hậu môn trực tràng (khám trong): Bác sĩ sẽ đeo găng tay, bôi trơn và đưa một ngón tay vào trực tràng của bạn để kiểm tra trương lực cơ và cảm nhận xem có bị đau, cục u hoặc các vấn đề khác hay không.

Để xác định chẩn đoán bệnh trĩ nội hoặc loại trừ các bệnh lý khác, tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

  • Nội soi trực tràng: Bác sĩ sử dụng một ống nhựa ngắn gọi là ống soi để soi vào ống hậu môn của bạn.
  • Nội soi đại tràng sigma: đôi khi bác sĩ sẽ phải sinh thiết (bằng cách chọc kim lấy một mẫu mô) để xác nhận liệu có phải búi trĩ hay là một khối u/ ung thư.
  • Nội soi đại tràng: trong một số trường hợp nếu nghi ngờ tổn thương sâu bác sĩ sẽ đề nghị thêm xét nghiệm này để đánh giá.

Điều trị trĩ nội

Các triệu chứng bệnh trĩ thường tự biến mất. Kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng bệnh trĩ nội của bạn.

Các biện pháp điều trị tại nhà:

  • Thay đổi lối sống đơn giản thường có thể làm giảm các triệu chứng trĩ nhẹ trong vòng 2 đến 7 ngày.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn với thực phẩm bổ sung và trái cây tươi, rau và ngũ cốc.
  • Cố gắng không rặn nhiều khi đi tiêu.
  • Uống nhiều nước hơn có thể giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Tắm nước ấm trong 20 phút vài lần mỗi ngày cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Chườm đá có thể làm dịu cơn đau và sưng tấy.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật: Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại kem bôi và các loại thuốc khác giúp giảm đau, sưng và ngứa.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật: Nếu bạn bị trĩ nội độ 4 hoặc nếu các phương pháp điều trị trên thất bại, bạn có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ có thể sử dụng hóa chất, tia laser, ánh sáng hồng ngoại hoặc dây chun nhỏ để loại bỏ chúng. Nếu búi trĩ quá to hoặc búi trĩ tái phát, bác sĩ có thể dùng dao mổ để cắt và loại bỏ chúng.

Biến chứng bệnh trĩ nội

Tuy hiếm, đôi khi bệnh trĩ nội có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Tắc mạch: Do sự hình thành các cục máu đông nằm trong búi trĩ
  • Thiếu máu: Bạn có thể mất quá nhiều máu nếu bị trĩ lâu ngày và chảy nhiều máu.
  • Sự nhiễm trùng: Máu là chất dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn, đặc biệt hậu môn lại là nơi tập trung rất nhiều. Trĩ nội lâu ngày có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, abcess quanh hậu môn
  • Sa và nghẹt búi trĩ: Búi trĩ nội sa ra ngoài không thể đẩy vào được, sẽ trở nên phù nề tái nhợt, niêm mạc viêm sưng, gây đau và rất khó chịu, cần phải phẫu thuật.

Phòng chống bệnh trĩ

Để ngăn ngừa bệnh trĩ nội tái phát, hãy thử các bước sau:

  • Ăn nhiều chất xơ: Nó giúp thức ăn đi qua hệ thống của bạn dễ dàng hơn. Một cách tốt để có được nó là từ thực phẩm thực vật: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạt, đậu và các loại đậu. Cố gắng bổ sung 20 đến 35 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ: Chúng có thể giúp làm mềm phân nếu bạn không nhận đủ chất xơ từ thực phẩm. Bắt đầu với một lượng nhỏ, và từ từ sử dụng nhiều hơn.
  • Uống đủ nước: Nó sẽ giúp bạn tránh phân cứng và táo bón, do đó bạn ít căng thẳng hơn khi đi tiêu. Trái cây và rau quả, có chất xơ, cũng có nước trong chúng.
  • Tăng cường vận động thể thao: Đi bộ 30 phút mỗi ngày, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu
  • Đừng nhịn đi tiêu, đại tiện ngay khi bạn cảm thấy cần.
  • Hạn chế rặn nhiều khi đi đại tiện: Việc đó làm tăng áp lực lên búi trĩ nội
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lí.

Kết luận

Trĩ nội là một bệnh lý gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy bạn nên làm theo những lời khuyên của chúng tôi để có thể góp phần phòng ngừa bệnh trĩ nội, cũng như hỗ trợ điều trị nếu bạn không may mắc phải nó. Điều quan trọng là cần phải liên hệ bác sĩ ngay nếu bạn nhận ra những triệu chứng của trĩ nội để được điều trị càng sớm càng tốt.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Bệnh trĩ nội: 1 số nguyên nhân, triệu chứng, và điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: webmd.com, my.clevelandclinic.org