Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Trần Quang Đại và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Viêm ruột thừa cấp là tình trạng ruột thừa bị viêm, có hình dạng một túi hình ngón tay xuất hiện từ ruột kết ở phía dưới bên phải của bụng. Ở hầu hết mọi người, cơn đau ruột thừa sẽ bắt đầu quanh rốn sau đó có thể di chuyển sang những vùng khác.
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị viêm ruột thừa, nhưng phổ biến nhất là xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30. Nếu như tình trạng viêm nặng hơn, cơn đau ruột thừa cũng tăng lên và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Trang bị những kiến thức về nguyên nhân và triệu chứng của viêm ruột thừa cấp sẽ giúp cho bạn có thể nhận biết sớm và có biện pháp xử lí phù hợp.
Tóm tắt nội dung
2. Triệu chứng của viêm ruột thừa cấp
Bệnh viêm ruột thừa có thể đi kèm những triệu chứng sau đây.
- Đau đột ngột bắt đầu ở bên phải của bụng dưới hoặc cơn đau đột ngột bắt đầu quanh rốn và chuyển sang vùng bụng dưới bên phải.
- Đau trầm trọng hơn nếu bạn ho, đi bộ hoặc thực hiện một số cử động khác.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Ăn mất ngon.
- Khi bệnh tiến triển bệnh nhân có thể có hiện tượng sốt nhẹ.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Chướng bụng.
- Đầy hơi.
Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn của viêm ruột thừa cấp bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bất kỳ vị trí nào ở bụng trên hoặc dưới, lưng hoặc hạ bộ.
- Đi tiểu đau hoặc khó khăn.
- Nôn mửa trước khi cơn đau bụng bắt đầu.
- Chuột rút nghiêm trọng
- Táo bón hoặc tiêu chảy có nhiều khí thải ra.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Lưu ý là không ăn, uống hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau, thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng hoặc đệm sưởi nào trước khi tới gặp bác sĩ.
Vị trí đau ruột thừa có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và vị trí của ruột thừa. Khi bạn mang thai, cơn đau có thể đến từ bụng trên vì ruột thừa thường cao hơn khi người phụ nữ mang thai.
3. Các biến chứng của viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Ruột thừa bị vỡ: Vết vỡ ở ruột thừa có thể làm lây lan nhiễm trùng khắp bụng (hiện tượng viêm phúc mạc). Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, cần phải phẫu thuật ngay lập tức để cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng.
Túi mủ hình thành trong ổ bụng: Nếu ruột thừa bị vỡ có thể phát triển thành một túi nhiễm trùng (áp xe). Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe bằng cách đặt một ống thông qua thành bụng vào ổ áp xe, ống được giữ nguyên trong khoảng hai tuần và bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng.
Khi đã hết nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đôi khi, ổ áp xe được dẫn lưu và có thể cắt ruột thừa ngay lập tức.
Tại sao bị viêm ruột thừa cấp
Sự tắc nghẽn trong niêm mạc của ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng là nguyên nhân có thể gây ra viêm ruột thừa cấp. Vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khiến ruột thừa bị viêm, sưng tấy và chứa đầy mủ. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ.
4. Cách chữa viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp hầu hết được xem như là một tình trạng khẩn cấp và được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Tiến trình này nên được thực hiện ngay lập tức để tránh khả năng ruột thừa bị vỡ.
Trường hợp nếu bệnh nhân bị áp xe, bác sĩ có thể sẽ thực hiện hai thủ thuật: đầu tiên là dẫn lưu mủ và dịch của áp xe, và một thủ thuật sau đó để lấy ruột thừa ra ngoài.
Tiến trình cắt ruột thừa diễn ra như thế nào?
Trước khi mổ ruột thừa, bác sĩ tiêu hoá sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, sau đó gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ cắt bỏ ruột thừa thông qua một vết cắt dài 10cm hoặc bằng một thiết bị gọi là nội soi ổ bụng (một công cụ giống như kính viễn vọng mỏng cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong bụng của bệnh nhân). Nếu bác sĩ phát hiện tình trạng viêm phúc mạc, bác sĩ phẫu thuật sẽ làm sạch bụng và dẫn lưu mủ.
Bệnh nhân có thể đứng dậy và đi lại trong vòng 12 giờ sau khi phẫu thuật và có thể trở lại thói quen bình thường sau 2 đến 3 tuần. Nếu bạn đã nội soi ổ bụng, việc phục hồi sẽ nhanh hơn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau sau hậu phẫu thuật ruột thừa.
5. Câu hỏi thường gặp về viêm ruột thừa cấp
Đau ruột thừa bên nào?
Đau ruột thừa thường bắt đầu khu vực quanh rốn, sau đó lan qua hố chậu phải (nằm ở 1/4 bụng dưới u003cstrongu003ebênu003c/strongu003e phải), với tính chất u003cstrongu003eđauu003c/strongu003e là u003cstrongu003eđauu003c/strongu003e âm ỉ, u003cstrongu003eđauu003c/strongu003e liên tục và tăng dần.
Đau ruột thừa nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn khi bị đau ruột thừa: u003cbru003eBuổi sáng: Nước chanh ấm pha với một muỗng mật ong hoặc trái cây và sữa cùng với một ít loại hạt.u003cbru003eBuổi trưa: Rau củ hấp và sữa lên men.u003cbru003eBuổi chiều: Nước trái cây tươi hay rau củ.u003cbru003eBuổi tối: Salad rau củ tươi, hạt mầm, sữa lên men.u003cbru003e
6. Bác sĩ điều trị viêm ruột thừa cấp
BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.
ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.
Ruột thừa cấp là một căn bệnh ngoại khoa không hiếm gặp tuy nhiên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám uy tín nếu bạn nhận thấy có bất kì dấu hiệu đáng nghi nào.
Đọc thêm:
- Nguyên nhân đau bụng cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn đừng nên bỏ qua.
- Khi bị tiêu chảy nên ăn gì và điều trị như thế nào?
Nguồn tham khảo: Webmd