5 phác đồ điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP hiệu quả

Viêm dạ dày có vi khuẩn HP là bệnh đường tiêu hóa không quá nguy hiểm nhưng phổ biến ở mọi đối tượng, dễ lây lan và dễ tái phát. Người bệnh cần chủ động hơn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong công tác phòng ngừa. Để biết chi tiết về căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết được Docosan chia sẻ dưới đây.

Phương pháp nội soi kỹ thuật mới, nội soi không đau được Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare triển khai giúp người bệnh điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP trở nên dễ dàng hơn.

Viêm dạ dày có vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Loại vi khuẩn này sống trong dạ dày, trên lớp niêm mạc và dưới lớp nhầy, gây viêm loét dạ dày bằng 2 cách:

  • Tiết ra men Urease, men này gián tiếp phá hủy lớp chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc gây tổn thương tại chỗ.
  • Tiết ra độc tố gây thoái hóa và hoại tử tế bào dạ dày, khiến axit dịch vị và pepsin thấm vào mạnh mẽ gây trợt, loét dạ dày.
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Viêm dạ dày có vi khuẩn HP tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ nguy hiểm nếu chuyển biến sang giai đoạn nặng

Ước tính có khoảng 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Sau khi xâm nhập vào tiêu hóa, chúng có xu hướng phát triển âm thầm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Chính vì vậy, rất nhiều người rất khó phát hiện bệnh và bệnh cứ âm thầm tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Mặc dù viêm dạ dày có vi khuẩn HP không quá nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh tiêu hóa khác. Hơn thế, căn bệnh này có thể ảnh hưởng chất lượng đến đời sống và công việc. Một số trường hợp, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn nguy hiểm – ung thư dạ dày.

Triệu chứng của viêm dạ dày có vi khuẩn HP

Bệnh nhân bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP có khả năng gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị (tùy thuộc từng mức độ, từ đau âm ỉ đến đau cường độ mạnh)
  • Buồn nôn khi không có thức ăn trong dạ dày
  • Nôn khan, nôn sáng sớm, chán ăn, ợ nhiều
  • Đầy bụng
  • Giảm cân không rõ lý do
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Triệu chứng viêm dạ dày có vi khuẩn HP thường giống với các bệnh đường tiêu hóa khác

Thông thường triệu chứng của viêm dạ dày có vi khuẩn HP đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa khác. Để chắc chắn hơn, người bệnh cần chủ động thăm khám và chẩn đoán từ sớm.

Phương pháp chẩn đoán phát hiện nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày

Một số xét nghiệm tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày được bác sĩ chỉ định:

  • Nội soi dạ dày làm sinh thiết kiểm tra vi khuẩn HP
  • Test HP qua hơi thở  
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Nội soi là phương pháp phổ biến sử dụng chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Khi nào xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn HP ở dạ dày?

Khi có các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn HP, cần đi khám để được bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, đặc biệt là khi:

  • Nôn ra máu
  • Phân có máu, đỏ sẫm hoặc đen
  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài, chóng mặt hoặc ngất xỉu do thiếu máu

Phương pháp nội soi kỹ thuật cao – Nội soi không đau tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare

Khoa Tiêu hóa – Trung tâm nội soi của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare được Sở Y tế TPHCM duyệt đưa phương pháp nội soi kỹ thuật cao – nội soi không đau hay nội soi ngủ trong quá trình nội soi cho người bệnh. Đây là một phương pháp giúp người bệnh thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn và không đau trong suốt quá trình nội soi. Đồng thời, phương pháp chẩn đoán bệnh này còn giúp các bác sĩ theo dõi và chẩn đoán tốt bệnh vì bệnh nhân rất ít triệu chứng như buồn nôn, ho, nôn mửa,… trong suốt quá trình nội soi.

Ngoài ra, với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm như PGS.TS.BS. Lê Quang Quốc Ánh, ThS.Bs. Nguyễn Chí Thành, BS.CKII. Nguyễn Thị Tuyết Thu cùng với hệ thống nội soi Olympus, hệ thống rửa tự động giúp người bệnh thăm khám và an tâm trong suốt quá trình nội soi và điều trị.

viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Golden Healthcare quy tụ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tập trung đầu tư trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh

Phác đồ điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP phù hợp:

Phác đồ 3 thuốc

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn HP 3 thuốc áp dụng với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Thời gian dùng thuốc liên tục từ 7 đến 14 ngày.

  • PPI (2 lần/ngày)
  • Clarithromycin (500mg x 2 lần/ngày)
  • Amoxicillin (1g x 2 lần/ngày) hoặc Metronidazole (500mg x 2 lần/ngày)
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Phác đồ điều trị 3 thuốc áp dụng cho trường hợp viêm dạ dày có vi khuẩn HP ở mức độ nhẹ

Phác đồ 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc được bác sĩ áp dụng khi liệu pháp 3 thuốc không hiệu quả hoặc trước đó bệnh nhân đã dùng kháng sinh nhóm macrolide (Clarithromycin). Thời gian dùng thuốc liên tục từ 7 đến 14 ngày.

  • PPI (2 lần/ngày)
  • Tetracyclin (500mg x 4 lần/ngày)
  • Metronidazole (500mg x 2 lần/ngày) hoặc Tinidazole (500mg x 2 lần/ngày)
  • Bismuth (4 lần/ngày)

Phác đồ điều trị HP nối tiếp

Dùng cho trường hợp không đạt hiệu quả điều trị ở liệu pháp trên. Thời gian dùng thuốc được rút ngắn còn liên tục trong 10 ngày.

  • 5 ngày đầu: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin (1g x 2 lần/ngày)
  • 5 ngày tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Clarithromycin (500mg x 2 lần/ngày), Tinidazole (500mg x 2 lần/ngày)
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Phác đồ điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP nối tiếp

Phác đồ có Levofloxacin

Vẫn là liệu pháp 3 thuốc nhưng điểm khác biệt ở chỗ, phác đồ này có kèm theo kháng sinh Levofloxacin. Được sử dụng khi phác đồ 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không có tác dụng loại bỏ HP hoặc gặp thất bại trong điều trị. Thời gian dùng thuốc trị vi khuẩn HP liên tục trong 10 ngày.

  • PPI (2 lần/ngày)
  • Levofloxacin (500mg x 2 lần/ngày)
  • Amoxicillin (1g x 2 lần/ngày)

Phác đồ cứu vãn

Liệu pháp này có chứa thuốc Furazolidone và Rifabutin, được đề nghị sau cùng khi các phác đồ điều trị HP nêu trên không thể mang lại kết quả điều trị tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có điểm hạn chế đó là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc một số chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc. Từ đó, gây cản trở cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc.

  • PPI + Levofloxacin + Rifabutin (150mg x 2 lần/ngày)
  • PPI + Amoxicillin + Rifabutin (150mg x 2 lần/ngày)
  • PPI + Amoxicillin + Furazolidone (100mg x 4 lần/ngày)
  • PPI + Amoxicillin (Liều cao 1g x 3 lần /ngày)
  • PPI + Bismuth + Tetracycline + Furazolidone (100mg x 4 lần/ngày)

Đánh giá kết quả điều trị vi khuẩn HP dạ dày 

Sau mỗi đợt dùng thuốc, để xác định hiệu quả của mỗi phác đồ điều trị HP, bệnh nhân sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm hơi thở hoặc nội soi dạ dày. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc

viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá lại sau một thời gian điều trị viêm dạ dày có vi khuẩn HP

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày có vi khuẩn HP

Bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi viêm nhiễm khuẩn HP bằng các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh thông qua việc bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu dưỡng chất, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không ăn thực phẩm có dấu hiệu bị hỏng,…
  • Ăn chín uống sôi là tiêu chí hàng đầu nhằm phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể thải độc và hơn thế là giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt là đối tượng đang mang mầm bệnh cần kiểm tra 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh đường tiêu hóa, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
viêm dạ dày có vi khuẩn HP
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn HP và các bệnh tiêu hóa khác

Viêm dạ dày có vi khuẩn HP tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ trở thành căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không sớm phát hiện và có biện pháp kiểm soát phù hợp. Hãy chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khỏe ngay khi cơ thể xuất hiện biểu hiện nghi ngờ. Đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, tư vấn những vấn đề quan trọng xoay quanh bệnh tình.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.