Viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày nay, viêm dạ dày là bệnh lý rất phổ biến, tỉ lệ mắc cao và thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Cùng Docosan tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày qua bài viết sau đây nhé!

Viêm dạ dày là gì

Viêm dạ dày là gây ra do tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu … Bệnh lý này có thể xảy ra: bất ngờ-viêm dạ dày cấp tính hoặc từ từ theo thời gian-viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi với tỷ lệ chiếm khoảng 60% trong số các bệnh nhân.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Viêm dạ dày gây nên bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Vi khuẩn HP( Helicobacter pylori): sau khi xâm nhập vi khuẩn sẽ sinh sống, phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người và tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Do đó gây nên viêm dạ dày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, vi khuẩn HP gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
  • Dùng thuốc giảm đau, giảm viêm thường xuyên và không theo hướng dẫn của bác sĩ: thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofene …
  • Uống rượu: rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
  • Sử dụng cocain: cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
  • Stress: sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày- loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa..
  • Bệnh Crohn: là bệnh viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Triệu chứng thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
  • Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày
  • Bệnh trào ngược mật.
  • Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận…
viem-da-day
Vết viêm loét dạ dày

Dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày

Nhận biết các dấu hiệu sớm của viêm dạ dày sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh sớm, nhanh khỏi và giảm các biến chứng.

  • Đau bụng trên rốn chủ yếu vùng thượng vị, có thể vào ban đêm, khi bệnh nhân đói, sau ăn. Cơn đau này có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội.
  • Thường xuyên xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, vùng sau ngực và cảm giác khó thở, bị nghẹn khi nuốt…
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng,,…
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên dẫn đến bệnh nhân có thể sụt cân đột ngột.

Các triệu chứng xuất hiện khác nhau ở cơ địa mỗi người và mức độ bệnh. 

viem-da-day
Triệu chứng viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày ra sao?

Bệnh viêm dạ dày đáp ứng với thuốc rất tốt khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám và  xác định nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh điều trị phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Một số thuốc hay được dùng trong điều trị viêm dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori: các thuốc thường dùng như clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole. Sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày, tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
  • Các thuốc ức chế bơm proton (PPI): làm giảm tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit dạ dày. Các thuốc thường dùng là omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole và pantoprazole. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống.
  • Thuốc chẹn histamin H2: làm giảm lượng axit được phóng thích vào trong đường tiêu hóa, gồm: famotidine, cimetidine và nizatidine.
  • Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày: các thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.

Bên cạnh đó, thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống sẽ giúp phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại.

  • Thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt: ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá mặn, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không vận động ngay sau khi ăn,…
  • Có thể bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Hạn chế kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau hoặc khi dùng cần dùng dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ  để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
  • Tập thể dục đều đặn và hợp lý, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ và đúng giờ.
  • Hạn chế  âu lo căng thẳng, stress…Nếu gặp phải vấn đề này có thể tập thiền hoặc tập yoga

Khám chữa viêm dạ dày ở đâu tốt?

Kết luận

Viêm dạ dày là bệnh lý không hiếm gặp và ảnh hưởng đến công việc, tâm lí, sức khỏe của người bệnh rất nhiều. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh điều trị khỏi hoàn toàn và giải tỏa những lo lắng do bệnh lý gây nên.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu viêm dạ dày tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.