Viêm đại tràng cấp và mạn tính

Bài viết được tổng hợp và chia sẻ bởi BS YHDP Trần Hoàng Giang



Đại tràng là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nhất. Một trong những vấn đề đại tràng thường mắc phải đó chính là tình trạng viêm loét. Viêm loét đại tràng gây ra cho người bệnh những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Viêm đại tràng là bệnh tiêu hoá khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Người bệnh cần nhận biết này để có hướng điều trị phù hợp.

1. Viêm đại tràng là gì?

Hình ảnh của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một bệnh khá thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, có tổn thương khu khú hoặc lan tỏa tại nhiều vị trí trên niêm mạc đại tràng ở các mức độ khác nhau. Với trường hợp nhẹ, niêm mạc đại tràng thường xuất hiện một số tổn thương viêm gây chảy máu. Khi bệnh tiến triển nặng, tổn thương nhiều và nghiêm trọng hơn, thường kèm theo xung hoặc xuất huyết, ổ viêm loét sâu hoặc áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.

Đại tràng hay ruột già, là một ống cơ rỗng xử lý chất thải từ quá trình tiêu hóa của ruột non, loại bỏ nước và những phần còn lại như phân qua hậu môn. Đại tràng có chức năng chính là hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn cơ thể nạp vào hằng ngày, sau đó cùng với sự phân hủy của vi khuẩn chuyển hóa bã thức ăn thành phân và bài tiết qua trực tràng.

Đại tràng có kích thước khác nhau tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người và mỗi giới. Chiều dài đại tràng trung bình của người Việt Nam là 1.48m, chiếm ⅕ độ dài của toàn bộ đường ống tiêu hóa của cơ thể.

Do thực hiện các chức năng tổng hợp protein, hấp thụ chất dinh dưỡng và bài tiết nên đại tràng là nơi thường chứa khá nhiều loại vi sinh vật cả có lợi và có hại đối với cơ thể.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

Khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, có một vài điều có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này bao gồm:

  • Gia đình có người mắc bệnh viêm đại tràng do tấn công của một số vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh thì có thể lây nhiễm.
  • Nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus hoặc ký sinh trùng: giun kim, giun đũa, giun tóc,…
  • Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn: Salmonella, Shigella…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thức ăn gây tổn thương đến niêm mạc đại tràng như rượu bia, chất kích thích,…
  • Bệnh Crohn: Một loại rối loạn tự miễn dịch xảy ra chủ yếu ở độ tuổi thanh niên thiếu niên. Bệnh gây ra viêm nhiễm và lan vào thành của đường tiêu hóa gây viêm loét và chảy máu.
  • Do lao, viêm đại tràng chảy máu,…
  • Máu lưu thông kém (viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ)
  • Xạ trị ruột già trong quá khứ (hẹp do xạ trị)
  • Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh
  • Viêm đại tràng giả mạc do nhiễm difficile clostridia
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Sinh sống tại các khu đô thị hoặc khu công nghiệp, nhiễm độc thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao…
  • Tác dụng của các loại thuốc điều trị kháng viêm không steroid
  • Thói quen giữ vệ sinh cá nhân quá sạch sẽ từ lúc bé có tránh được những căn bệnh khi còn trẻ, song lại có thể làm cho bạn dễ dàng mắc phải các rối loạn trong hệ miễn dịch như bệnh viêm đại tràng khi về già.
dieu tri viem dai trang
Thực phẩm và thói quen sinh hoạt là một trong những lý do dẫn đến bệnh viêm đại tràng

3. Phân loại viêm đại tràng

Viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng xảy ra trong thời gian ngắn kéo dài khoảng 1 tuần rồi khỏi.

Viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hay lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng mạn tính nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, chảy máu, nặng sẽ xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe. Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại:

  • Viêm đại tràng mạn sau ly amip (hay gặp nhất ở Việt nam)
  • Viêm đại tràng mạn sau ly trực khuẩn.
  • Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.

4. Dấu hiệu viêm đại tràng

Dấu hiệu viêm đại tràng ở hai thể bệnh cấp tính và mạn tính là khác nhau, diễn biến bệnh và phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Dấu hiệu của viêm đại tràng cấp tính

Đặc trưng triệu chứng đại tràng cấp tính là thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết như:

  • Đau bụng: Viêm đại tràng cấp nói riêng và viêm đại tràng nói chung đều có triệu chứng đặc trưng là đau bụng. Cơn đau bụng có đặc điểm là có thể đau quặn thắt bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, đôi khi gây đầy hơi, cứng bụng, căng tức bụng,…
  • Tiêu chảy: Viêm đại tràng thường gây rối loạn đại tiện, trong đó tiêu chảy là phổ biến nhất. Viêm đại tràng cấp gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể lên tới cả chục lần. Tình trạng phân thường là phân nát hoặc toàn nước, có thể kèm theo máu. Tiêu chảy nhiều lần khiến bệnh nhân mất nước, hơn nữa đi xong vẫn cảm thấy không thoải mái. Triệu chứng này thường xảy ra hơn khi người bệnh ăn thức ăn lạ, đồ tái sống, thực phẩm cay nóng hoặc hải sản.
  • Chán ăn: Viêm đại tràng cấp tính khiến người bệnh trong tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu. Hơn nữa còn gây triệu chứng toàn thân như: cơ thể mệt mỏi, không muốn làm việc, sốt nhẹ,…

Ngoài ra, bệnh nhân viêm đại tràng cấp tính có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Viêm đại tràng do lỵ Amip: Đặc trưng là những cơn đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng Sigma. Kèm với đó là cảm giác mót rặn nhiều lần, mỗi lần đi đại tiện rất ít, phân thường lẫn với chất nhầy, mủ.
  • Viêm đại tràng do lỵ Shigella: Đi ngoài phân lỏng, cảm giác đau rát hậu môn. Viêm đại tràng nhiễm khuẩn nặng còn xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, có dấu hiệu nhiễm trùng như mệt mỏi, sốt cao, hốc hác, mất nước, rối loạn điện giải,…

Triệu chứng viêm đại tràng cấp nhìn chung dễ tái phát, nếu không điều trị tốt thì bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính.

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu viêm đại tràng phổ biến

Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn tính

Triệu chứng toàn thân: Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

Triệu chứng cơ năng mà người bệnh có thể cảm thấy như:

  • Đau bụng: Nếu cơn đau bụng do viêm đại tràng cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn tùy theo mức độ bệnh từ 3 – 7 ngày thì ở đây, bệnh nhân bị đau kéo dài. Có thể đau âm ỉ hoặc quặn nhiều lần ngắt quãng.  Khi đau thường mót “đi ngoài” , “đi ngoài” được thì giảm đau. Cơn đau dễ tái phát, tình trạng đau bụng này thường suy giảm sau khi đi tiêu, sau đó lại xuất hiện ở lần đi tiêu tiếp theo.
  • Vị trí đau xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh cũng bị đi đại tiện nhiều lần (thường 4 – 5 lần mỗi ngày). Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu. Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu. Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).. Mót rặn, ỉa già, sau “đi ngoài” đau trong hậu môn

Cơ thể mệt mỏi suy nhược: Viêm đại tràng mạn kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì thế triệu chứng toàn thân cũng rõ ràng hơn so với viêm đại tràng cấp tính, cụ thể như: mệt mỏi, chán ăn, hốc hác, người gầy sút, hay cáu gắt,…

Triệu chứng thực thể (bác sĩ chẩn đoán): Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động

Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng

Kết quả xét nghiệm phân

  • Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ.
  • Abumin hoà tan (+).
  • Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia.
  • Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+).

Kết quả Soi trực tràng khi chụp khung đại tràng có chuẩn bị 2 lần:

  • Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn: Hình xếp đĩa, Hình bờ thẳng, bờ không rõ, Hình hai bờ.
  • Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng.

Xét nghiệm máu

Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào tiền sử: người bệnh thường xuyên bị kiết lị, các viêm ruột cấp và các triệu chứng: Đau bụng (xuất phát từ vùng hố chậu, đau quặn, hay tái phát). Rối loạn đại tiện (mót rặn, ỉa lỏng, phân có nhầy, máu)
  • Xét nghiệm phân: Có tế bào mủ. Có anbumin hoà tan. Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh.
  • X-quang chụp khung đại tràng có hình xếp đĩa.
  • Soi và sinh thiết đại tràng: phát hiển tổn thương viêm, loét (dấu hiệu có giá trị nhất).

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt bệnh viêm đại tràng với một số bệnh tiêu hoá có dấu hiệu tương tự thông qua các triệu chứng sau:

  • Rối loạn chức năng đại tràng: đau bụng. Phân táo, lỏng, không có máu. Xét nghiệm Anbumin hoà tan (-). Soi và sinh thiết đại tràng: không thấy tổn thương viêm, loét.
  • Polyp đại tràng: nam gặp nhiều hơn ở nữ, thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Thường không có triệu chứng. Có thể tình cờ xét nghiệm phân thấy máu vi thể hoặc ỉa ra máu. Soi đại tràng thấy polyp (dấu hiệu xác định)
  • Ung thư đại tràng, trực tràng: ở nam nhiều hơn ở nữ, tuổi ngoài 40 tuổi. Các bệnh nhân của đại tràng dễ dẫn tới ung thư: Polyp loại lan toả, các polyp giả, viêm đại tràng xuất huyết, sau lỵ amip. Vị trí ung thư thường gặp ở trực tràng, đại tràng xích ma. Triệu chứng phụ thuộc vào khối u: Đau bụng không có khu trú ró rệt, chán ăn, buồn nôn, xen kẽ táo lỏng, thường có máu trong phân, nếu ung thư ở đại tràng xích ma “đi ngoài” giả, tắc ruột, khám bụng: sờ thấy u rắn, thăm trực tràng, âm đạo thấy một khối u có định, xét nghiệm máu: hồng cầu, huyết sắc tố giảm, xét nghiệm phân có máu (vi thể), chụp khung đại tràng có baryt thấy hình ảnh đẹp, khuyết cứng.
  • Lao ruột (lao hồi manh tràng): Có hội chứng nhiễm lao. Rối loạn cơ năng ruột: ỉa lỏng 2-3 lần một ngày, phân sền sệt, tình trạng iả lỏng kéo dài, có khi đỡ, có khi xen kẽ ỉa táo. Đau bụng lâm râm “đi ngoài” được thì đỡ đau. Vị trí đau không cố định, khi đau quanh rốn, khi đau hố chậu phải. Biếng ăn, sôi bụng. Trong thể hẹp ruột, cơn đau bụng có tính chất đặc biệt. Sau khi ăn bệnh nhân thấy đau bụng, khi đó bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò. Sau độ 15 phút nghe rõ tiếng hơi di động trong ruột và có cảm giác như hơi đã đi qua chỗ hẹp, đồng thời trung tiện được thì đỡ đau (hội chứng Koenig).
  • Khám có điểm đau ở hố chậu phải, tại đay có một khối u mềm không nhẵn, hơi đau và di động theo chiều ngang. X-quang: vách manh tràng dầy cứng to ra và nhiễm mỡ nên không nhìn thấy, chỉ có một đường nhỏ của thuốc cản quang đi qua (dấu hiệu Starlinh). Xét nghiệm phân không có gì đặc biệt: có máu, có mủ. Chú ý: ở những bệnh nhân có sốt về chiều, gầy sút đồng thời có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá kéo dài thì cần phải nghĩ tới lao manh tràng.

6. Phương pháp chữa trị viêm đại tràng

Nếu điều trị không tốt thì sẽ đưa đến tình trạng cơ thể gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt tử vong.

Bệnh dễ tái phát, dai dẳng, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Mỗi khi có những sai lầm ăn uống, lo nghĩ thì bệnh lại vượng lên.

Các nguyên tắc trong điều trị bệnh viêm đại tràng:

  • Điều trị càng sớm càng tốt
  • Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp
  • Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp
  • Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp

Cần kết hợp điều trị điều trị nội khoa, ngoại khoa trong quá trình chữa trị bệnh viêm đại tràng

Điều trị nội khoa:

  • Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn
  • Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch

Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
  • Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng, …

7. Phòng tránh bệnh viêm đại tràng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.

Tránh chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà, …

Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.

Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ

Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng.

8. Bác sĩ điều trị viêm đại tràng

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM

Trên đây là kiến thức tổng quát về bệnh viêm đại tràng thể cấp tính & mãn tính. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bị viêm đại tràng, hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để khám và tư vấn. Ứng dụng Docosan giúp đặt lịch khám bệnh nhanh chóng và tìm kiếm bác sĩ ưu tú.

Contact Me on Zalo