Chế độ dinh dưỡng cho người viêm đường ruột nên ăn gì là vấn đề mang phần quan trọng và quyết định điều trị khỏi bệnh. Hiện nay vấn đề ăn uống tiêu hóa đang được sự quan tâm của nhiều người vì ngày càng xuất hiện nhiều bệnh lý ảnh hưởng xấu đến đường ruột. Trong số đó bệnh viêm ruột thì nổi bật hơn hẳn với sự phổ biến và tác động dai dẳng của nó đem lại cho người bệnh. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần làm giảm độ nặng cũng như để chữa trị bệnh ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Tóm tắt nội dung
Viêm đường ruột là bệnh gì?
Viêm đường ruột là thuật ngữ chỉ nhóm các bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm và gây tổn thương đường ruột, chủ yếu tập trung vào ruột non và ruột già. Được chia thành 2 nhóm lớn:
- Bệnh viêm ruột nhiễm trùng
- Bệnh vô căn: gồm bệnh Crohn và Viêm loét đại tràng.
Nguyên nhân của bệnh cũng rất đa dạng bởi sự kết hợp nhiều yếu tố như: nhiễm vi khuẩn, môi trường ăn uống, hệ miễn dịch cơ địa của mỗi người … sẽ là tác nhân chính của cơ chế phát sinh bệnh viêm ruột.
Triệu chứng tiêu hóa của bệnh biểu hiện khá rõ ràng, nhưng đôi khi mơ hồ và kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và vận động của người bệnh. Biến chứng nguy hiểm và quan trọng cần được điều trị sớm của bệnh viêm ruột là tăng nguy cơ ung thư ruột nếu bệnh kéo dài từ 7 đến 9 năm trở lên.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bị viêm đường ruột
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng có nhiều vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát biến chứng của bệnh viêm ruột. Vậy nên người bị viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung và cung cấp đủ dinh dưỡng giúp khỏi bệnh là cần thiết.
Đặc biệt hơn ở trẻ em vốn là đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu từ bệnh viêm ruột, thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ được áp dụng đúng đắn sẽ mang lại các hiệu quả:
- Phòng ngừa và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng
- Kiểm soát ngăn ngừa bệnh lý còi xương, mềm xương
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển tâm thần vận động tối ưu ở trẻ em.
Người bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
Những người bị viêm ruột do nhiễm trùng sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể dẫn đến hiện tượng tồn đọng thực phẩm trong đường ruột và chính là nguyên nhân gây viêm nhiều hơn.
Vì vậy đối với người bị viêm đường ruột thì chế độ dinh dưỡng hạn chế thức ăn tồn đọng trong ruột (low-FODMAP diet) sẽ mang lại lợi ích tối ưu.
Nhìn chung chế độ dinh dưỡng này là ăn kiêng cữ nhằm cắt giảm các loại thực phẩm khó tiêu và bổ sung vào khẩu phần ăn những loại dễ tiêu hóa cho đường ruột đang và đã bị viêm.
Vậy viêm ruột nên ăn gì?
Uống đầy đủ nước mỗi ngày
- Tối thiểu 2 lít nước hoặc nhiều hơn tùy mỗi người, nên chọn nước chín để nguội
- Rất quan trọng khi người bệnh bị tiêu chảy mất nước
- Nếu tình trạng tiêu chảy rất nặng thì khả năng rất cao người bệnh bị mất điện giải nên cần phải uống nước pha với Oresol, hoặc kèm thêm uống nước trái cây tươi mát.
- Uống vừa phải điều độ các loại đồ uống có chứa cafein, trà hay cồn. Vì nếu uống nhiều chúng lại làm cơ thể càng thêm mất nước.
Chọn lựa nguồn thực phẩm phù hợp
Nguồn tinh bột
Chọn lựa các loại dễ tiêu hóa và hấp thu
- Ngũ cốc, sản phẩm từ ngũ cốc
- Các loại hạt tự nhiên
- Bột ngũ cốc, bột yến mạch
- Bắp, ngô, hay mì gạo, các loại khoai …
- Đồ tráng miệng với độ ngọt nhẹ như: bánh trứng, bông lan, bánh quy, sữa chua …
Nguồn đạm
- Giảm thịt đỏ, thịt động vật
- Tăng ưu tiên đối với thịt trắng như thịt gà, vịt, trứng, thịt cá
- Bổ sung đầy đủ đạm thực vật như đậu nành, đậu hủ …
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, nhưng cần hạn chế tùy vào khả năng tiêu hóa lactose của từng người
- Các loại bơ hạt mịn: bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân …
Nguồn chất xơ
- Trái cây tươi mát: chuối. cam, quýt, bơ
- Các loại rau củ xanh: cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, cà chua, …
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: dâu tây, nho, táo …
Nguồn chất béo
- Dầu thực vật, bơ thực vật
- Sốt cà chua, sốt mayonnaise, sốt salad
Người bị đường ruột nên ăn gì và lưu ý những gì?
- Ăn chín uống sôi và quá trình chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh
- Hạn chế tối đa những loại thức ăn chế biến sẵn đóng hộp và các chất phụ gia gây ảnh hướng đến hệ tiêu hóa
- Không ăn các món ăn khiến đừng ruột thấy khó chịu, đầy chướng hay đau bụng, dị ứng
- Đa dạng thực đơn khẩu phần ăn mỗi ngày và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo tiêu hóa và hấp thu được thuận lợi
- Người bệnh không được kiêng cữ quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng và đường ruột không hồi phục tốt được.
Nhiều người bị viêm ruột áp dụng được chế độ dinh dưỡng trên sẽ mang lại hiệu quả trong giảm triệu chứng và hồi phục tốt sau khi bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp hoàn toàn với chế độ dinh dưỡng chung đó, mà sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng cơ địa của mỗi người. Vì vậy cần tham khảo ý kiến từ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với mỗi người.
Xem thêm: Trẻ bị viêm đường ruột nên ăn gì?
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.