Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới: Tổng quan và 3 dấu hiệu phân biệt

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là tình trạng chảy máu trên đường tiêu hóa biểu hiện bằng nôn ra máu, đi tiêu ra máu hoặc đi tiêu phân đen,… Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về hội chứng này và cách phân biệt thế nào là xuất huyết tiêu hóa trên và dưới nhé!

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là gì?

Đường tiêu hóa trên và dưới của người bao gồm: thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, ruột già hoặc ruột kết, trực tràng, hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng khi các bộ phận trên bị chảy máu do một tổn thương nào đó. Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiêu hóa.

Tất cả các hình thức có máu trong dịch nôn và phân đều được gọi là xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này được định nghĩa là sự chảy máu trong đường tiêu hóa. Về mặt lâm sàng xuất huyết tiêu hóa được phân chia thành xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: vị trí tổn thương gây chảy máu nằm trên góc Treitz, xảy ra trong thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng)
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới: vị trí tổn thương gây chảy máu nằm từ góc Treitz trở xuống, xuất huyết ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn

Bên cạnh cách chia này còn có các trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp, mạn; xuất huyết tiêu hóa ẩn, không rõ vị trí. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên và dưới thường được nhận biết như sau:

  • Lượng máu:  số lượng có thể nhiều hoặc ít, có thể ẩn trong phân không thấy bằng mắt thường. Màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hay có màu nâu, đen. Khi đi vệ sinh xong, lau giấy có dính máu. Tùy thuộc vào lượng máu mất đi mà tình trạng của dấu hiệu mất máu sẽ biểu hiện từ nhẹ đến nặng.Nếu lượng máu mất ít, người bệnh có thể chỉ hoa mắt, chóng mặt nhẹ rồi biến mất hoặc không có bất kỳ biểu hiện gìNếu lượng máu mất nhiều: người bệnh có biểu hiện nặng hơn, hoa mắt,chóng mặt, đau đầu, tụt huyết áp, da xanh, hôn mê li bì…
  • Hình thái xuất huyết: nôn ra máu có thể nôn ra máu đỏ, máu cục, máu đen, đi cầu ra máu hoặc phân đen
  • Bệnh lý gây xuất huyết tiêu hoá: thường gặp do loét niêm mạc ống tiêu hóa; hiếm gặp hơn là vỡ giãn tĩnh mạch trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em) và rất hiếm do các nguyên nhân dị tật bẩm sinh.
  • Vị trí xuất huyết: bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hoá, không phải lúc nào cũng có thể xác minh được vị trí xuất huyết. Vị trí xuất huyết khó xác định nhất là ruột non do khó tiếp cận.  Khi xuất huyết tại các vị trí như thực quản, dạ dày hay tá tràng triệu chứng thường là nôn ra máu.
  • Tầm quan trọng: Xuất huyết đường tiêu hóa trên và dưới là một cấp cứu liên quan đến cả nội và ngoại khoa, lúc đầu có thể ít nhưng sau đó nếu trong nhiều ngày không phát hiện và điều trị nguyên nhân có thể dẫn tới xuất huyết ồ ạt đe dọa tính mạng.
xuat huyet tieu hoa tren va duoi 1

Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới

Tính chất máu, chất nôn và tính chất phân sẽ gợi ý vị trí xuất huyết dựa trên các nguyên tắc sau:

Càng gần nơi thoát ra thì máu càng có độ đỏ tươi, càng ít thời gian trộn lẫn với các loại dịch khác trong cơ thể như dịch tiêu hóa, phân sẽ càng giữ được nhiều tính chất ban đầu.

Máu chảy từ tĩnh mạch thực quản thường sệt, đỏ, ít pha lẫn dịch vị, thức ăn. Máu chảy trong dạ dày có pha lẫn dịch vị, thức ăn, bị biến đổi màu sắc do dịch vị. Máu chảy trong đại tràng sigma hay đại tràng bên trái có sắc đỏ hơn, máu chảy từ đại tràng phải thường tạo màu phân đen. Máu chảy từ hậu môn trực tràng là máu đỏ tươi lẫn trong phân vàng.

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trênTriệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới
Vị tríXuất phát từ thực quản, dạ dày, phần trên của ruột non (tá tràng)
Xuất phát ở ruột non (đoạn từ hỗng tràng), đại tràng, trực tràng và đi qua hậu môn.
Tính chất máu, tính chất nônHo ra máu
Tiêu phân đen
Tiêu phân đỏ khi xuất huyết tiêu hóa lượng nhiều
gợi ý dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng)
Tiêu phân đỏ
Tiêu phân đen
Nguyên nhânViêm loét thực quản: thường gặp trên những bệnh nhân có cơ địa bị GERD lâu năm không điều trị
Viêm chợt dạ dày, tá tràng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu đường tiêu hóa trên. Bệnh thường do vi khuẩn, quá nhiều axit hoặc dùng thuốc lâu ngày.
Loét dạ dày – tá tràng
Hội chứng Mellory-Weiss: thường gặp ở người nghiện rượu, nôn nhiều và có thể gây chảy máu nghiêm trọng
Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc bệnh dạ dày do tăng áp cửa: thường gặp trên những bệnh nhân xơ gan
Ung thư thực quản, ung thư dạ dày

Viêm loét đại tràng, trực tràng do amip, thiếu máu, do tia xạ
Viêm đại tràng, trực tràng xuất huyết
Viêm loét túi thừa: các túi nhỏ phình ra trong đường tiêu hóa (túi thừa) bị viêm loét, dẫn đến xuất huyết.
Viêm ruột hoại tử
Dị dạng mạch máu
Polyp đại tràng: các khối u nhỏ trên niêm mạc đại tràng và dẫn đến chảy máu.
Trĩ: tình trạng mạng lưới tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng dưới bị căng dãn và vỡ gây chảy máu. Hiện tượng này tương tự như tình trạng giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra các triệu chứng kèm theo cũng gợi ý nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên và dưới

  • Thực quản: cảm giác đau sau xương ức, nôn nhiều lần, nuốt đau
  • Dạ dày: đau thượng vị, đau liên quan đến các bữa ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày,…
  • Ruột: đau quanh rốn, đau dọc khung đại tràng, đau hố chậu, thay đổi tính chất phân, thay đỏi thói quen đi cầu…
  • Hậu môn, trực tràng: búi trĩ sa, đau hạ vị, hố chậu, đau hậu môn
  • Bệnh ác tính: thiếu máu không rõ nguyên nhân, gầy sụt, suy kiệt…

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên và triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới có thể được phân biệt thông qua bảng trên. Tuy nhiên, để biết chính xác bạn cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe và điều kiện kinh tế mà số phương pháp có thể được thực hiện:

  • Xét nghiệm máu: công thức máu, chức năng gan, thận và một số xét nghiệm đánh giá tình trạng máu
  • Nội soi đường tiêu hóa: nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng hoặc nội soi đại trực tràng
  • Xét nghiệm phân
  • Chụp CT

Khi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên và dưới, thay vì chủ quan, người bệnh phải đi khám bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh không được điều trị sớm có thể có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, mất nhiều thời gian, tiền bạc mà không chữa được dứt điểm.

Để chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới, người nhà nên chú ý những điểm sau để tình trạng bệnh có thể thuyên giảm cũng như hồi phục nhanh chóng, trở lại cuộc sống, sinh hoạt và làm việc bình thường:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, thoải mái về tinh thần, không làm việc quá nhiều, quá nặng, tránh căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngủ sớm,ngủ đủ giấc. Không gian nghỉ ngơi cần thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ.
  • Người bệnh không được vận động mạnh hay đi lại quá nhiều, chỉ đi lại nhẹ nhàng khi vết thương đã dần ổn định.
  • Người nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Trong thời gian này, người bệnh nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, loãng như súp, cháo, sữa…Đảm bảo nấu chín uống sôi, tránh ngộ độc hoặc nhiễm các loại ký sinh.
  • Không nên ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng, những thực phẩm chưa được chế biến như rau sống, sushi…không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…trong thời gian điều trị.
  • Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp ra viện, cần tái khám khi có triệu chứng bất thường.
xuat huyet tieu hoa tren va duoi 2

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như:

  • Sốc mất máu
  • Thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạn tính
  • Đột quỵ
  • Tử vong

Khi cơ thể có những dấu hiệu nghi bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới, đừng chủ quan mà hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, điều trị sớm, kịp thời, hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng đồng thời giúp hạn chế nguy cơ tử vong:

  • Hạn chế sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là nhóm bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Ăn uống đủ bữa, đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không hoạt động mạnh và nằm ngủ ngay sau khi ăn để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ. Bổ sung men tiêu hóa, sữa chua hỗ trợ tiêu hóa tốt.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước ép, sữa hạt…
  • Không ăn những thực phẩm gây hại đến đường tiêu hóa như: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chua, mặn, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, đóng hộp…
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê
  • Không nên hút thuốc lá
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ sâu, hạn chế thức khuya, tránh mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.
  • Thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, cầu lông…Nên tập luyện ở cường độ thấp. Tập luyện không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái mà còn giúp đường ruột hoạt động tốt.
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh khiến đường ruột bị kích thích, ăn những thực phẩm an toàn, đảm bảo tránh tính trạng ngộ độc hoặc nhiễm ký sinh dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.
  • Nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị, tránh xảy ra biến chứng xuất huyết.
  • Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời, điều trị sớm.

Ngay cả khi đã điều trị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới, bạn vẫn nên duy trì những thói quen tốt ở trên để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh bệnh quay trở lại. Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là một tình trạng tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết. Việc phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới giúp định hướng điều trị chính xác, dễ dàng, nhanh chóng hơn.

xuat huyet tieu hoa tren va duoi 4

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới: tổng quan và 3 cách phân biệt”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích để có thể phân biệt thế nào là xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.


Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nghiêm trọng, sốc, tử vong. Ngoài ra, xuất huyết tiêu hóa trên và dưới còn là dấu hiệu của ung thư tiêu hóa. Chính vì vậy, khi có biểu hiện cần thăm khám, điều trị càng sớm càng đạt được hiệu quả cao.

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới có điều trị dứt điểm được không?

Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Cho nên, người bệnh phải điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học tốt cho đường tiêu hóa. Thường xuyên tái khám, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo hệ tiêu hóa vẫn hoạt động bình thường hay có vấn đề.

Người bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới nên ăn gì?

Người bị xuất huyết đường tiêu hóa trên và dưới nên ăn đồ ăn mềm, loãng, lỏng, ưu tiên chế biến ở dạng hấp, hầm nhừ, luộc, dễ tiêu như cháo, súp, sữa…Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm mật ong hoặc gừng giúp kháng viêm, sữa chua chứa men vi sinh, rau của quả chứa chất xơ, vitamin, mềm như táo, chuối, lê… thúc đẩy, hỗ trợ tiêu hóa.

Người bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới không nên ăn gì?

Người bị xuất huyết tiêu hóa trên và dưới không nên ăn: thức ăn muối chua như dưa, cà…, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ; thức ăn cay, nhiều gia vị; đồ sống như rau sống, sushi; nước ngọt có gas và các chất kích thích…

Bạn đọc tham khảo thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo