Người huyết áp thấp cần ăn gì để tăng huyết áp?

Vấn đề ăn gì để tăng huyết áp là một trong những thắc mắc của người huyết áp thấp muốn cải thiện triệu chứng bệnh. Có thể huyết áp thấp sẽ gây biến chứng nguy hiểm như té ngã ở người lớn tuổi. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vấn đề này sau đây nhé!

Huyết áp thấp ăn gì để tăng huyết áp hiệu quả?

Ăn vị mặn hơn

Người huyết áp thấp để tăng huyết áp nên ăn gì thì câu trả lời là ăn vị mặn. Người mắc bệnh lý tim mạch, nhất là tăng huyết áp được khuyến cáo là nên ăn nhạt, nhưng trong trường hợp bạn bị huyết áp thấp thì lại nên ăn vị mặn hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc mặn nhiều vì điều này sẽ gây có thể làm tăng huyết áp đáng kể khi nằm. Ngoài ra nếu bạn mắc bệnh tim mạch nào đó thì cần được tư vấn bởi bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn bị mặn hơn này.

Uống đủ nước

Việc uống nước là rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt khi bạn hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn, vì vậy bổ sung nước là cần thiết để tránh trường hợp hạ huyết áp và sẽ gây ngất do máu không não bộ đầy đủ.

Ngoài ra, khi bạn bị bệnh tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn ói, thì cần phải đảm bảo rằng cơ thể của bạn đã được cung cấp đầy đủ nước. Các chuyên khoa cho biết mỗi ngày người trưởng thành cần 35g nước tinh khiết cho 1kg cân nặng. Nhu cầu nước ở từng lứa tuổi và từng cơ thể là khác nhau và trung bình một người cần 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày mà còn phụ thuộc vào cường độ làm việc.

ăn gì để tăng huyết áp
Uống đủ nước rất quan trọng với người huyết áp thấp

Chế độ ăn

Câu hỏi ăn gì để tăng huyết áp lại có thể câu trả lời là bạn duy trì chế độ ăn 3-4 bữa/ngày. Huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, bỏ bữa nên khoảng cách giữa các bữa quá xa và không đảm bảo dinh dưỡng. Vậy nên việc duy trì một chế độ ăn hợp lý và khoa học từ 3-4 bữa/ngày là rất quan trọng. Lưu ý là người bị huyết áp thấp không nên áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân sẽ càng nguy hiểm.

Sử dụng một số thực phẩm hỗ trợ 

Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, nước sâm, rau cần tây, nước nho, tỏi … Phụ nữ là nhóm người hay bị huyết áp thấp do thiếu máu, nên việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt nạc, tạng động vật, nấm hương khô, cần tây, rau dền, táo sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì và tăng nguy cơ các bệnh lý tăng lipid máu khác. 

Cà phê: Trong cà phê có chứa thành phần caffeine khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy kích thích tuyến thượng thận giải phóng cortisol và adrenaline vào máu là tác nhân làm huyết áp tăng. Ngoài ra các thực phẩm hàng ngày như sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể trong việc làm tăng huyết áp.

ăn gì để tăng huyết áp
Cà phê có tác dụng tăng huyết áp nhanh

Tập luyện thể dục thể thao 

Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong mạch máu cơ thể nên có hiệu quả đối với bệnh nhân huyết áp thấp để nâng cao sức khỏe. Điều lưu ý đặc biệt là những người bị huyết áp thấp nên cẩn thận lúc thay đổi tư thế đột ngột khi đang ở tư thế nằm hoặc ngồi.

Cách khắc phục là nên hít thở sâu vài phút trước khi đứng lên để làm tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận quan trọng của cơ thể là não bộ để tránh gây chóng mặt, choáng váng. Một số môn thể thao mà những người huyết áp thấp nên áp dụng là chạy bộ, đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu, yoga, …

Khám sức khỏe định kỳ

Một điều rất quan trọng với người bị huyết áp thấp nói riêng và nhiều bệnh nhân tim mạch nói chung nhưng lại hay bị bỏ quên. Đó là đi gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe tim mạch, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe và có hướng kiểm soát ngay từ đầu.

Xem thêm: Bác sĩ tim mạch giỏi gần đây

Những món ăn gì tăng huyết áp?

Trà cam thảo

Trà cam thảo từ lâu đã rất hữu ích cho bạn trong việc cải thiện mức huyết áp thấp bởi tác dụng giảm nồng độ kali trong cơ thể. Kali là một loại ion gây hạ huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn bị loại thải nhanh chóng qua quá trình lọc của thận.

Tuy trà cam thảo có thể giúp bạn tăng huyết áp nhưng bạn không nên lạm dụng loại trà này thường xuyên được. Vì nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như ngộ độc, sẩy thai và tương tác với một số loại thuốc tim mạch khác.

ăn gì để tăng huyết áp
Trà cam thảo được xem như thảo dược làm tăng huyết áp

Các loại Vitamin

Khi nói về vấn đề ăn gì để tăng huyết áp, thì bạn nên bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B12, vitamin E và axit folic. Các vitamin này sẽ giúp bạn cải thiện các bệnh thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp xảy ra. Các loại thực phẩm giàu vitamin E, B12 và axit folic có trong hạnh nhân, trứng, cá, cải bó xôi, khoai lang và sữa.

Nhân sâm

Nhân sâm là loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng cho sức khỏe nói chung và hệ tim mạch nói riêng. Một lượng nhân sâm ngay cả với liều rất thấp cũng được xem là loại thảo dược có thể giúp bạn tăng huyết áp nhanh chóng. Bạn nên sử dụng nhân sâm ở mức độ vừa phải và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ.

ăn gì để tăng huyết áp
Nhân sâm có công dụng tăng huyết áp

Thịt bò

Một loại thực phẩm giúp duy trì mức huyết áp trung bình không thể bỏ qua là thịt bò. Thịt bò có chứa rất nhiều dinh dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của cơ thể mà còn có lượng chất đạm cao. Đồng thời còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, kẽm, cùng các vitamin B2, B6, B12, rất tốt cho hệ miễn dịch và làm tăng quá trình tái tạo hồng cầu trong máu.


Bài viết trên đã giới thiệu một số biện pháp giúp nhiều người huyết áp thấp không biết ăn gì để tăng huyết áp. Nếu bạn đã áp dụng chúng rồi nhưng tình trạng hạ huyết áp không cải thiện và các dấu hiệu tiến triển thì nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.com, Medicalnewstday