Bệnh tim mạch: nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh tim mạch (Cardiovascular disease – CVD) là bệnh lý âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Đặc biệt bệnh tiêm mạch còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới theo WHO vào năm 2019. Hiện nay cứ 4 người trưởng thành thì có khoãng 1 đến 2 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (CVD) là một thuật ngữ chung chỉ các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Bệnh thường liên quan đến sự tích tụ chất béo bên trong lòng động mạch (xơ vữa động mạch) và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Do đó bệnh có thể liên quan đến tổn thương động mạch ở nhiều cơ quan như não, tim, thận và mắt. Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới nhưng phần lớn bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh.

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi điều trị và theo dõi cẩn thận thậm chí là suốt đời dẫn đến tốn kém nhiều chi phí.

2. Dấu hiệu bệnh tim mạch:

Các bệnh tim mạch được phân thành nhiều loại khác nhau. Ở đây chúng ta sẽ tạm phân làm 4 loại chính để cùng nhau tìm hiểu:

Bệnh mạch vành

benh-tim-mach
Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành xảy ra khi dòng máu giàu oxy đến cơ tim bị tắc nghẽn hoặc giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau thường là do mảng xơ vữa. Điều này làm giảm khả năng hoạt động của tim, dẫn đến:

  • Đau thắt ngực: lượng máu đến cơ tim bị hạn chế dẫn đến tình trạng đau thắt ngực.
  • Nhồi máu cơ tim: dòng máu đến tim bị tắc nghẽn đột ngột do cục máu đông hoặc các nguyên nhân khác. Đây là một tình trạng cấp cứu, cần phải đưa người bệnh đến ngay bệnh viện có phòng thông tim để điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Suy tim: nếu không điều trị bệnh mạch vành kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy tim do tim không còn khả năng bơm máu khắp cơ thể như trước.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) và TIAs

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho phần não ảnh hưởng bị tắc nghẽn, có thể gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Cần phải biết cách nhận diện tình trạng đột quỵ nhất là ở những gia đình có người cao tuổi hay người có nguy cơ cao để đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (hay còn gọi là TIAs hoặc “đột quỵ nhỏ”) cũng tương tự như trên nhưng dòng máu lên não chỉ tạm thời bị gián đoạn sau đó lại được khôi phục lại trạng thái ban đầu. Những người có tiền sử bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua sẽ tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Các triệu chứng chính của đột quỵ hoặc TIAs có thể được ghi nhớ với từ “FAST“, viết tắt của:

  • Face (khuôn mặt) – khuôn mặt có thể bị xệ xuống một bên, người bệnh không thể cười như bình thường hoặc miệng, mắt của họ có thể bị sụp xuống.
  • Arms (cánh tay) – người bệnh có thể không nhấc được cả hai cánh tay và giữ chúng vuống góc với cơ thể do cánh tay bị yếu hoặc tê một bên.
  • Speech (lời nói) – cho ngườ bệnh lặp đi lặp lại một câu nói ngắn vừa phải, họ có thể nói ngọng, nói không rõ chữ hoặc có thể hoàn toàn không nói được.
  • Time (thời gian) – gọi 115 ngay lập tức nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên, thời gian là vàng!

Bệnh động mạch ngoại biên

benh-tim-mach
Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi có hẹp tắc lòng mạch do mảng xơ vữa

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi có hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch đến các chi do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là chân. Bệnh có thể gây ra:

  • Đau chân âm ỉ hoặc chuột rút, nặng hơn khi đi bộ và đỡ hơn khi nghỉ ngơi.
  • Rụng lông ở chân và bàn chân do thiếu máu nuôi dưỡng.
  • Tê hoặc cảm thấy yếu ở chân.
  • Vết loét hở dai dẳng ở bàn chân hoặc đầu các ngón.

Bệnh động mạch chủ

Bệnh động mạch chủ là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến động mạch chủ, một động mạch dẫn máu ra từ tâm thất trái. Đây là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, dẫn máu từ tim đến các phần còn lại. Một trong những bệnh động mạch chủ phổ biến nhất là chứng phình động mạch chủ, nơi thành động mạch chủ trở nên suy yếu và phình ra bên ngoài. Bệnh này thường không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng bệnh có khả năng tiến triển đột ngột gây chảy máu ồ ạt vào các khoang cơ thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

3. Nguyên nhân bệnh tim mạch

Nguyên nhân chính xác của bệnh CVD không rõ ràng, nhưng có rất nhiều điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Đây được gọi là các “yếu tố nguy cơ“. Bạn càng có nhiều yếu tố nguy cơ, cơ hội phát triển bệnh CVD càng lớn. Nếu trên 40 tuổi bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe 5 năm một lần để kịp thời phát hiện và điều trị. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch:

benh tim mach 4
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên bệnh tim mạch
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc và sử dụng các loại thuốc có chứa nicotin khác là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với CVD. Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm hư hại và thu hẹp mạch máu.
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Nếu huyết tăng quá cao có thể làm hư hại các mạch máu trong cơ thể. Hơn 90% bệnh tăng huyết áp là không rõ nguyên nhân.
  • Cholesterol trong máu cao: Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong máu. Nếu bạn có lượng cholesterol cao, nó có thể khiến mạch máu của bạn bị thu hẹp do các mảng xơ vữa và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nếu mảng xơ vữa bị nứt gãy.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính không lây kéo dài suốt đời khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao. Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, khiến chúng dễ bị thu hẹp hơn. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị thừa cân hoặc béo phì, đây cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Không vận động: Không tập thể dục thường xuyên nhiều khả năng sẽ bị huyết áp cao, cholesterol máu cao và thừa cân. Tất cả những điều này đều là những yếu tố nguy cơ của CVD. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và cao huyết áp, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Tiền sử bệnh tim mạch của gia đình: bạn được cho là có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch nếu cha hoặc anh trai của bạn được chẩn đoán mắc bệnh CVD trước khi họ 55 tuổi, mẹ hoặc chị gái của bạn được chẩn đoán mắc bệnh CVD trước khi họ 65 tuổi.
  • Chủng tộc: mỗi dân tộc khác nhau có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch khác nhau.
  • Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng tới tim mạch như: tuổi tác, giới tính, chế độ ăn và rượu bia.

4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch

Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu bạn đã mắc bệnh CVD, việc thay đổi lối sống và giữ gìn sức khỏe tốt có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những cách có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

benh tim mach 5
Chế độ ăn hợp lý góp phần làm giảm nguy bệnh tim mạch
  • Bỏ thuốc lá: Nếu bạn cảm thấy việc tự bỏ thuốc lá quá khó khăn có thể đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.
  • Chế độ ăn hợp lý: “Bệnh tim mạch nên ăn gì?” – đây là một câu hỏi mà nhiều người cần được giải đáp. Một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý được khuyến khích để có trái tim khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm:
    • Thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch thông qua việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa. 
    • Giảm thức ăn có mức độ chất béo bão hòa cao có trong các loại thực phẩm như thịt mỡ, mỡ lợn, kem, bánh ngọt và bánh quy thay vào đó cố gắng duy trì, bổ sung các nguồn chất béo lành mạnh hơn, chẳng hạn như cá biển, các loại hạt và dầu ô liu.
    • Lượng muối thấp – mục tiêu ít hơn 5g (khoãng 1 thìa cà phê) mỗi ngày giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
    • Lượng đường thấp.
    • Thức ăn giàu chất xơ và thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt.
    • Ăn nhiều trái cây và rau: ngoài việc cung cấp chất xơ, trái cây và rau còn cung cấp một lượng vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh. Nếu bạn cảm thấy khó thực hiện việc này, hãy bắt đầu ở mức độ bạn cảm thấy thoải mái và tăng dần thời lượng và cường độ hoạt động cho đến khi thể lực của bạn được cải thiện.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì hãy kết hợp tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Cố gắng đạt được chỉ số BMI của bạn dưới 25 có thể làm giảm nguy cơ đáng kể của bệnh tim mạch.
  • Giảm uống rượu bia: Nếu bạn có thói quen uống rượu bia, hãy cố gắng không vượt quá giới hạn khuyến cáo là 14 đơn vị rượu mỗi tuần cho nam và nữ.
  • Thuốc: Nếu bạn có nguy cơ phát triển CVD đặc biệt cao, bác sĩ gia đình có thể khuyên bạn nên dùng thuốc để giảm nguy cơ phát triển của bệnh.

Ngoài ra nếu thay đổi lối sống và dùng thuốc không thể kiểm soát được bệnh tim mạch, có thể bác sĩ sẽ đề nghị thêm các thủ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật. Phương pháp mà bác sĩ đề nghị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ tổn thương tim và mạch máu của bạn.

Docosan là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch từ Docosan.

Một số phòng khám điều trị các bệnh tim mạch

Bệnh viện Quốc tế City – Tầm soát tim mạch trong gói khám tổng quát giá chỉ từ 1.650.000

Phòng khám tim mạch OCA – Tầm soát bệnh tim mạch giá chỉ 400.000

Phòng khám Đa khoa Olympus Gia Mỹ – Tầm soát tim mạch giá chỉ 1.465.000

Kết luận

Bệnh tim mạch là bệnh lý mạn tính được phân thành nhiều nhóm khác nhau. Trong những giai đoạn đầu của bệnh có thể không ảnh hưởng đến gì đến cuộc sống của người bệnh nhưng sau đó sẽ diễn tiến âm thầm dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng thậm chí là cả tử vong. Nếu phát hiện những triệu chứng và dấu hiệu kể trên hãy đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

 

Cardiovascular disease – NHS (www.nhs.uk)

Heart disease – Symptoms and causes – Mayo Clinic

Contact Me on Zalo