Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà ai cũng cần biết! 

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà là vấn đề ai cũng cần biết. Bởi cao huyết áp là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, dễ gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí đúng đắn và kịp thời.  Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà.

Các triệu chứng của cơn tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp chính là tình trạng huyết áp động mạch tăng lên cao hơn so với mức bình thường. Huyết áp tăng cao đột ngột là khi chỉ số huyết áp tăng cao bất thường (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Những cơn tăng huyết áp có thể xảy ra ở bệnh nhân đã phát hiện cao huyết áp nhưng cũng có thể xuất hiện cả ở người chưa phát hiện bệnh. Ở những người mắc bệnh tăng huyết áp, nếu không được kiểm soát huyết áp một cách hợp lý sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tăng cao huyết áp lên cao đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng.

Để có cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà an toàn, hiệu quả, bạn cần hiểu về các triệu chứng của người bị cao huyết áp đột ngột, chẳng hạn như:

  • Biểu hiện thường gặp như toàn thân nóng bừng, tim đập nhanh hơn, tay chân run rẩy và có cảm giác hồi hộp.
  • Các triệu chứng nguy hiểm cảnh báo như đau đầu, đau thắt ngực, choáng váng, buồn nôn và xây xẩm mặt mày.
  • Chảy máu cam: Các mạch máu khu vực niêm mạc mũi có nguy cơ vỡ ra khi huyếp áp lên cao đột ngột, áp lực máu lên thành mạch lớn. Hậu quả khiến người bệnh bị chảy máu cam và khó cầm.

Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà

Trước hết, bạn cần biết là cơn tăng huyết áp cấp cứu tại nhà là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng và cần được điều trị kịp thời để tránh sự cố không mong muốn. Chính vì vậy, việc có thêm những thông tin, kiến thức về cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà là điều ai cũng nên biết.

Trường hợp 1. Người bệnh có những triệu chứng nhẹ

Với người bệnh cao huyết áp lâu năm, khi huyết áp tăng nhưng chưa quá cao, các triệu chứng thường gặp dễ dàng nhận ra như dấu hiệu: chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, không đứng vững,…nhưng quan trọng là người bệnh vẫn còn giữ được sự tỉnh táo và có thể giao tiếp.

Trong trường hợp này, cách tốt là người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ, đo huyết áp nhiều lần để đánh giá mức độ nghiêm trọng. Nếu huyết áp tiếp tục lên mà không có dấu hiệu giảm, hãy gọi cấp cứu 115 để được điều trị kịp thời.

cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà – ai cũng cần biết!

Trường hợp thứ 2. Người bệnh bất tỉnh hoặc không thể giao tiếp

Trong trường hợp này, các dấu hiệu đã trở nên nghiêm trọng hơn như say sẩm mặt mày, đứng không vững và ngất xỉu tại chỗ.

Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà bạn có thể thực hiện là: để bệnh nhân nằm đầu cao, giữ cố định vị trí, hạn chế lay chuyển đột ngột để tránh huyết áp lên cao. Kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Sau khi thực hiện các bước trên, ngay lập tức liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu bệnh nhân.

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà – ai cũng cần biết!

Trường hợp thứ 3. Người bệnh bị đau ngực, khó thở đột ngột

Khi huyết áp lên cao đột ngột bệnh nhân có thể bị suy tim cấp, cảm thấy đau tức ngực, khó thở,…Đặc biệt ở những người có tiền căn bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá càng cần đặc biệt lưu ý để có phương pháp cấp cứu cao huyết áp tại nhà phù hợp.

Người nhà nên cho bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh và gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp này, bạn không nên xoa bóp ngực hoặc tay chân cho bệnh nhân dễ khiến tình hình bệnh nguy hiểm hơn.

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà – ai cũng cần biết!

Những việc không nên làm khi cấp cứu cao huyết áp tại nhà

Đối diện với một người đang mắc phải những cơn tăng huyết áp cấp cứu, bạn sẽ dễ hoang mang không biết nên làm thế nào. Nhất là đối với người thân trong gia đình, bạn sẽ càng lo lắng hơn. Tuy nhiên, thay vì hoảng loạn, bạn nên tìm hiểu những cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người thân. Bạn cần tránh một số việc sau đây khi sơ cứu tại nhà:

  • Không nên để bệnh nhân quá hốt hoảng, di chuyển hay nói chuyện nhiều vì sẽ tăng kích thích và có thể làm huyết áp tăng cao thêm.
  • Không nên tập trung đông người chỗ bệnh nhân khiến không gian trở nên chật hẹp và bệnh nhân khó hô hấp.
  • Không nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm nhiều muối hoặc đường bởi có thể khiến huyết áp và đường huyết lên cao.
  • Không được tự ý cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì nếu dùng thuốc không đúng liều lượng, gây hạ huyết áp quá nhanh, có thể gây tổn thương các cơ quan do giảm tưới máu đột ngột.

Sau khi sơ cứu, bạn hãy hãy bình tĩnh đợi xe cấp cứu. Tuyệt đối không tác động lay chuyển bệnh nhân, không áp dụng những việc chưa có cơ sở khoa học như uống nước chanh, châm kim nặn máu đầu ngón tay vì sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Bạn cần thường xuyên kiểm tra huyết áp của người bệnh, để khi bác sĩ đến cấp cứu, bạn có thể cung cấp toàn bộ các thông tin về chỉ số huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ bệnh đi kèm của người bệnh, đơn thuốc đang điều trị để bác sĩ nắm rõ tình trạng và đưa ra phương án cấp cứu chính xác.

Xem thêm: Huyết áp cao nên uống gì?

Cấp cứu cao huyết áp tại nhà
Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà – ai cũng cần biết!

Tóm lại, cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà là kiến thức mọi người cần biết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng c ủa người nhà và mọi người xung quanh. Hiểu đúng và thực hiện đúng sẽ giúp giảm thiệu nguy cơ tử vong, hạn chế biến chứng nguy hiểm và góp phần đem đến hiệu quả điều trị tốt hơn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch.

Contact Me on Zalo