Trong khi tỷ lệ người bị bệnh ngày càng cao thì cách trị tăng huyết áp không dùng thuốc và mẹo dân gian tại nhà đang được nhiều sự quan tâm. Vậy những biện pháp đó có cách thực hiện ra sao, hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp (còn gọi là cao huyết áp) là bệnh lý mạn tính xảy ra là do áp lực máu lưu thông tác động lên thành động mạch tăng bất thường. Tình trạng tăng huyết áp khiến tim và mạch máu của bạn phải chịu áp lực lớn, dần dần sẽ trở thành nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, …
Bệnh tăng huyết áp được chia thành 2 loại chính là tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát. Trong đó tăng huyết áp nguyên phát là khi bác sĩ không xác định được nguyên nhân thực sự của bệnh và vai trò kiểm soát huyết áp bằng lối sống hàng ngày sẽ đảm nhiệm vai trò rất quan trọng. Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng hậu quả của một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như rối loạn thần kinh thể dịch, cường tuyến yên, bệnh thận mạn, bệnh tim bẩm sinh, …
Cách điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Điều chỉnh lối sống
Người bệnh tăng huyết áp cần duy trì sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và đúng giờ, ăn uống không bỏ bữa. Đồng thời phải hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia,… Nếu bạn điều chỉnh được lượng rượu bia tiêu thụ một cách thích hợp có thể giúp giảm huyết áp tâm thu từ 2 đến 4 mmHg. Người ra người bệnh cũng cần phải bỏ việc hút thuốc lá hay các chất gây nghiện khác.
Chế độ ăn uống
Bạn cần ăn đầy đủ chất gồm tinh bột, đạm, và nên ăn thêm trái cây và rau củ quả, hạn chế chất béo bão hòa. Chế biến đồ ăn bằng cách luộc, hấp, và hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Người bệnh nên tập ăn nhạt và kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể hằng ngày. Đồng thời bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh các phản ứng tăng huyết áp khi cơ thể thiếu nước.
Luyện tập thể dục thể thao
Đây là một việc cần thiết hàng đầu để giúp bạn giảm huyết áp an toàn mà hiệu quả lâu dài. Nên dành ra một khoảng thời gian hằng ngày để tập thể dục và duy trì thường xuyên, tuy nhiên cần tránh việc tập quá sức. Các chuyên khoa khuyến cáo bạn nên tập luyện 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn bị thừa cân béo phì chính là đối tượng nguy cơ cao của bệnh tăng huyết áp cũng như nhiều bệnh chuyển hóa khác. Chính vì vậy nên người bệnh cần giữ cân nặng ở mức phù hợp bằng cách tập luyện và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Theo nghiên cứu cho thấy rằng huyết áp tâm thu ở bệnh nhân béo phì có thể giảm 5 đến 10 mmHg khi giảm cân nặng 10 kg.
Cách trị tăng huyết áp tại nhà
Cách trị tăng huyết áp bằng tỏi
Trong củ tỏi có thành phần loại hợp chất tên là allicin có khả năng kết hợp với những tế bào hồng cầu trong mạch máu làm giảm bớt áp lực lên thành mạch và giúp dòng máu lưu thông tốt hơn. Chính vì vậy mà tỏi được coi là một cách ổn định huyết áp của người bệnh được hiệu quả.
Theo các mẹo dân gian thì phương pháp thường nhất là sử dụng tỏi kết hợp với rượu trắng để chữa tăng huyết áp. Cách làm là bạn bóc vỏ các tép củ tỏi rồi để khoảng 15 phút ở bên ngoài, rồi cho vào trong bình có chứa rượu trắng với lượng rượu khoảng gấp đôi số tỏi đã bóc. Bạn cần để bình rượu ngâm tỏi ở nơi thoáng mát và thỉnh thoảng lắc đều. Sau ít nhất 15 ngày là có thể sử dụng, uống 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 30 – 50 ml và nên uống vào trước bữa sáng và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách trị tăng huyết áp bằng sữa không đường
Một số protein có trong sữa đóng vai trò như chất ức chế men chuyển angiotensin có tác dụng giãn mạch máu mà làm giảm huyết áp. Ngoài ra, sữa là thực phẩm rất giàu canxi, một loại dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển sức đề kháng của bệnh nhân cao huyết áp.
Thực tế cho thấy chế độ ăn uống có nhiều sữa, bao gồm 3 sản phẩm sữa và khoảng 8 đến 10 khẩu phần trái cây và hoa quả sử dụng hàng ngày có thể làm huyết áp tâm thu giảm 8 đến 14 mmHg. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng những người tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng đường trong khẩu phần ăn nên bạn cần dùng sữa không đường để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cách trị tăng huyết áp bằng cần tây
Cần tây ngoài việc được sử dụng như loại thực phẩm thì loại rau này còn được quan tâm đến với khả năng điều trị cao huyết áp rất tốt. Vì bên trong cần tây có chứa chất apigenin giúp giãn nở mạch máu và làm giảm huyết áp.
Thực hiện bài thuốc này bằng cách bạn chuẩn bị cần tây đã rửa sạch rồi sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Cứ 50g cần tây sẽ cần đun với 3 bát nước, sắc lấy 1 bát để uống . Hoặc bạn cũng có thể giã hoặc xay nhuyễn cần tây, rối chắt lấy nước đun với mật ong và đường.
Cách trị tăng huyết áp bằng đậu nành
Sữa đậu nành được coi là một phương thuốc dân gian giúp hạ huyết áp do chứa các hoạt chất tự nhiên như stigmasterol, kali và magie. Đây đều là những chất giúp tăng cường quá trình đào thải muối tại thận qua đường tiết niệu và góp phần duy trì huyết áp ổn định được lâu dài. Một ly sữa đậu nành không đường mỗi ngày là vừa đủ để giúp điều hòa huyết áp và phòng tránh những bệnh về tim mạch. Cần nhớ là bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều loại thực phẩm này nhé!
Cách trị tăng huyết áp bằng nước dừa
Trong nước dừa có chứa rất nhiều kali cho cơ thể làm tăng đào thải natri ra ngoài qua quá trình lọc nước tiểu tại thận. Cơ chế này sẽ khiến cả lượng nước trong mạch máu giảm xuống làm giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp nhanh hơn. Vậy nên bệnh nhân bị tăng huyết áp nên thường xuyên uống nước dừa hàng ngày. Tuy nhiên, cũng nên uống không quá 3 trái dừa mỗi ngày và bạn không nên cho thêm đá hay đường vào nước dừa mà hãy uống nguyên chất.
Bài viết trên đây đã giới thiệu các cách trị tăng huyết áp tại nhà với các thực phẩm tự nhiên và đơn giản, đồng thời cùng với các biện pháp lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh tăng huyết áp kiểm soát được tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu huyết áp của bạn bị tăng cao trong thời gian dài và xuất hiện các triệu chứng của huyết áp cao thì cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch có tại Docosan
Nguồn tham khảo: Heart.org, Health.harvard.edu