Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?

Hạ huyết áp uống gì là vấn đề càng nhiều người quan tâm. Bởi hạ huyết áp là một tình trạng nguy hiểm, nhưng có thể điều trị tức thời tại nhà cũng như phòng ngừa qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn “hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?”

Hạ huyết áp nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Hạ huyết áp là tình trạng khi chỉ số huyết áp của cơ thể giảm xuống dưới 90/60 mmHg (so với mức bình thường là120/80 mmHg). Hạ huyết áp làm cho lượng máu lưu thông từ tim đến các cơ quan (đặc biệt là não) không đủ và người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Giảm hoặc mất khả năng tập trung
  • Nhìn mờ, hoa mắt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Nếu nặng hơn, hạ huyết áp có thể gây mất ý thức, lú lẩn, ngất xỉu vì khi đó não do các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được đủ lượng máu và oxy để hoạt động. Ngoài ra, khi huyết áp không được ổn định dễ dẫn đến bệnh tim, các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Hạ huyết áp uống gì
Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?

Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường ?

Chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh là một trong những điều quan trọng để giúp chống lại những cơn hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định, giảm tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước, nhất là những loại nước bổ sung khoáng chất như nước khoáng thiên nhiên là phương pháp đơn giản kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy huyết áp giảm, hãy nhanh chóng thêm một chút muối vào cốc nước, khuấy đều và uống. Điều này giúp tăng huyết áp ngay lập tức vì natri có thể làm tăng mức huyết áp thấp của bạn.

Uống trà gừng, trà xanh, cà phê

Những loại nước như trà gừng, cà phê, trà đặc có thể kích thích nhịp tim trong thời gian ngắn, nâng cao chỉ số huyết áp tạm thời. Nhờ hàm lượng caffeine cao, trà xanh cũng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các thức uống trên để cải thiện các triệu chứng trong khi bị hạ huyết áp, chứ không nên dùng thường xuyên trong ngày. Vì sử dụng các thức uống kích thích thần kinh vào buổi tối, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.

Hạ huyết áp uống gì
Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?

Uống sữa ít béo

Uống sữa ít béo giàu canxi hơn có tác động giúp làm ổn định huyết áp đối với người trưởng thành. Sữa chứa rất nhiều dưỡng và khoáng chất như photpho, kali, canxi và vitamin D giúp đảm bảo huyết áp luôn được duy trì ở mức ổn định và khỏe mạnh.

Do đó, hãy cố gắng bổ sung thêm 2-3 ly sữa ít béo mỗi ngày vào trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với ngũ cốc để làm đa dạng thực đơn ăn uống, mà lại tốt cho sức khỏe tim mạch, cũng như ổn định huyết áp một cách hiệu quả.

Nước ép trái cây như lựu, mận, việt quất

Lựu là một loại trái cây rất giàu dưỡng chất như folate, vitamin C rất có lợi cho sức khỏe của hệ tim mạch. Ngoài ra, nước ép lựu còn hoạt động như một chất ức chế ACE tự nhiên, có tác dụng tương tự như nhóm thuốc được kê đơn trong việc điều trị bệnh về huyết áp và suy tim.

Sử dụng 240ml nước ép lựu mỗi ngày có thể làm ổn định huyết áp, đồng thời làm giảm mảng bám động mạch và tăng lưu lượng máu đến tim. Vì vậy, những người có vấn đề về tim mạch và bị huyết áp bất ổn thì hãy thêm nước ép lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Mận chính là một sự lựa chọn cực đúng đắn để trả lời cho câu hỏi huyết áp nên uống gì. Mận từ rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ giúp chống táo bón và có hiệu quả ổn định huyết áp rất tốt.Theo một báo cáo nghiên cứu, 6 quả mận khô mỗi ngày thì cải thiện thêm chỉ số huyết áp và có hàm lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể.

Việt quất là loại quả mọng có khả năng chống viêm và chống oxy hóa rất cao, góp phần, phòng chống hạ huyết áp. Việc sử dụng thường xuyên nước ép việt quất có thể giúp cải thiện huyết áp, làm giãn nở mạch máu và tăng cường lưu lượng máu đến tim.

Nếu sử dụng nước ép trái đúng cách trong cách chữa hạ huyết áp, thì hãy đảm bảo bạn không thêm đường vào đồ uống này.

Hạ huyết áp uống gì
Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?

Thuốc thường dùng để trị hạ huyết áp uống gì?

Khi có tình trạng hạ huyết áp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như theo dõi tình trạng này của bạn, không để tái phát những lần sau. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường được dùng để trị chứng hạ huyết áp như sau:

  • Fludrocortisone: Thuốc thúc đẩy khả năng giữ muối của thận, nhờ đó gián tiếp giúp giữ nước, giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp.
  • Midodrine: được sử dụng cho những người bị hạ huyết áp do các nguyên nhân liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ, do kích hoạt thụ thể trên các vi mạch máu để giúp tăng huyết áp.

Cách phòng ngừa bị hạ huyết áp

Bên cạnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, để kiểm soát hiệu quả tình trạng hạ huyết áp, ngăn ngừa những tác hại tiêu cực cho sức khỏe, người bệnh cần thực hiện một số điểm dưới đây:

  • Sử dụng máy đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra tình trạng huyết áp tại nhà, theo dõi huyết áp khi có các triệu chứng của hạ huyết áp.
  • Tích cực luyện tập thể chất mỗi ngày. Lựa chọn một số môn thể thao lý tưởng để luyện tập như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông….
  • Sinh hoạt hợp lý, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giản. Ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya, không hoạt động thể lực quá mức, hạn chế căng thẳng mệt mỏi…
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, mà nên thay đổi tư thế từ từ. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng hay đang ngồi mà cần phải đứng lên, thì nên hít thở sâu một vài phút, sau đó mới từ từ ngồi hoặc đứng dậy.
Hạ huyết áp uống gì
Hạ huyết áp uống gì để huyết áp bình thường?

Tóm lại, hạ huyết áp là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Bạn có thể điều trị cũng như phòng ngừa hạ huyết áp bằng một chế độ ăn uống khoa học cũng như lối sống lành mạnh. Hiểu rõ được hạ huyết áp sẽ giúp bạn điều trị cũng như phòng tránh được hiệu quả hơn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.