Hẹp van động mạch chủ: Nguyên nhân, cách điều trị

Van động mạch chủ là van quan trọng trong 4 van của cơ thể, có nhiệm vụ giữ cho dòng màu lưu thông một chiều trong cơ thể. Khi hẹp van động mạch chủ sẽ dẫn đến các bệnh van động mạch chủ – thường gặp nhất trong các nhóm bệnh van tim còn lại. Sau đây hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về van động mạch chủ và bệnh van động mạch chủ qua bài viết dưới đây nhé!

Van động mạch chủ là gì?

Van động mạch chủ
Van động mạch chủ và các bệnh van động mạch chủ là gì?

Van động mạch chủ là một van nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ trong tim của con người và hầu hết các loài động vật khác. Đây là một trong bốn van của tim và là một trong hai van bán nguyệt (van còn lại là van động mạch phổi).

Van động mạch chủ là thành phần cuối cùng trong tim mà máu chảy qua trước khi đi vào trong hệ tuần hoàn.

Áp suất trong tâm thất trái tăng lên khi tâm thất trái co lại (thì tâm thu). Van động mạch chủ mở ra khi áp suất trong tâm thất trái vượt quá áp suất trong động mạch chủ, cho phép máu chảy từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Áp suất trong tâm thất trái giảm nhanh chóng sau khi hết thì tâm thu. Khi áp suất trong tâm thất trái giảm xuống, van động mạch chủ sẽ đóng lại. Thành phần A2 của tiếng tim thứ hai được tạo ra bởi sự đóng van động mạch chủ này.

Van động mạch chủ giữ cho máu chảy qua tim theo đúng hướng và 1 chiều. Lưu lượng máu đến các phần còn lại của tim và cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do van động mạch chủ bị tổn thương hoặc bị bệnh.

Bệnh lý hẹp van động mạch chủ

Định nghĩa

Bệnh van động mạch chủ là một dạng bệnh van tim, xuất hiện khi van giữa buồng tim dưới bên trái (tâm thất trái) và động mạch chính của cơ thể (động mạch chủ) không hoạt động bình thường.

Sau đây là 2 thể của bệnh van động mạch chủ:

Van động mạch chủ
Van động mạch chủ và các bệnh van động mạch chủ là gì?
  • Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ bị thu hẹp. Các lá van động mạch chủ dày lên và cứng lại, hoặc chúng hợp nhất với nhau. Van động mạch chủ bị thu hẹp khiến máu từ tim khó lưu thông, bị giảm hoặc tắc nghẽn khi đến các cơ quan khác trong cơ thể là hậu quả của những vấn đề trên.
  • Hở van động mạch chủ. Máu chảy ngược vào buồng tim dưới bên trái (tâm thất) do van động mạch chủ không đóng kín.

Bệnh van động mạch chủ có thể xuất hiện khi mới sinh được gọi là bệnh tim bẩm sinh hoặc phát triển sau này do hậu quả của các vấn đề sức khỏe khác.

Việc điều trị bệnh van động mạch chủ được xác định dựa trên thể bệnh và mức độ của bệnh. Van động mạch chủ có thể cần được sửa chữa hoặc thay thế van mới ở một số người.

Các triệu chứng hẹp van động mạch chủ

Bệnh van động mạch chủ có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng gì trong nhiều năm ở một số người.

Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh van động mạch chủ:

Van động mạch chủ
Van động mạch chủ và các bệnh van động mạch chủ là gì?
  • Đau hoặc tức ngực
  • Ngất xỉu
  • Nghe thấy âm thổi của tim
  • Rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực
  • Chậm tăng cân (thường gặp ở trẻ em bị hẹp van động mạch chủ)
  • Chóng mặt
  • Khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc khi nằm
  • Ăn không ngon (thường gặp ở trẻ em bị hẹp van động mạch chủ)
  • Mệt mỏi sau hoạt động hoặc giảm khả năng vận động

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Khám cấp cứu ngay nếu bạn bị đau ngực đột ngột.

Nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh van tim, chẳng hạn như khó thở, kiệt sức sau khi tập thể dục thể thao hoặc đánh trống ngực, hãy hẹn gặp bác sĩ.

Suy tim đôi khi có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của rối loạn chức năng van động mạch chủ. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không giảm ngay cả khi nghỉ ngơi, khó thở hoặc sưng mắt cá chân và bàn chân, đây đều là những dấu hiệu của suy tim.

Nguyên nhân mắc bệnh van động mạch chủ

Một bất thường ở tim lúc mới sinh có thể gây ra bệnh van động mạch chủ (khuyết tật tim bẩm sinh).

Các nguyên nhân khác gây rối loạn chức năng van động mạch chủ bao gồm:

  • Lớn tuổi
  • Nhiễm trùng
  • Huyết áp quá cao
  • Tổn thương tim

Yếu tố nguy cơ bệnh van động mạch chủ

Bệnh van động mạch chủ có thể thường gặp hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Lớn tuổi: Khi con người già đi, cặn canxi có thể tích tụ trên van động mạch chủ, khiến van này bị cứng và hẹp lại.
  • Dị tật tim bẩm sinh ở van tim: Hở van động mạch chủ có nhiều khả năng xảy ra hơn ở những người có nắp van bị khuyết, thừa hoặc hợp nhất.
  • Sốt thấp khớp: Hẹp động mạch chủ có thể là hậu quả của bệnh viêm họng hạt này gây ra. Nếu bạn bị bệnh van tim do sốt thấp khớp thì sẽ được gọi là bệnh thấp tim.
  • Viêm các buồng tim và niêm mạc van (viêm nội tâm mạc): Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh đe dọa tính mạng này. Nó có khả năng gây tổn thương nặng cho van động mạch chủ.
  • Tiền căn xạ trị ngực: Xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư. Các triệu chứng bệnh van tim có thể không xuất hiện trong nhiều năm sau khi xạ trị xong.
  • Các vấn đề y tế khác: Hẹp hoặc trào ngược động mạch chủ có thể trở nên trầm trọng hơn do bệnh thận mãn tính, lupus và hội chứng Marfan, …

Mời bạn tham khảo sản phẩm Gói xét nghiệm tim mạch có tại Docosan

Biến chứng hẹp van động mạch chủ

Bệnh van động mạch chủ có thể gây ra nhiều hậu quả, bao gồm:

  • Hình thành cục máu đông
  • Đột quỵ
  • Suy tim
  • Các rối loạn nhịp tim
  • Ngừng tim đột ngột gây tử vong.

Các biến chứng có thể được giảm bớt khi có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Van động mạch chủ là một van nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ trong tim của con người. Hẹp van động mạch chủ là một dạng bệnh van tim, xuất hiện khi van giữa buồng tim dưới bên trái (tâm thất trái) và động mạch chính của cơ thể (động mạch chủ) không hoạt động bình thường. Bệnh van động mạch chủ có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng gì trong nhiều năm ở một số người nhưng nếu có dấu hiệu bệnh thì có thể sẽ cảm thấy: Đau hoặc tức ngực, ngất xỉu, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, …

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn: en.wikipedia.org, mayoclinic.org

Contact Me on Zalo