Huyết áp bình thường luôn luôn là chỉ số mà ai cũng muốn đạt được kể cả người già lẫn trẻ. Huyết áp cao hoặc thấp không chỉ ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe của bản thân mà đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là huyết áp bình thường và cần làm gì để đảm bảo chỉ số ấy.
Tóm tắt nội dung
Huyết áp là gì?
Huyết áp có thể được phân thành năm loại khác nhau bao gồm bình thường, tăng cao, tăng huyết áp giai đoạn I, tăng huyết áp giai đoạn II và tăng huyết áp khủng hoảng.
Huyết áp là lực do máu tác dụng lên thành trong của động mạch. Mặc dù huyết áp trung bình của một người không đổi, nhưng nó cho thấy những dao động nhỏ trong cơ thể, giảm khi đang thư giãn và tăng trong giây lát khi đang phấn khích hoặc căng thẳng.
Huyết áp được viết dưới dạng giá trị tâm thu và tâm trương. Do đó, HA 120/80 mm Hg có nghĩa là 120 là số tâm thu và 80 là số tâm trương.
Huyết áp cao có nhiều khả năng gây ra:
- Đau tim
- Nhức đầu
- Suy tim
- Mất thị lực
- Suy thận
- Sa sút trí tuệ
- Rối loạn cương dương
Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực của máu trong động mạch. Nó được tạo ra chủ yếu bởi sự co bóp của cơ tim. Phép đo của nó được ghi lại bằng hai con số. Áp suất đầu tiên (áp suất tâm thu) được đo sau khi tim co bóp và là cao nhất. Thứ hai (huyết áp tâm trương) được đo trước khi tim co bóp và là thấp nhất. Máy đo huyết áp được sử dụng để đo áp suất. Tăng huyết áp được gọi là “tăng huyết áp”.
Theo đó huyết áp bình thường theo tuổi cả nam và nữ bao gồm Huyết áp tâm trương (DBP) và Huyết áp tâm thu (SBP) được bao gồm như sau.
Nam giới huyết áp người bình thường là bao nhiêu?
- Tuổi 21 – 25: SBP (120.5), DBP (78.5)
- Tuổi 26 – 30: SBP (119.5), DBP (76.5)
- Tuổi 31 – 35: SBP (114.5), DBP (75.5)
- Tuổi 36 – 40: SBP (120.5), DBP (75.5)
- Tuổi 41 – 45: SBP (115.5), DBP (78.5)
- Tuổi 46 – 50: SBP (119.5), DBP (80.5)
- Tuổi 51 – 55: SBP (125.5), DBP (80.5)
- Tuổi 56 – 60: SBP (129.5), DBP (79.5)
- Tuổi 61 – 65: SBP (143.5), DBP (76.5)
Nữ giới huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?
- Tuổi 21 – 25: SBP (115.5), DBP (70.5)
- Tuổi 26 – 30: SBP (113.5), DBP (71.5)
- Tuổi 31 – 35: SBP (110.5), DBP (72.5)
- Tuổi 36 – 40: SBP (112.5), DBP (74.5)
- Tuổi 41 – 45: SBP (116.5), DBP (73.5)
- Tuổi 46 – 50: SBP (124), DBP (78.5)
- Tuổi 51 – 55: SBP (122.55), DBP (74.5)
- Tuổi 56 – 60: SBP (132.5), DBP (78.5)
- Tuổi 61 – 65: SBP (130.5), DBP (77.5)
Huyết áp bình thường của người già là bao nhiêu?
Người già do mạch máu thường sẽ bị xơ và giảm độ đàn hồi nên huyết áp sẽ cao hơn khi còn trẻ. Theo đó trung bình nam giới ở tuổi 61 – 65 sẽ có mức (143.5) – DBP (76.5) và nữ giới tuổi từ 61 – 65 sẽ có mức SBP (130.5) – DBP (77.5).
Làm thế nào để giữ huyết áp bình thường?
Áp huyết bình thường mà không dùng thuốc chắc chắn là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Để làm được điều ấy bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
- Giảm cân: Có một thân hình cân đối và cân nặng vừa phải sẽ giúp bạn luôn có được một thể trạng tốt, huyết áp bình thường và tránh các nguy cơ bệnh tim mạch
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp mạch máu chắc khỏe hơn, khả năng đàn hồi được nâng cao tránh được sự nguy hiểm do tình trạng giảm/cao huyết áp đột ngột gây ra
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng lượng protein vừa đủ sẽ giúp thành mạch máu khỏe mạnh, không bị xơ cứng
- Giảm natri bữa ăn: Natri được cung cấp vào cơ thể chủ yếu qua muối. Mỗi ngày, sử dụng không quá 2.300mg natri, lý tưởng ở mức là dưới 1.500mg sẽ giúp hạn chế tăng hoặc giảm huyết áp
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia nếu dùng ít (từ 1 – 2 lý/ngày) sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu bia dễ gây tăng huyết áp và giảm hiệu quả của thuốc hạ huyết áp.
- Tránh xa thuốc lá: Cứ mỗi điếu thuốc lá được hút sẽ gây tăng huyết áp trong thời gian dài. Vậy nên bỏ thuốc cũng là cách rất tốt giúp huyết áp luôn ở mức bình thường.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng sẽ khiến máu lưu thông nhanh hơn từ đó làm huyết áp cao hơn.
Huyết áp bình thường sẽ đảm bảo có một hệ tim mạch khỏe mạnh và không gặp các vấn đề như đột quỵ, chóng mặt, đau tim, suy thận, … Bởi vậy hãy giữ cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học và khám sức khỏe thường xuyên nhé!
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch có tại Docosan
Nguồn tham khảo: hopkinsmedicine.org