Tăng huyết áp tâm trương cao là một bệnh lý tim mạch phổ biến là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân và cần được điều trị suốt đời. Tuy rất phổ biến nhưng ít ai có cơ hội tìm hiểu rõ và từng chỉ số của huyết áp. Bài viết sau đây của Docosan sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình trạng huyết áp tâm trương cao.
Tóm tắt nội dung
Huyết áp tâm trương cao là gì?
Huyết áp là áp lực mà máu trong tuần hoàn tác động lên thành mạch được xác định bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, thường được thể hiện dưới dạng một tỷ số.
Huyết áp tâm thu là chỉ số trên, là chỉ số lớn hơn huyết áp tâm trương là chỉ số dưới. Huyết áp tâm trương là áp lực của máu tác động lên thành mạch ở thì tâm trương của tim (khi cơ tim đang giãn)
Có 3 loại tăng huyết áp: Tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp hỗn hợp. Tăng huyết áp tâm trương xảy ra khi số dưới cao từ 90mmHg trở lên khi chúng ta đang trong trạng thái nghỉ ngơi và không bị kích thích.
Nguyên nhân làm cho huyết áp tâm trương cao?
- Tuổi: Người càng lớn tuổi thì khả năng có tăng huyết áp càng tăng. Tuy nhiên, khả năng tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa.
- Giới tính: Nam có tỷ lệ mắc tăng huyết áp tâm trương cao hơn nữ
- Tiền căn gia đình: Người có bố mẹ mắc tăng huyết áp thì có nguy cơ cao hơn có thể mắc bệnh lý này..
- Béo phì: một phần lớn các bệnh nhân tăng huyết áp có tình trạng thừa cân. Ở người lớn, nguy cơ tăng huyết áp cao gấp đôi đối với những người có tình trạng thừa cân. Béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp khi trưởng thành của nhóm đối tượng này.
- Hút thuốc
- Sử dụng nhiều thức uống có cồn như rượu, bia.
- Chế độ ăn mặn, thiếu Kali.
- Căng thẳng, stress.
- Một số bệnh lý toàn thân khác cũng góp phần là tăng nặng tình trạng huyết áp như đái tháo đường, bệnh thận, cường giáp,…
- Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra sự gia tăng huyết áp như: thuốc kháng viêm không steroid, corticosteroid, thuốc ngừa thai,…
Dấu hiệu huyết áp tâm trương cao
Tăng huyết áp thường khó nhận biết hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe thường quy hay bệnh đã tiến triển vào đợt cấp.
Đây là một số dấu hiệu cảnh báo nếu tình trạng huyết áp tâm trương quá cao:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Đổ mồ hôi đêm
- Khó ngủ
- Chảy máu mũi
- Đánh trống ngực
- Buồn nôn
- Nhìn mờ
Huyết áp tâm trương cao đơn độc có thể làm tăng nặng các bệnh lý khác gây các biến chứng nghiêm trọng đối với bệnh nhân như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các tình huống tử vong do nguyên nhân tim mạch khác.
Cách phòng ngừa huyết áp tâm trương cao
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Đây là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp tâm trương. Mọi người có thể tầm soát thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ hay những buổi thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế. Trang bị máy đo huyết áp cá nhân trong gia đình cũng là một biện pháp tầm soát hữu ích, giúp không chỉ phát hiện sớm các thành viên mắc bệnh mới mà còn giúp theo dõi những người bệnh tăng huyết áp trong gia đình.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Hạn chế ăn quá mặn
- Tăng cường các loại ăn rau xanh, hoa quả tươi
- Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol
- Đảm bảo cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng cho cơ thể, đặc biệt là Kali.
- Giữ thân hình cân đối: Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trong khoảng từ 18.5 đến dưới 30. Giữ vòng eo dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống thức uống có cồn như rượu, bia
- Dừng hoàn toàn hút thuốc lá hay thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Cố gắng duy trì như một thói quen.
- Tránh lo âu, căng thẳng, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Huyết áp tâm trương cao, khi nào cần đi khám?
Tăng huyết áp tâm trương có thể là một bệnh lý hoặc là một triệu chứng của một bệnh lý khác. Bất kể khi nào thấy có các triệu chứng cảnh báo khi huyết áp tăng cao đều cần có sự tham khám và tư vấn từ bác sĩ. Khám sức khỏe định kỳ và tự theo dõi huyết áp tại nhà là các biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán sớm bệnh lý. Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh cần phải thay đổi lối sống lành mạnh hơn và cần được quản lý sức khỏe lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ điều trị huyết áp tâm trương cao
- Bác sĩ Phạm Xuân Hậu – Quận Bình Thạnh
- Thạc sĩ bác sĩ Bùi Thị Xuân Nga – Quận Bình Tân
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu tăng huyết áp tâm trương tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- George L. Bakris , MD, University of Chicago School of Medicine : Hypertension
- Hypertension – WHO