Bài viết được biên soạn bởi bác sĩ nội tổng hợp Hồ Thị Kiều Thu. Bác sĩ Hồ Thị Kiều Thu đã có hơn 12 năm kinh nghiệm chuyên khám và điều trị bệnh lý tim mạch. Hiện nay, bác sĩ đang công tác ở Phòng khám đa khoa Kiều Tiên.
Chúng ta đã nghe nhiều về cholesterol, mỡ máu, về những cách để phòng ngừa bệnh tim mạch. Nhưng đâu là thông tin xác thực, đâu là thông tin chưa chính xác? Vì vậy Docosan đã nhờ bác sĩ Hồ Thị Kiều Thu giải thích về những điều chúng ta từng nghĩ là đúng dưới đây. Để xét nghiệm mỡ máu, hãy đặt hẹn với bac sĩ Kiều Thu bằng cách bấm vào nút dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 1. Cholesterol cao là vấn đề của tuổi trung niên
- 2 2. Chỉ những người thừa cân béo phì mới có cholesterol cao
- 3 3. Dùng thuốc hạ lipid máu thì không cần ăn kiêng, luyện tập
- 4 4. Cholesterol cao do di truyền thì không thể cải thiện
- 5 5. Tránh toàn bộ thức ăn có cholesterol cao
- 6 6. Nên chọn sản phẩm có ghi trên nhãn “không có cholesterol” , ” không transfat”
- 7 7. Nên ăn bơ thực vật thay vì bơ sữa để tránh tiêu thụ cholesterol
- 8 8. Luyện tập và ăn kiêng là đủ, không cần dùng thuốc
- 9 9. Cholesterol cao chỉ ảnh hưởng đến tim.
- 10 10. Mức cholesterol thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
1. Cholesterol cao là vấn đề của tuổi trung niên
Điều này không hẳn đúng. Một số người được sinh ra với lượng cholesterol cao do di truyền từ cha mẹ. Mức cholesterol là một yếu tố dự báo về nguy cơ mắc bệnh tim, và những gì bạn không biết sẽ làm hại bạn, xét nghiệm mỡ máu định kỳ để biết các thay đổi về chỉ số cholesterol trong cơ thể là một việc cần thiết.
Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ và bạn sớm lên kế hoạch giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Bệnh tim mạch mang đến không chỉ rủi ro về sức khỏe mà còn là rủi ro về kinh tế, gia đình, vậy nên phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.
Tầm soát cholesterol máu được các hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên được thực
hiện như sau:
- Một lần từ 9 đến 11 tuổi
- Một lần từ 17 đến 21 tuổi đối với trẻ em và thanh niên không có các yếu tố nguy cơ khác hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm.
- Sau tuổi 21, bạn cần kiểm tra cholesterol máu mỗi 5 năm một lần
2. Chỉ những người thừa cân béo phì mới có cholesterol cao
Mọi người thuộc bất kỳ loại cơ thể nào đều có thể có cholesterol cao. Thừa cân hoặc béo phì gia tăng khả năng bạn bị cholesterol cao, nhưng ngay cả một thân hình cân đối cũng có nguy cơ bị dư lượng cholesterol cao.
Lượng cholesterol bám vào thành mạch máu cao cũng thường không gây ra triệu chứng điển hình. Vì vậy, nhận biết cholesterol thông qua triệu chứng là việc gần như không thể, và xét nghiệm cholesterol trong máu là cần thiết. Tuy nhiên, ở một số người cũng có hiện tượng vàng da do tích tụ cholesterol.
3. Dùng thuốc hạ lipid máu thì không cần ăn kiêng, luyện tập
Nếu bạn chỉ uống thuốc mà không thực hiện chế độ ăn uống và không luyện tập, hiệu quả ngăn cholesterol tích tụ trong thành mạch máu sẽ không cao bằng khi kết hợp những phương pháp này.
Bạn nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để tập luyện thể thao, tránh tiêu thụ thực phẩm có chất béo bão hòa và chất béo trans.
4. Cholesterol cao do di truyền thì không thể cải thiện
Ngay cả khi bạn có khuynh hướng di truyền cholesterol cao, các bác sĩ vẫn có thể điều trị hiệu quả cho bạn. Một bác sĩ tim mạch, người chuyên điều trị các tình trạng tim và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, có thể giúp kiểm soát mỡ máu bằng thuốc và sự kết hợp các loại thuốc khác nhau để giảm lượng LDL xuống và tăng mức HDL. Bất kể tiền sử gia đình của bạn là gì hay bạn đang dùng thuốc gì, một lối sống lành mạnh cũng sẽ góp phần tạo nên một trái tim khỏe mạnh. Đừng quên chọn cho mình một bác sĩ tim mạch đồng hành!
Bên cạnh đó, mức cholesterol của bạn là kết quả của chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất của bạn, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất.
Tuổi tác và thừa cân hoặc béo phì cũng ảnh hưởng đến mức cholesterol trong cơ thể. Dù sao thì, một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và có nhiều hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải sẽ giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
5. Tránh toàn bộ thức ăn có cholesterol cao
Không phải tất cả cholesterol đều có hại cho cơ thể. Cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện các chức năng quan trọng, chẳng hạn như tạo ra hormone và xây dựng tế bào, cụ thể như:
- HDL (lipoprotein mật độ cao), hoặc cholesterol “tốt”, mang cholesterol trở lại gan. Sau đó, gan sẽ thải nó ra khỏi cơ thể. Mức cholesterol HDL cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- LDL (lipoprotein mật độ thấp), đôi khi được gọi là cholesterol “xấu”, là dạng chính bám trên thành mạch máu. Khi cơ thể bạn có quá nhiều LDL, nó có thể tích tụ trong thành mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Tốt nhất là chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa hơn, TRÁNH thực phẩm làm từ động vật, bao gồm thịt đỏ, bơ và pho mát, …
Thay vào đó, hãy cố gắng ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, chẳng hạn như bột yến mạch và đậu, và chất béo không bão hòa lành mạnh, chẳng hạn như quả bơ, dầu ô liu và các loại hạt.
6. Nên chọn sản phẩm có ghi trên nhãn “không có cholesterol” , ” không transfat”
Có ý kiến cho rằng nếu nhãn sản phẩm ghi “không có cholesterol”, thì thực phẩm đó tốt cho tim. Điều này không đúng hoàn toàn, bởi vì nhiều loại thực phẩm “không có cholesterol” hoặc thậm chí “ít chất béo” NHƯNG có nhiều loại chất béo “xấu” khác, chẳng hạn như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Hầu hết lượng cholesterol dư thừa trong máu của chúng ta đến từ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, như thịt mỡ và thực phẩm chế biến sẵn.
Vitamin E có thể ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do làm giảm cholestetol LDL trong mạch máu. Hãy bổ sung vitamin E với ENAT để đẩy lùi những rủi ro do cholesterol gây ra.
7. Nên ăn bơ thực vật thay vì bơ sữa để tránh tiêu thụ cholesterol
Có ý kiến cho rằng chuyển từ bơ sữa sang bơ thực vật sẽ giúp giảm cholesterol tiêu thụ. Tuy nhiên, bơ thực vật có nhiều chất béo bão hòa và cũng có một số chất béo chuyển hóa.
Cách tốt nhất là bỏ qua cả hai loại bơ và thay vào đó sử dụng dầu ăn có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hạt cải.
8. Luyện tập và ăn kiêng là đủ, không cần dùng thuốc
Tuy chế độ ăn uống và luyện tập có tác động tích cực lên việc tránh tắc nghẽn mạch máu, những phương pháp này không thể thay thế thuốc ở những nhóm người sau đây:
- Những người di truyền chứng tăng cholesterol máu hoặc những người có mức LDL rất cao. Nếu dùng thuốc điều trị, mức LDL sẽ tiếp tục tăng lên, ngay cả khi họ còn trẻ.
- Người mắc bệnh tim mạch, người bị hẹp động mạch do có quá nhiều mảng bám.
- Người bị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 làm giảm HDL và tăng LDL, tức là tăng khả năng bít tắc động mạch.
9. Cholesterol cao chỉ ảnh hưởng đến tim.
Cholesterol thì di chuyển theo máu, vì thế máu đi đến đâu thì mạch máu ở đó đều có thể bị bít tắc. Bệnh tim là kết quả phổ biến nhất của sự xơ cứng động mạch do mảng bám tích tụ và động mạch không chỉ bị sơ cứng ở một điểm. Cholesterol có thể thu hẹp các mạch dẫn đến thận và gây ra bệnh thận; thu hẹp các động mạch lên não, tăng nguy cơ đột quỵ; hoặc thậm chí ảnh hưởng đến chân và dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi.
10. Mức cholesterol thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
Một số người có niềm tin sai lầm rằng có lượng cholesterol thấp sẽ làm yếu cơ và giảm trí nhớ. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh niềm tin này. Có bác sĩ còn chỉ ra rằng, ở trẻ sơ sinh, khi mà các tế bào đang phát triển, các cơ quan hoàn thiện, tuy lượng LDL(xấu) thấp, sự phát triển bình thường của trẻ không bị ảnh hưởng.
Với những lời giải thích cặn kẽ trên đây, bác sĩ KiềuThu đã tháo gỡ những điều tưởng như là đúng mà chúng ta nhầm lẫn bấy lâu. Đặt lịch hẹn kiểm tra nguy cơ bệnh tim, xét nghiệm mỡ máu cùng bác sĩ Kiều Tiên bằng cách bấm vào nút dưới đây.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch.