Suy tim: dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy tim là một biến chứng, hậu quả thường gặp của nhiều bệnh lý tim mạch. Suy tim cũng chính là một trong những nguyên nhân tim mạch gây tử vong hàng đầu. Hiểu biết thêm về bệnh suy tim giúp người bệnh nắm được căn bệnh của mình, thông qua đó tuân thủ điều trị, kéo dài đời sống.

10 bác sĩ tim mạch giỏi tại TP. HCM

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và gây nguy cơ tử vong cao. Tại Việt Nam, đã có hơn 170.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch vào năm 2016. Việc có được chẩn đoán sớm và chính xác cũng như có phương hướng điều trị phụ hợp là yếu tố quan trọng nhất […]

Suy tim là gì?

Theo ESC 2016 (European Society of Cardioly, Hiệp hội Tim mạch Châu Âu), suy tim là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như khó thở, phù mắt cá chân và mệt mỏi, có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như tăng áp lực tĩnh mạch, ran nổ ở phổi và phù ngoại vi) do bất thường về cấu trúc và (hoặc) chức năng của tim, dẫn đến giảm cung lượng tim và (hoặc) tăng áp lực nội tâm mạc khi nghỉ ngơi hoặc khi căng thẳng.

Suy tim còn được biết qua hội chứng suy tim sung huyết trên lâm sàng, biểu hiện bằng rối loạn chức năng thất trái và rối loạn sự điều hòa thần kinh – hormon (theo Packer). Hậu quả của sự rối loạn đó chính là tim sẽ mất khả năng gắng sức, ứ dịch và tuổi thọ sẽ giảm đi.

  • Suy tim tâm thu khi phân suất tống máu ≤ 40% (suy tim phân suất tống máu giảm), thường xảy ra do chức năng co bóp tâm thất suy giảm
  • Suy tim tâm trương khi phân suất tống máu ≥ 50% (suy tim phân suất tống máu bảo tồn), thường do rối loạn chức năng tâm trương của tâm thất làm giảm đổ đầy thất.
suy-tim

Nguyên nhân suy tim

Đối với một bệnh nhân suy tim, cần làm rõ được hai nguyên nhân: nguyên nhân nền (underlying cause) và nguyên nhân hay yếu tố làm nặng (precipitating cause). Một số nguyên nhân phổ biến gây suy tim có thể kể đến như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, rượu, siêu vi, vô căn…

Ở Việt Nam bệnh van tim hậu thấp còn xuất hiện với tỉ lệ cao, do đố nguyên nhân chính gây suy tim ở người trẻ dưới 40 tuổi thường là các bệnh lý van tim; ngoài độ tuổi này thì bệnh động mạch vành và tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy tim.

Các nguyên nhân chính gây suy tim tâm thu:

  • Bệnh động mạch vành (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim)
  • Tăng tải áp lực mạn (tăng huyết áp, bệnh van tim tắc nghẽn)
  • Tăng tải thể tích mạn (bệnh hở van, dòng chảy thông trong tim, dòng chảy thông ngoài tim)
  • Bệnh cơ tim giãn không nở trong thiếu máu cục bộ
  • Rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền
  • Bệnh phổi do tim (tâm phế, rối loạn mạch máu phổi)
  • Rối loạn chuyển hóa (cường giáp, Beriberi)

Các nguyên nhân gây suy tim tâm trương:

  • Bệnh động mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Hẹp van động mạch chủ
  • Bệnh cơ tim phì đại
  • Bệnh cơ tim hạn hcees

Các yếu tố làm nặng (yếu tố thúc đẩy) suy tim bao gồm:

  • Không tuân thủ điều trị
  • Yếu tố huyết động (tăng huyết áp không kiểm soát)
  • Sử dụng thuốc không phù hợp
  • Nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ
  • Bệnh lý toàn thân (nhiễm trùng, thiếu máu…)
  • Thuyên tắc phổi
  • Rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền

Triệu chứng suy tim

  • Khó thở gắng sức: khai thác kĩ mức độ gắng sức của người bệnh, diễn tiến khó thở theo mức độ gắng sức (đi bộ bao lâu thì khó thở, khó thở khi leo cầu thang, khó thở khi vận động nhiều…)
  • Khó thở phải ngồi: bệnh nhân cảm thấy khó thở khi nằm đầu thấp, phải kê gối cao hoặc ngồi dậy để giảm bớt khó thở, mức độ kê gối cao cũng giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá được mức độ khó thở của ngồi. Ngoài ra người bệnh có thể miêu tả cơn ho khi nằm đầu thấp, ho giảm bớt khi ngồi dậy hoặc kê gối cao.
  • Khó thở kịch phát về đêm hay suyễn tim: đột ngột tỉnh dậy vì khó thở, cảm giác hoảng hốt lo sợ, cảm thấy ngộp thở, thở rít (suyễn tim), thường kéo dài khá lâu, trên 30 phút mới bắt đầu thuyên giảm. Người bệnh có cảm giác sợ phải đi ngủ lại.
  • Mệt và yếu: kèm cảm giác nặng chi, do giảm tới máu đến cơ xương sau khi cung lượng bị giảm. Triệu chứng này còn gặp trong nhiều bệnh lý khác ngoài bệnh tim mạch.
  • Tiểu đêm và thiểu niệu (tiểu ít): xảy ra ở trong giai đoạn sớm của suy tim, thiểu niệu xảy ra vào giai đoạn nặng của bệnh do giảm cung lượng tim dẫn đến giảm tưới máu đến thện.
  • Ngoài ra còn gặp các triệu chứng khác liên quan đến não như mất ngủ, ác mộng, sảng, ảo giác, …
  • Cảm giác khó chịu, nặng hoặc đau âm ỉ vùng hạ sườn phải hay vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, sình hơi, đầy bụng sau ăn, ăn không ngon miệng, táo bón, chướng bụng…. hiếm gặp.

Chẩn đoán suy tim

Phương pháp chẩn đoán suy tim hiện nay chủ yếu dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng. Đây là một bệnh lý được rất nhiều tổ chức, quốc gia quan tâm nghiên cứu do đó đã có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán ra đời có thể kể đến như tiêu chuẩn Framingham, tiêu chuẩn Boston và tiêu chuẩn Duke.

Các phương pháp cận lâm sàng thường được dùng bao gồm: Xquang ngực, điện tâm đồ (ECG), huyết đồ, phân tích nước tiểu, ion đồ, albumin, T4 TSH, siêu âm tim qua thành ngực, thông tim/ chụp ĐMV.

Điều trị suy tim

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp giảm công cho tim, người bệnh suy tim nhẹ có thể khuyến khích tập luyện thể dục thể thao mức độ nhẹ. Trường hợp mắc suy tim nặng cần duy trì chế độ nghỉ ngơi tại giường tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Chế độ ăn giảm muối: chỉ được ăn <3g/ muối NaCl mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn nhạt.

Lượng nước và dịch nhập vào cần được giảm bớt để giảm bớt gánh nặng cho thể tích tuần hoàn, giảm bớt sức nặng cho cơ tim, lượng dịch đưa có thể dao động từ 500-1000ml.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, rượu bia, cà phê, người béo phì cần giảm cân, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, sốc tâm lý, ngưng các thuốc giảm co bóp cơ ti, tránh dùng các thuốc như NSAIDS hay corticoid vì tác dụng giữ nước của chúng, …

Điều trị nguyên nhân: tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi màu cơ tim và các bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, ….

Suy tim có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu SAVE và SOLVD chỉ ra rằng tử vọng trên nhóm bệnh nhân có rối loạn chức năng thất không ghi nhận triệu chứng cơ năng và không áp dụng các biện pháp điều trị sau 4 năm lần lượt là 21% theo SOLVD và 28% theo SAVE.

Một số nghiên cứu khác cho thấy tử vong sau 5 năm của bệnh nhân suy tim tâm thu có triệu chứng cơ năng và có thực hiện biện pháp điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển thay đổi trong khoảng 1-40%.

Suy tim là biến chứng của hầu hết các bệnh tim mạch và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của hầu hết bệnh tim. Người bệnh cần phải cảnh giác với bất cứ triệu chứng nào của mình và phải thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng nặng dần hơn hoặc triệu chứng bất thường ở người chưa ghi nhận mắc suy tim..

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh suy tim tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim, Bộ Y tế
  2. Suy tim: Nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Bài giảng Triệu chứng học – Bệnh học Nội khoa.