Cơn tăng huyết áp cấp cứu: Dấu hiệu và cách điều trị

Tăng huyết áp cấp cứu là một tình trạng bệnh lý tim mạch nguy hiểm cần được xử trí kịp thời để giảm thiểu tổn thương trên các cơ quan khác của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu với Docosan về bệnh lý này nhé!

Cơn tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Tăng huyết áp được xem là một bệnh lý tim mạch có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh, bệnh làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác có tỉ lệ tử vong đáng kể hàng đầu như suy tim, đột quỵ, suy thận, phình động mạch,… Tăng huyết áp có thể diễn tiến âm thầm, bệnh nhân thường phát hiện qua khám sức khỏe tổng quát. Phát hiện sớm tăng huyết áp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tiên lượng biến chứng cho bệnh nhân.

Tăng huyết áp cấp cứu (hypertensive emergency) hay tăng huyết áp ác tính được định nghĩa là tăng huyết áp nghiêm trọng (severe hypertension hay hypertensive crisisc) có kèm theo tổn thương cơ quan đích. Cụ thể hơn, khi mức huyết áp của bệnh nhân có giá trị từ 180/120 mmHg (huyết áp tâm thu/systolic blood pressure có giá trị từ 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương/ diastolic blood pressure có giá trị từ 120 mmHg) có đi kèm tổn thương ở các cơ quan như: não, mắt, tim, thận hay mạch máu.

Tỉ lệ tử vong hàng năm của tăng huyết áp cấp cứu hàng nằm khá cao và thời gian sống trung bình vào khoảng 10,4 tháng theo nghiên cứu nếu tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng không được điều trị. Chúng ta dễ nhầm lẫn giữa tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Tăng huyết áp khẩn trương là tình huống lâm sàng có tăng huyết áp nghiêm trọng nhưng không ghi nhận tổn thương cơ quan đích. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ biện pháp điều trị hoặc quên/ ngưng uống thuốc hạ áp.

Tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp cấp cứu

Tổn thương ở tim

  • Các tổn thương tại tim do tăng huyết áp cấp bao gồm: phì đại thất trái, giãn thất trái, suy tim, bệnh lý mạch vành cấp, hội chứng mạch vành mạn, rối loạn nhịp tim…
  • Phì đại buồng tim, giãn quai động mạch chủ, tăng áp động mạch phổi, phù phổi cấp,..
  • Siêu âm tim là phương tiện hữu ích để đánh giá các tổn thương ở tim trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu. Điện tâm đồ cũng có vai trò quan trọng trong việc tầm soát tổn thương bên cạnh các nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, MRI, chụp động mạch vành khi có chỉ định.

Các tổn thương về mạch máu

  • Bệnh tăng huyết áp có thể gây biến chứng bệnh xơ vữa mạch máu ngoại biên gây ra hiện tượng huyết khối dẫn đến thuyên tắc mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu chi dưới là một bệnh lý hay gặp. Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay (ABI) trong bệnh lý này có thể giảm xuống dưới 0.9%.
  • Phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ ngực có thể gặp nếu bệnh nhân tăng huyết áp không tuân thủ điều trị.
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh có thể phát hiện xơ vữa tại mạch cảnh, là yếu tố nguy cơ của tai biến nhồi máu não.

Các tổn thương tại thận

  • Tổn thương ở thận biểu hiện bằng sự tăng nồng độ creatinin trong huyết thanh, độ lọc của cầu thận giảm, có protein niệu hay albumin niệu vi thể trên các xét nghiệm chức năng thận và tổng phân tích nước tiể.
  • Nồng độ uric máu có thể tăng ở những bệnh  nhân không tuân thủ điều trị hoặc không đáp ứng điều trị là dấu hiệu quan trọng báo hiệu tình trạng xơ hóa tại cầu thận.

Các tổn thương tại não

Các tổn tại thương não do tăng huyết áp cấp cứu có thể gặp là bệnh nhồi máu não, xuất huyết não, tai biến mạch máu não, bệnh xuất huyết dưới nhện.

Các tổn thương ở võng mạc

Thường khảo sát tổn thương bằng cách soi đáy mắt, lúc này có thể thấy tổn thương theo các giai đoạn tiến triển của bệnh bao gồm 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: các mạch máu tại võng mạc có màu sáng và bóng
  • Giai đoạn 2: các mạch máu có hiện tượng co nhỏ lại, có dấu hiệu bắt chéo đông mạch tĩnh mạch với nhau
  • Giai đoạn 3: bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết, xuất tiết võng mạc.
  • Giai đoạn 4: bệnh nhân ở giai đoạn này vừa có biểu hiện của xuất huyết và xuất tiết ở võng mạc đồng thời có biểu hiện phù gai thi giác.

Tăng huyết áp cấp cứu thường đòi hỏi phải kiểm soát huyết áp nhanh trong 1-2 giờ để tránh tổn thương thêm các cơ quan đích bên cạnh các tổn thương đã tồn tại. Có thể gặp các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như tổn thương đáy mắt, suy thận cấp tiến triển, tăng áp lực nội sọ, rối loạn đông máu, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau đầu, rối loạn thị giác, khó thở, đau ngực, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, co giật, hôn mê…

Cách điều trị tăng huyết áp cấp cứu

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu là hạ huyết áp tâm thu không quá 25% trong khoảng 1 giờ đầu. Trường hợp nếu huyết áp của bệnh nhân giảm xuống 160/100mmHg trong 2-6 giờ tiếp theo thì thận trọng hạ huyết áp về bình thường sau 24 – 48 giờ kế tiếp.

Một số trường hợp bệnh nhân có bệnh đồng mắc đi kèm và có chỉ định riêng biệt (ví dụ bệnh nhân lóc tách động mạch chủ thì huyết áp tâm thu (HATT) cần hạ xuống <120mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân từng có tiền sản giật, sản giật, tiền sử có cơn THA do u tủy thượng thận thì HATT cần giảm xuống dưới 140mmHg trong giờ đầu tiên.

Một bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp cấp cứu cần xác định các cơ quan đích bị tổn thương và tiến hành can thiệp điều trị bên cạnh việc hạ áp. Việc điều trị tổn thương do cơ quan đích cần được đặt lên hàng đầu. Tầm soát tất cả các cơ quan để tìm kiếm tổn thương là điều cần thiết bên cạnh những bệnh lý đã biểu hiện triệu chứng.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Người cao huyết áp ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh”. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về các loại thực phẩm cần thiết để trả lời cho vấn đề ăn gì hạ huyết áp.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: CDC