Top 5 nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột cần lưu ý ngay!

Đa số các trường hợp tăng huyết áp đột ngột thường do giai đoạn đầu bệnh nhân không lưu ý đến những triệu chứng cơ năng, rất dễ bị bỏ qua. Đến khi bệnh nhân đã có các dấu hiệu nguy hiểm như đau đầu dữ dội, đau thắt ngực,… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong cao. 

Vậy, những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột nào phải lưu ý, hướng xử trí và biện pháp phòng tránh ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này. 

nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Thế nào là cơn tăng huyết áp đột ngột?

Huyết áp tăng cao đột ngột là tình trạng huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) có chỉ số lơn hơn 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) lớn hơn 120mmHg khi so với chỉ số huyết áp bình thường là 120/ 80mmHg.

Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn tăng huyết áp đột ngột sẽ được chia thành 2 loại:

  • Tăng huyết áp cấp cứu (Hypertensive Emergencies): Là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát, thường lớn hơn 180/ 120mmHg có kèm theo các bằng chứng về tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, dễ đe doạ đến tính mạng.
  • Tăng huyết áp khẩn trương (Hypertensive Urgencies): Là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát, lớn hơn 180/ 120 mmHg nhưng bệnh nhân ổn định, không kèm theo các tổn thương cơ quan đích. Đa số các trường hợp là ở bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính, không tuân thủ điều trị. Các bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc đôi khi kèm theo đau đầu, khó thở, chóng mặt, lo lắng,…

Tăng huyết áp nặng hay cơn tăng huyết áp đột ngột chiếm khoảng 1% số bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính. Ngoài ra, tuỳ theo dân số mà người ta nhận thấy có khoảng 20 – 50% bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu có nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp.

Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch tại Docosan.

Nên can thiệp tăng huyết áp đột ngột ở đâu?

Phòng Khám Gia đình Tokyo là cơ sở y tế, thăm khám chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế đạt chuẩn chất lượng Nhật Bản, đặc biệt là các bệnh lý mạn tính dễ gây nguy hiểm cho người dân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,… Khi đến với Tokyo Family Clinic, người bệnh luôn được hỗ trợ các gói dịch vụ thăm khám, điều trị nhanh chóng, chi phí phù hợp với mọi đối tượng. 

Đến với Tokyo Family Clinic, bệnh nhân luôn được thăm khám, điều trị trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn cao, được đào tạo cũng như được cấp các chứng chỉ thực hành chuyên môn thăm khám liên tục bởi các bác sĩ cố vấn đến từ Nhật Bản như:

  • Bác sĩ Mamoru Kimura từng giữ chức vụ trợ lý tại khoa tim mạch, đại học Y tế Fujita. Bác sĩ cũng có hơn 30 năm đóng góp cho sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe gia đình tại Nagoya, Nhật Bản.. 
  • Bác sĩ Kazue Ota hiện với vai trò là chủ tịch Tổ chức y tế Heiikukai, Nhật Bản. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thăm khám, chữa trị lâm sàng tại bệnh viện đại học Tokyo, bệnh viện trung tâm Kanto và bệnh viện Komagome, Tokyo.
  • Bác sĩ Hideo Terashima từng với vai trò giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Y tế Hitachi Naka tại bệnh viện Đại học Tsukuba. Bác sĩ cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe tại nhà.
  • Bác sĩ Noriyasu Shirotani là giám đốc chuỗi hệ thống y tế Koukokulai, Yokohama, đồng thời nguyên chủ tịch Hiệp hội Y học Gia đình Nhật Bản.

Phòng khám với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, trang bị các máy móc y tế tiến tiến, độ chính xác cao cũng là ưu điểm giúp phòng khám luôn tự tin khi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng. 

Những người bệnh với những triệu chứng tăng huyết áp đặc biệt là do các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột khi được thăm khám, tư vấn điều trị tại phòng khám sẽ được cung cấp những dịch vụ y khoa chất lượng cao chuyên về tim mạch, bao gồm:

  • Khám nội tổng quát để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng tim mạch, huyết áp giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý cấp tính và mãn tính.
  • Xét nghiệm tầm soát giúp phát hiện sớm các bất thường để tìm hướng điều trị phù hợp, theo dõi tiến triển các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp,…
  • Trực tiếp thăm khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có nhiều kinh nghiệm trên lâm sàng như:
    • BS.CKI Nguyễn Thái Trân với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị tại khoa Nội tổng hợp tim mạch thuộc bệnh viện Bình Thạnh, được cấp nhiều chứng chỉ liên quan gồm đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…
    • BS.CKI Nguyễn Viết Thành là bác sĩ đa khoa, nhiều năm giữ chức vị trưởng khoa cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bình Tân. Bác sĩ cũng có nhiều chuyên môn thăm khám liên quan đến các bệnh về tim mạch như đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…

Một số phản hồi tích cực từ các bệnh nhân đã trực tiếp sử trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc tại phòng khám, từ đó giúp mọi người luôn an tâm, tự tin khi lựa chọn Tokyo Family Clinic là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tim mạch cho bản thân và các thành viên trong gia đình:

  • Khi lần đầu đến đay cảm giác thân thiện, nhẹ nhàng, vui vẻ của nhân viên giống như gia đình. Máy móc trang thiết bị hiện đại. Chuyên môn tốt.
  • Tôi rất thích cách bác sĩ Trân khám bệnh cho tôi. Vừa nhẹ nhàng vừa chu đáo lại nhiệt tình.
  • Nhân viên nhiệt tình, trang thiết bị hiện đại, nhất là phòng khám quá sạch sẽ.
  • Từ khâu đăng ký đến tư vấn đều diễn ra nhanh và chuyên nghiệp. Gần nhà nên chắc có gì cần khám thì ghé đây cho tiện. Cảm ơn các bạn.

Từ đó, có thể thấy được rằng Tokyo Family Clinic đã khẳng định được những thế mạnh dịch vụ chăm sóc y tế cho mọi người dân cũng như các gia đình tại Việt Nam theo chuẩn y tế Nhật Bản – đất nước có nên y khoa, công nghệ tiến bộ trên thế giới, xứng đáng là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tim mạch tối ưu cho cộng đồng.

Những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột nói chung và đặc biệt là những nguyên nhân tăng huyết áp ở người trẻ không thể khổng kể đến như:

Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột phổ biến. Khi căng thẳng cơ thể sẽ khiến tim đập nhanh hơn làm huyết áp tăng ngay cả ở người trẻ tuổi.

Một số loại thuốc gây tăng huyết áp đột ngột

Nhiều loại thuốc đặc trị có thể là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột. Điển hình có thể nói đến các loại thuốc:

  • NSAIDS như Ibuprofen, Piroxicam, Naproxen, Diclofenac hay Aspirin do ức chế COX, làm giảm nồng độ prostaglandin, gây co mạch thận, ứ muối và nước làm huyết áp dễ tăng cao.
  • Corticoid như Prednisolon, Dexamethason,… tăng tái hấp thu natri ở thận, ứ muối và dịch.
  • Thuốc tránh thai gồm Estrogen, Progestron làm tăng sản xuất angiotensin II, tăng tiết aldosterone gây giữ muối và nước.
  • Thuốc trên tâm thần như Phenelzin, Trancypromin.
  • Thuốc trên thần kinh giao cảm như Epherin, Pseudoepherin.
  • Glycyrrhizin chiết xuất từ cam thảo tác dụng phụ gây giữ muối và nước, dễ gây phù và tăng huyết áp đột ngột nếu lạm dụng quá liều.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống rất dễ ảnh hưởng đến người bị bệnh huyết áp. Thói quen ăn uống không lành mạnh như sử dụng nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như:

  • Thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, bột chiên tẩm phô mai,…).
  • Nội tạng động vật (ruột, gan, lách,…), mỡ động vật, dầu dừa, bơ bão hòa… 
  • Với thức ăn có lượng natri (muối) cao gồm các loại đồ hộp, dưa cà muối, thịt muối, thịt xông khói, các loại mắm, khô các loại,… có khả năng dẫn đến huyết áp tăng cao đột ngột. 

Thói quen sinh hoạt không tốt cho tim mạch

Uống cà phê hay hút thuốc là trong thời gian dài cũng là nguyên nhân tăng huyết áp ở người trẻ phổ biến hiện nay. Trong thuốc lá, nicotine có thể làm tổn thương các mao mạch dẫn đến mạch máu giảm sự đàn hồi, bị chai cứng khó thích ứng, điều chỉnh kịp thời sự thay đổi liên tục của huyết áp. Điều này có thể dẫn đến huyết áp tăng đột ngột. 

Ngoài ra, caffeine trong cà phê cũng là chất gây co mạch, giảm kích thước mạch máu và gây tăng huyết áp. Do đó, khi có bệnh nền tăng huyết áp, chứng rung nhĩ thất, bất thường về nhịp tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng.

Một số bệnh lý gây tăng huyết áp đột biến

Tuyến thượng thận hoạt động quá mức cũng có thể là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột. Nồng độ aldosterone do u tuyến thượng thận hay tế bào tuyến thượng thận hoạt động nhiều khiến thận giữ muối và tích nước, làm tăng thể tích máu và huyết áp.

Một số bệnh lý khác như chấn thương cột sống, mất cân bằng nội tiết tố, khối u trong các tuyến tiết hormone,… cũng dễ gây tăng huyết áp một cách đột biến.

Các dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột

Thông thường, ngoài chỉ số huyết áp khi đo cao đột ngột hơn 180mmHg hay thậm chí là gần 200mmHg thì người bệnh có thể gặp thêm những dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột đi kèm như:

  • Đột ngột yếu, liệt nửa bên thân người.
  • Bị liệt mặt, méo miệng.
  • Ho ra máu, khó thở, đau tức ngực.
  • Mắt nhìn mờ, thị lực giảm sút, bị chảy máu cam.
  • Đầu óc bị lú lẫn, lừ đừ, mất khả năng diễn đạt.
  • Tứ chi phản ứng chậm, không phối hợp vận động tứ chi dễ dàng như bình thường.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Đau nhức vai gáy, bị cứng cổ, đau đầu.
  • Bị hoa mắt, chóng mặt.
  • Có cảm giác bị buồn nôn và nôn.
  • Trong người thấy bứt rứt, lo lắng, khó chịu.

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm ra sao?

Khi huyết áp tăng cao và tăng nhanh liên tục sẽ khiến áp lực máu bên trong lòng mạch rất lớn, điều này sẽ dễ dẫn đến các biến cố nguy hiểm trên tim mạch bao gồm:

  • Tắc, hẹp động mạch.
  • Mạch máu bị vỡ, dễ gây ra tình trạng xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não dễ dẫn đến đột quỵ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong.
  • Suy tim cấp tính vì phải co bóp liên tục.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Nhồi máu não.

Ngoài các biến chứng trên tim mạch, bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột có thể gặp thêm các tổn thương nghiêm trọng trên các cơ quan khác như:

  • Phù phổi cấp.
  • Suy thận cấp.
  • Xuất huyết võng mạc dẫn đến mù lòa,…

Cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột

Khi người bệnh gặp các triệu chứng do tăng huyết áp rất cao thì cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột được khuyến cáo thực hiện tuần tự như sau:

  • Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi, cơ thể thả lỏng thoải mái, hít sâu, thở ra đều đặn.
  • Di chuyển nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, thông khí, yên tĩnh, tránh nới âm thanh ồn, ánh sáng chiếu mạnh.
  • Kiểm tra lại chỉ số huyết áp:
    • Nếu huyết áp đạt từ 140 – 160mmHg thì có thể nằm nghỉ, theo dõi sức khỏe tại nhà.
    • Nếu huyết áp trên 160mmHg và tiếp tục tăng rất cao thì nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ dùng một số loại thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch.
    • Nếu đã dùng thuốc mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, cơ sơ y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu, chăm sóc tích cực kịp thời.

Cách phòng tránh cơn tăng huyết áp đột ngột

Dựa trên những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột thì các bác sĩ, chuyên gia y tế có khuyến cáo tham khảo nhằm hạn chế tối đa, phòng ngừa cơn tăng huyết áp đột ngột ở người bệnh, gồm có:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thức uống có cồn, cà phê, bỏ hút thuốc lá vì có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nicotine trong thuốc lá, ethanol, caffeine là những chất tác động lên huyết áp của cơ thể.
  • Lựa chọn các thực phẩm ít muối, giảm lượng muối ăn khi chế biến thực phẩm có thể giúp ngăn chặn huyết áp cao hiệu quả vì muối là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp cao.
  • Loại bỏ những thực phẩm ăn vặt, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, chiên rán, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, LDL, cholesterol, triglyceride nhằm bớt yếu tố nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, bít tắc mạch máu,… Thay vào đó nên dùng các dầu thực vật không bão hòa, tốt cho tim mạch như dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành,…
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chống oxy hóa như vitamin A, C, E, bioflavonoid, anthocyanin, polyphenol, caroten, xantophyl,… như các loại trái cây họ cam chanh (cam, quýt, bưởi, quất,…), nho đỏ, nho đen, rau dền, việt quất, mâm xôi, bụp giấm, trà xanh, hoa hòe, gấc, tảo biển,… 
  • Tập thể dục đều đặn rất có lợi đối với sức khỏe, giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa, hạn chế xơ vữa động mạch, nâng cao sức bền cho tim mạch.
  • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị huyết áp cũng như các loại thuốc điều trị khác đúng liều, theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc, bỏ liều, tăng liều vì dễ gây tác dụng dội ngược trên huyết áp, đặc biệt là các tăng huyết áp đột ngột.

Câu hỏi thường gặp

Tăng huyết áp đột ngột nên làm gì?

Nằm yên tại chỗ, ở nơi rộng rãi, thoáng khí, yên tĩnh.
Báo ngay cho người thân hoặc liên lạc khẩn cấp đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Không được tự ý sử dụng các phương pháp điều trị như tự ý dùng thuốc hạ áp khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia y tế về tim mạch.

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp độ 2 được phân vào nhóm nguy cơ trung bình, cao hoặc rất cao có thể xảy ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Tăng huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp độ 1 được tính vào nhóm không biến chứng. Nhưng nếu có thêm các yếu tố như tuổi cao, hay hút thuốc lá, bệnh nền khác,… thì nguy cơ tổn thương tim mạch sẽ ở mức trung bình cao.


Hi vọng rằng khi qua bài viết này, Docosan đã cung cấp những thông tin bổ ich giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp cao, cũng như các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột. Nhờ đó, biết được những biến chứng nguy hiểm của cơn tăng huyết áp đột ngột thậm chí là tử vong nếu không kịp thời xử lý khi mắc phải bệnh. Bên cạnh đó cũng biết được những lưu ý để kiểm soát, phòng tránh cơn tăng huyết áp đột ngột cho cá nhân và người thân trong gia đinh tốt hơn. 

Contact Me on Zalo