Tăng huyết áp “Sát thủ thầm lặng”  đối với người cao tuổi

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp đang ngày càng phổ biến và nhiều người mắc phải. Gây ra nhiều biến chứng và đe dọa sức khỏe đặc biệt là ở người cao tuổi.

Tăng huyết áp “Sát thủ thầm lặng” đối với người cao tuổi

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội ngày nay. Thông tin thống kê cho thấy có đến 1,13 tỷ người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng này, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Bệnh lý này thường tiến triển một cách âm thầm và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây hậu quả tàn phế nặng nề cho người bệnh.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu khi tim bơm máu. Huyết áp được tạo ra do sự tương tác giữa lực co bóp của tim và sức cản của động mạch, giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan duy trì hoạt động của cơ thể.

Có hai chỉ số huyết áp chính:

  • Huyết áp tâm thu (thể hiện chỉ số ở trên): Là áp lực của máu khi tim co bóp, đẩy máu đi khắp cơ thể.
  • Huyết áp tâm trương (thể hiện chỉ số ở dưới): Là áp lực của máu khi tim giãn ra, để máu từ tim chảy vào các buồng tim.

Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg (milimet thủy ngân). 

Huyết áp là áp lực của máu lên các thành động mạch

Huyết áp là áp lực của máu lên các thành động mạch

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là tình trạng mạn tính khiến áp lực máu tác động lên thành mạch máu cao hơn mức bình thường trong thời gian dài. 

Theo Hội Tim mạch học Quốc gia, huyết áp được chẩn đoán là cao khi:

  • Đo tại phòng khám: Huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
  • Đo tại nhà: Huyết áp ≥ 135/85 mmHg.
  • Đo bằng máy theo dõi huyết áp Holter 24 giờ: Huyết áp trung bình ≥ 130/80 mmHg.
Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh lý cao huyết áp

Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh lý cao huyết áp

Tiền tăng huyết áp được xác định khi huyết áp nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg, và huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

Đa phần bệnh thường gặp ở người lớn tuổi không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát); khoảng 10% tình trạng có nguyên nhân, còn gọi là tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Chiếm khoảng 90% các trường hợp cao huyết áp.

Do sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống.

Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn bao gồm

  • Tuổi tác: Nguy cơ tăng theo độ tuổi.
  • Di truyền: Có yếu tố di truyền.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.
  • Chủng tộc: Người da đen có nguy cơ cao hơn người da trắng.
  • Lối sống: Ít vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn uống không lành mạnh, stress.
Nguyên nhân huyết áp cao nguyên phát

Nguyên nhân huyết áp cao nguyên phát

Tăng huyết áp thứ phát

Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Chiếm khoảng 10% các trường hợp, nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Bệnh lý thận: là nguyên nhân thường gặp nhất Viêm cầu thận, suy thận mãn tính, hẹp động mạch thận,…
  • Bệnh lý tuyến thượng thận: nếu u của tuyến này tiết bất thường các hormone sẽ làm huyết áp tăng. Điều trị cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh huyết áp cao, không cần uống thuốc lâu dài hoặc lượng thuốc uống ít lại.
  • Một số bệnh lý nội tiết khác cũng khiến huyết áp tăng như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing…….
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tránh thai, corticosteroid,…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tham khảo thêm :Nguyên nhân huyết áp cao phổ biến mà bạn cần biết

Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính và tiềm ẩn nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số tác hại nguy hiểm của của bệnh cao huyết áp:

Biến chứng tim mạch

  • Đột quỵ: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não hoặc tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột quỵ. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của cao huyết áp, có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng nề.
  • Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
  • Suy tim: Huyết áp cao lâu ngày làm suy yếu cơ tim, khiến tim không thể bơm máu hiệu quả, dẫn đến suy tim.
Cơn tăng huyết áp gây ra đột quỵ

Cơn tăng huyết áp gây ra đột quỵ

Biến chứng về thận:

  • Suy thận: Huyết áp cao làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận và suy thận.
  • Tăng nguy cơ protein niệu: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên các mao mạch trong thận, khiến protein trong máu lọt ra ngoài theo nước tiểu.

Biến chứng về mắt

  • Bệnh võng mạc do cao huyết áp: Huyết áp cao làm hỏng các mạch máu trong mắt, dẫn đến tổn thương võng mạc, có thể gây giảm thị lực hoặc mù lòa.
  • Tách võng mạc: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ tách võng mạc, đây là một cấp cứu y tế cần được điều trị kịp thời.

Biến chứng về não bộ:

  • Rối loạn nhận thức: Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến não, dẫn đến rối loạn nhận thức, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
  • Đau đầu: Huyết áp cao có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau đầu là một biến chứng về đão bộ ở bệnh nhân cao huyết áp

Đau đầu là một biến chứng về đão bộ ở bệnh nhân cao huyết áp

Biến chứng khác:

  • Rối loạn cương dương: Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến dương vật, dẫn đến rối loạn cương dương.
  • Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là loét, hoại tử phải cắt chi gây tàn phế

Tham khảo thêm: Top 9 dấu hiệu bệnh tim mạch nguy hiểm không nên bỏ qua

Làm gì để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp? 

Để phòng ngừa cao huyết áp, mọi người nên bắt đầu thực hiện lối sống lành mạnh từ sớm. Nghiên cứu cho thấy duy trì cân nặng trong giới hạn lý tưởng, thường xuyên vận động và tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng.

Thay đổi lối sống

Chế độ ăn uống:

  • Hạn chế muối: Ăn dưới 5g muối mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và axit béo no.
  • Bổ sung đầy đủ kali và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Người cao huyết áp nên có chế độ ăn hợp lý

Người cao huyết áp nên có chế độ ăn hợp lý

Tập thể dục thường xuyên:

  • Tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích, như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,…

Duy trì cân nặng hợp lý:

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
  • Duy trì cân nặng ổn định bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Hạn chế căng thẳng:

  • Tìm kiếm các biện pháp thư giãn phù hợp như thiền, yoga, nghe nhạc,…
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.

Cai thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.

Duy trì tâm trạng tốt, tránh mệt mỏi căng thẳng có thể giúp ích cho người bệnh tăng huyết áp

Duy trì tâm trạng tốt, tránh mệt mỏi căng thẳng có thể giúp ích cho người bệnh tăng huyết áp

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác si
  • Uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền.

Tham khảo thêm: Thuốc hạ huyết áp và những điều bạn nên biết

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp tại nhà là một phương pháp quan trọng giúp kiểm soát sức khỏe tim mạch và phòng ngừa cao huyết áp. Máy đo huyết áp Omron HEM là thiết bị y tế gia đình được tin dùng để theo dõi huyết áp tại nhà một cách đơn giản, chính xác và tiện lợi. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, máy giúp bạn chủ động theo dõi sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình ngay tại nhà, mà không cần đến gặp bác sĩ thường xuyên.

Máy đo huyết áp Omron HEM

Máy đo huyết áp Omron HEM

Ưu điểm khi sử dụng máy đo huyết áp Omron HEM:

  • Đơn giản: Máy có màn hình hiển thị rõ ràng, dễ đọc, thao tác đo huyết áp đơn giản chỉ với vài nút bấm.
  • Chính xác: Máy sử dụng công nghệ đo tiên tiến, cho kết quả đo huyết áp chính xác cao, tương đương với kết quả đo tại phòng khám.
  • Tiện lợi: Máy có kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo, giúp bạn có thể đo huyết áp mọi lúc mọi nơi.
  • Lưu trữ dữ liệu: Một số máy có chức năng lưu trữ dữ liệu đo, giúp bạn theo dõi tình trạng huyết áp theo thời gian.

Sử dụng máy đo huyết áp Omron HEM là cách hiệu quả để bạn theo dõi huyết áp tại nhà và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình.

Tài liệu tham khảo:

https://kcb.vn/phac-do/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-tang-huyet-ap.html

http://benhvien108.vn/mot-so-dieu-can-biet-ve-benh-tang-huyet-ap.htm

Tăng huyết áp (theo MSD)