Tăng xông máu là một căn bệnh phổ biến ngày càng tăng số lượng người mắc phải. Một số người không nhận ra rằng họ đang mắc tình trạng tăng huyết áp cho đến khi xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn bệnh lý này, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết được Doctor có sẵn chia sẻ trong bài viết này.
Tóm tắt nội dung
Bệnh tăng xông là gì?
Tăng xông (tăng xông máu) hay còn gọi là tăng huyết áp (cao huyết áp), là bệnh tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành mạch trong cơ thể tăng lên so với mức bình thường, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Tăng huyết áp thường gặp ở những người trung và cao tuổi. Người lớn trên 50 tuổi cần khám tổng quát và đo huyết áp định kỳ vì tăng xông có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tăng xông là căn bệnh diễn ra âm thầm, nhiều khi không có dấu hiệu gì, có những người chỉ biết mình có bệnh khi đi khám tổng quát hoặc đo huyết áp tình cờ.
Hiện nay, tăng xông máu đã trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người. Mặc dù có thể không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào, tình trạng này vẫn gây tổn thương âm thầm đến các mạch máu và cơ quan quan trọng như não, tim, mắt, và thận. Sự tăng áp lực máu liên tục trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, đột quỵ,…Như vậy, tăng xông máu là một căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây ra tăng xông
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, tăng xông được chia làm 2 loại nguyên phát và thứ phát. Dựa vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tăng xông nguyên phát
Tăng xông nguyên phát còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, tình trạng diễn biến dần theo thời gian nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ được cho gây ra tăng xông nguyên phát là:
- Di truyền: Nguy cơ bị tăng xông cao hơn khi gia đình có người mắc bệnh tăng xông.
- Rối loạn chức năng cơ quan: Sự thay đổi bất thường và đột ngột các ví dụ như suy giảm chức năng thận, có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có tăng xông.
- Môi trường: Lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống kém khoa học dẫn đến thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ tăng xông.
Tăng xông thứ phát
Tăng xông thứ phát có diễn tiến nhanh và mức độ trầm trọng hơn tăng xông nguyên phát. Tăng xông thứ phát có thể do các nguyên nhân sau:
- Vấn đề ở thận: suy thận, viêm cầu thận, thận hư
- Vấn đề với hệ nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận,…
- Các dị tật tim bẩm sinh
- Các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến huyết áp
- Sử dụng ma túy, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Những yếu tố nguy cơ gây ra lên tăng xông chủ yếu do lối sống kém khoa học, chế độ ăn mặn, nhiều dầu mỡ gây ra thể trạng thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, áp lực từ công việc, học tập gây ra căng thẳng kéo dài, thói quen xấu như lười vận động, lạm dụng rượu bia, thuốc lá đều làm tình trạng tăng xông nặng hơn. Ngoài ra, tuổi tác càng lớn, huyết áp càng cao hơn đi kèm các nguy cơ khác về tim mạch.
Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn
Khi có dấu hiệu hoặc để kiểm tra thường xuyên, bạn có thể đo huyết áp tại nhà hoặc ở phòng khám, bệnh viện bằng thiết bị chuyên dụng. Tăng xông được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg .Tiền tăng huyết áp nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg. Chỉ số HATT/HATTr (mmHg) được tính như sau:
- HA ≥140 và/hoặc ≥90 đo tại phòng khám;
- HA ≥135 và/hoặc ≥85 đo tại nhà;
- HA trung bình 24 giờ ≥130 và/hoặc ≥80;
- HA trung bình ban ngày ≥135 và/hoặc ≥85;
- HA trung bình ban đêm ≥120 và/hoặc ≥70.
Ở mức huyết áp bình thường, cơ thể sẽ ở trong tình trạng lưu thông máu đều, tốc độ bơm máu ổn định còn cao hơn thì ngược lại. Dựa vào các chỉ số này, người ta chia huyết áp cao thành những cấp độ:
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.
Huyết áp ở mức 160/100 mmHg được xếp vào nhóm huyết áp cao, với mức độ nguy hiểm cao (tăng huyết áp độ 2). Ở mức này có thể gây ra các tác động không tốt đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu huyết áp của bạn ở mức này, hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra, điều trị cũng như được tư vấn về lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tránh bệnh ngày càng nguy hiểm.
Huyết áp 200mmHg là một mức độ rất cao và rất nguy hiểm cho sức khỏe (tăng huyết áp độ 3). Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng. Khi ở mức huyết áp này, bạn cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp y tế, điều trị kịp thời.
Khi bị tăng xông đột ngột nên làm gì? Hãy để người bệnh ngồi hoặc nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể. Trong trường hợp đang làm việc, đi ngoài đường hoặc ở nơi đông người cần nhanh chóng đưa người bệnh vào nơi im mát, thoáng khí, yên tĩnh, cởi bớt nón mũ, quần áo để thoải mái hơn rồi tiến hành đo huyết áp hoặc đưa người bệnh đến phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được điều trị kịp thời.
Không nên đứng dậy đi lại vì có thể bị choáng, ngất. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, lành mạnh nhưng cũng có một số trường hợp phải cấp cứu, can thiệp y tế để tránh hệ lụy cũng như đảm bảo không nguy hiểm đến tính mạng.
Triệu chứng khi bị tăng xông
Tăng xông là một tình trạng bệnh lý diễn ra âm thầm. Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng đa phần các triệu chứng của tăng xông máu khá mờ nhạt. Người bệnh có thể sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm trước bệnh thực sự trở nên nghiêm trọng.Khi bị tăng xông, nếu người bệnh không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến gây hệ lụy cho sức khỏe hoặc có thể tử vong. Một số dấu hiệu có thể có của tăng xông bao gồm:
- Đau đầu, đau tức ngực
- Khó thở, chóng mặt, mờ mắt
- Đỏ, nóng bừng mặt
- Chảy máu cam
- Tiểu ra máu
Khi các dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bởi những triệu chứng này báo hiệu tình trạng của bạn đang trở nặng và có thể gây tử vong.
Bệnh tăng xông có nguy hiểm không?
Lên tăng xông máu có thể nguy hiểm nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách. Áp lực máu cao có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Dưới đây là một số biến chứng và nguy hiểm của bệnh tăng xông máu:
- Tai biến mạch máu não: Tăng xông máu có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não như đột quỵ và chảy máu não. Điều này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và gây ra các triệu chứng như mất khả năng nói chuyện, tê liệt, khó khăn trong việc di chuyển và thậm chí có thể gây tử vong.
- Bệnh tim mạch: Tăng xông máu kéo dài có thể gây ra tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Nó có thể gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, đau tim, suy tim và nguy cơ cao hơn về nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Bệnh thận: Áp lực máu cao có thể gây tổn thương cho các mạch máu trong thận và dẫn đến bệnh thận. Nếu không được kiểm soát, nó có thể gây ra suy thận và đe dọa tính mạng.
- Vấn đề mắt: Tăng xông máu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương mạch máu trong mắt, gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, đục thể kính và thiếu máu võng mạc. Điều này có thể dẫn đến giảm thị lực và thậm chí mất khả năng nhìn.
- Bệnh tim mạch khác: Tăng xông máu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như bệnh động mạch vành, bệnh van tim và nhồi máu cơ tim.
Điều quan trọng là nhận ra rằng bệnh tăng xông máu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của mỗi người. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc nguy cơ về tăng xông máu.
Thăm khám và điều trị tăng xông máu tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare
Thăm khám và chẩn đoán bệnh lý là điều luôn được đại đa sống chuyên gia, y bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt là những bệnh lý về tim mạch, trong đó bao gồm cả bệnh tăng xông máu. Việc thăm khám từ sớm giúp bạn kiểm soát và quản lý tình trạng lên tăng xông máu một cách hiệu quả tại nhà hay bất kỳ địa điểm nào. Nếu bạn đang quan tâm và tìm kiếm địa chỉ kiểm tra, chẩn đoán bệnh tăng xông máu đáng tin cậy ở khu vực TPHCM thì không nên bỏ qua Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.
Tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, bạn sẽ hiểu rõ tăng xông máu là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Với đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.
Dịch vụ khám tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare bắt đầu bằng việc tiếp nhận thông tin y tế chi tiết về bệnh án của bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc khám tổng quát kỹ lưỡng, đo áp lực máu và các chỉ số quan trọng khác để đánh giá tình trạng tăng huyết áp. Phòng khám cũng có sẵn các công nghệ chẩn đoán hiện đại như xét nghiệm máu, siêu âm và điện tâm đồ để phát hiện các biến chứng có thể xảy ra do tăng xông máu. Song song với đó là nhiều gói kiểm tra bệnh tim mạch giúp đánh giá mức độ tăng xông đang được phòng khám cung cấp:
- Gói tầm soát rối loạn nhịp tim
- Gói tầm soát thiếu máu cơ tim (Điện tim gắng sức)
- Gói tầm soát thiếu máu cơ tim (CT Mạch vành)
- Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ – tim mạch
Dựa trên kết quả khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho bạn. Bác sĩ không chỉ tập trung vào việc kiểm soát áp lực máu mà còn xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ của tình trạng tăng xông máu của bạn. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và các biện pháp khác như hướng dẫn dinh dưỡng và tập luyện.
Hơn thế nữa, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi định kỳ và quản lý bệnh lý. Bạn sẽ được lên kế hoạch hẹn tái khám định kỳ để đảm bảo áp lực máu ổn định và kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát.
Hiện nay, Phòng khám Victoria Healthcare đang có mặt tại nhiều quận/huyện lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận 1, Quận 2, Quận 7 và Phú Nhuận. Tùy vào khu vực bạn đang sinh sống và làm việc mà lựa chọn địa chỉ thăm khám phù hợp. Việc đặt hẹn trước không chỉ giúp bạn chủ động được mặt thời gian mà còn giúp bạn biết trước chi phí thăm khám và kiểm tra bệnh lý:
- Victoria Healthcare Quận 1: Số 20 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Victoria Healthcare Quận 2: Số 37 – 39 Lương Định Của, Phường Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
- Victoria Healthcare Quận 7: Số 1056 Nguyễn Văn Linh, Phường Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Victoria Healthcare quận Phú Nhuận: Số 135A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp phòng ngừa bệnh tăng xông máu
Phòng ngừa tăng xông máu là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Có lối sống lành mạnh
Xây dựng môi trường sống lành mạnh thông qua việc hạn chế tối đa làm việc căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến sức khoẻ. Duy trì tâm lý thoải mái, tinh thần sảng khoái và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Một số hoạt động như thiền, tập thở sâu, massage, giãn cơ, yoga, thái cực quyền đều đã được chứng minh về khả năng giúp thư giãn hiệu quả. Quan trọng hơn hết, bạn cần tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia làm cứng thành mạch, tổn thương các mô trong cơ thể và làm tăng huyết áp.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe trái tim. Khẩu phần ăn cần tăng cường rau xanh, trái cây để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bạn cũng nên giảm lượng thịt mỡ ăn hàng ngày, đồng thời hạn chế lượng đường nhiều nhất có thể.
Chế độ ăn uống cần kiểm soát được lượng muối và cholesterol trong máu, từ đó giúp kiểm soát huyết áp và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn kiểm soát được cân nặng, tránh gây ra béo phì cũng là một nguyên nhân lên tăng xông.
Luyện tập thể dục thể thao
Hãy kiên trì luyện tập 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Lựa chọn những bài tập vừa sức và thực hiện chúng đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và năng ngừa lên tăng xông máu. Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, có sức sống, vui vẻ hơn.
Giữ cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng phù hợp với bản thân theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bạn có thể tham khảo chỉ số BMI. Bạn không nên tự ý nhịn ăn, mà cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một kế hoạch giảm cân bao gồm chế độ uống và hoạt động thể chất hợp lý.
Theo dõi huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp
Với tình trạng tăng xông âm thầm không triệu chứng, cách tốt nhất để nhận biết là đo huyết áp thường xuyên. Bạn có thể đặt lịch theo dõi huyết áp định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc tự theo dõi huyết áp tại nhà. Phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp góp phần không nhỏ vào việc điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, tăng xông máu là căn bệnh nguy hiểm giết người thầm lặng. Bạn có thể không có triệu chứng nhưng đã tăng huyết áp âm thầm và gây ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể. Kiểm tra huyết áp thường xuyên, phát hiện và điều trị sớm, kèm với việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học là cách kiểm soát tăng xông hiệu quả nhất.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.