Tim đập nhanh là bệnh gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Tim đập nhanh thường đi kèm với lo lắng, hồi hộp được người bênh mô tả như “tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực”. Tim đập nhanh hầu như trong nhiều trường hợp là do sinh lý bình thường xuất hiện khi căng thẳng, tập thể dục cường độ cao, hồi hộp hay lo lắng. Trong một vài tình huống hiếm gặp hơn, tim đập nhanh là triệu chứng của bệnh lý tim mạch đi kèm.

1. Tim đập nhanh là như thế nào?

Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh) là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ nhịp tim trên 100 lần mỗi phút. Hiện nay có nhiều rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhịp tim nhanh. Đôi khi, tim đập nhanh là điều bình thường do phản ứng sinh lý của cơ thể như khi tập thể dục hoặc phản ứng với căng thẳng, chấn thương hoặc bệnh tật là điều bình thường. Nhưng trong một số bệnh lý, tim đập nhanh có thể do các điều kiện không liên quan đến căng thẳng sinh lý bình thường mà là triệu chứng của bệnh lý tim mạch đi kèm.

Trong một số trường hợp, tim đập nhanh có thể không gây ra triệu chứng hoặc biến chứng. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhịp tim nhanh khiến quả tim trở nên “mệt mỏi” sau một thời gian làm việc dài mà không được cung cấp đủ năng lượng có thể phá vỡ chức năng bình thường của tim và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như dùng thuốc, thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật, có thể giúp kiểm soát nhịp tim nhanh hoặc kiểm soát các tình trạng đi kèm góp phần gây ra nhịp tim nhanh.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm khi tim đập nhanh

Khi tim đập quá nhanh có thể không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể dẫn đến lượng oxy đến các cơ quan và mô bị thiếu hụt và có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến nhịp tim nhanh sau đây:

  • Khó thở.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mạch đập nhanh.
  • Đánh trống ngực – nhịp tim đập nhanh có thể không đều hoặc cảm giác như tim muốn “nhảy” ra khỏi lồng ngực.
  • Đau ngực.
  • Ngất.

Một số người mắc chứng nhịp tim nhanh không có triệu chứng và tình trạng này chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe hoặc xét nghiệm theo dõi tim được gọi là điện tâm đồ. Nếu đột ngột bị ngất, khó thở hoặc đau ngực kéo dài hơn vài phút, gọi ngay 115 để được cấp cứu kịp thời hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp từ bất kỳ ai khi gặp các triệu chứng này.

tim đập nhanh
Tim đập nhanh khiến người bệnh luôn cảm thấy đau ngực

3. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh là do bất kể nguyên nhân gì làm gián đoạn các xung điện bình thường của tim. Nhiều nguyên nhân có thể gây ra hoặc góp phần vào nhịp tim nhanh, bao gồm:

  • Thiếu máu.
  • Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Tập thể dục cường độ cao.
  • Sốt.
  • Huyết áp cao hoặc thấp.
  • Mất cân bằng chất điện giải: Các khoáng chất cần thiết trong việc dẫn truyền xung điện tim như natri, canxi khi mất cân bằng có thể làm thay đổi nhịp tim.
  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc trị bệnh hen suyễn, thuốc cảm ho,…
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
  • Hút thuốc.
  • Căng thẳng đột ngột, chẳng hạn như sợ hãi.
  • Sử dụng thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine.

Trong một số trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh. Đôi khi nhịp tim nhanh có thể là dấu hiệu cho một bệnh lý nghiêm trọng hơn chẳng hạn như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim. Vì thế không nên coi thường nhịp tim nhanh và các dấu hiệu, triệu chứng đi kèm nêu trên nếu chúng kéo dài quá lâu.

4. Yếu tố nguy cơ khiến tim đập nhanh

Người lớn tuổi hoặc có tiền sử gia đình bị nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim có nhiều khả năng biểu hiện nhịp tim nhanh hơn những người khác. Bất kỳ tình trạng nào làm cho tim phải hoạt động quá mức hoặc làm tổn thương mô tim đều có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm:

  • Thiếu máu.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Người nghiện rượu lâu năm.
  • Huyết áp cao không điều trị.
  • Cường giáp hoặc suy giáp.
  • Tâm lý hay căng thẳng, lo âu, hồi hộp.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng chất kích thích.

Để giảm nguy cơ xuất hiện nhịp tim nhanh, việc thay đổi lối sống lành mạnh và tìm đến sự chăm sóc y tế là rất cần thiết. Người bệnh cần hiểu hơn về tình trạng nhịp tim nhanh để kịp thời thay đổi cũng như điều trị đúng lúc, đúng thời điểm tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

5. Biến chứng khi tim đập nhanh

Các biến chứng của nhịp tim nhanh phụ thuộc vào loại nhịp tim nhanh, nhịp tim đập nhanh như thế nào, nhịp tim nhanh kéo dài bao lâu và bạn có các bệnh lý tim mạch khác đi kèm. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Ngất: khi nhịp tim quá nhanh sẽ sinh ra tình trạng tuột huyết áp đột ngột khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái ngất, bất tỉnh do thiếu máu lên não.
  • Đột quỵ: nhịp tim nhanh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cục máu đông làm tắc mạch máu nhỏ nuôi tim dễ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt thường gặp ở người bị rung nhĩ.
  • Suy tim: tim đập càng nhanh thì lượng máu đi nuôi cơ thể càng ít qua mỗi lần đập do không có đủ thời gian để đổ đầy quả tim, cứ thế sau một thời gian dài công suất của quả tim sẽ ngày càng yếu dần và dẫn đến suy tim.
  • Ngưng tim: tuy hiếm gặp nhưng nhịp tim nhanh do rối loạn nhịp tim thường do nhịp nhanh thất hoặt rung thất có thể gây ngưng tim đột ngột.

6. Chẩn đoán tim đập nhanh như thế nào ?

Sau khi khai thác bệnh sử và thăm khám các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa chẩn đoán ban đầu nhưng để khẳng định chẩn đoán là đúng bác sĩ có thể chị định thêm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Một số xét nghiệm thường gặp để chẩn đoán tình trạng nhịp tim nhanh là:

Điện tâm đồ
  • Điên tâm đồ: Hay còn được gọi tắt là ECG hoặc EKG, đây là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây nhịp tim nhanh. Đây là một bài kiểm tra không gây đau, phát hiện và ghi lại hoạt động điện của tim bạn bằng cách sử dụng các cảm biến nhỏ (các điện cực) gắn vào ngực, tay và chân của người bệnh. Ngoài ra còn có các máy đó điện tâm đồ khác giúp thuận lợi hơn cho bác sĩ trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh nhân cũng như thoải mái hơn cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày như điện tâm đồ holter, máy theo dõi biến cố.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim tạo ra hình ảnh ba chiều của tim bằng sóng âm thanh giúp xác định bất thường mạch máu nuôi tim, cung lượng tim, bất thường van tim hoặc hình ảnh khối cơ tim hoạt động không bình thường.
  • Chụp X-quang lồng ngực: Xét nghiệm này có thể cho thấy hình ảnh tĩnh của tim phổi và từ đó giúp khảo sát hình thái của tim và cả phổi để cho những đánh giá chung nhất về tình trạng tim phổi.

Ngoài các xét nghiệm cơ bản ở trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết khác để tìm nguyên nhân gây nên triệu chứng nhịp tim nhanh.

7. Điều trị tim đập nhanh

Mục tiêu của điều trị nhịp tim nhanh bao gồm:

  • Cải thiện tình trạng nhịp tim nhanh khi xuất hiện.
  • Giảm tần suất xuất hiện tim đập nhanh.
  • Tránh những biến chứng nguy mà nhịp tim nhanh mang lại.
  • Điều trị bệnh lý nền có sẵn từ trước có thể góp phần gây ra nhịp tim nhanh.

Qua đó chung ta thấy được, việc điều trị nhịp tim nhanh chủ yếu là cải thiện tình trạng của bệnh nhân và điều trị bệnh lý nền có sẵn nếu có. Nếu như bác sĩ không thể tìm thấy được nguyên nhân của tình trạng gây nên tim đập nhanh thì bác sĩ sẽ ít khi kê đơn mà khuyên bệnh nhân nên phòng tránh những yếu tố nguy cơ gây nên nhịp tim nhanh.

Một số địa chỉ và bác sĩ khám và điều trị tim đập nhanh

Để có được chẩn đoán chính xác nhất, hãy liên hệ bác sĩ tim mạch uy tín và có phương hướng xử lý phù hợp.

Kết luận về tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thể là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày do ảnh hường của lối sống hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng. Người bị tim đập nhanh xảy ra thường xuyên không nên chủ quan mà cần đến thăm khám bác sĩ để được đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời


Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tachycardia – Symptoms and causes – Mayo Clinic