Xơ vữa động mạch là tình trạng mạch máu bị hẹp và cứng lại do mảng bám cholesterol và các chất khác gây ra. Xơ vữa động mạch diễn tiến âm thầm và để lại những biến chứng nguy hiểm nên việc hiểu rõ nguyên nhân xơ vữa động mạch, dấu hiệu nhận biết có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol dư thừa và các chất khác tích tụ tạo thành mảng bám vào các thành mạch máu của cơ thể. Xơ vữa động mạch có thể gây nguy hiểm khi các động mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến hình thành các cục máu đông. Đây là nguyên nhân chính của các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên (PAD) – những căn bệnh thuộc nhóm bệnh tim mạch. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các mạch máu trong tim mà còn có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trong cơ thể.
Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở các động mạch chính cung cấp máu cho tim, não, dạ dày, phần dưới cơ thể và thận. Bạn có thể ngăn ngừa và điều trị quá trình này. Các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều và dày lên tạo thành các cục máu đông (huyết khối), dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Bất kỳ mạch máu nào trong cơ thể đều có nguy cơ tắc nghẽn và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ, tắc động mạch ngoại biên, suy thận,….
Nguyên nhân xơ vữa động mạch
Những cơ chế khác nhau tác động vào lớp tế bào nội mạc (tế bào lót bên trong thành mạch) khiến thành mạch máu dễ tổn thương và gây ra mảng xơ vữa. Nguyên nhân phổ biến của xơ vữa động mạch bao gồm:
- Chỉ số cholesterol máu cao.
- Huyết áp cao.
- Béo phì.
- Đái tháo đường (tiểu đường).
- Hút thuốc lá.
- Các bệnh lý viêm mạn tính như viêm khớp, lupus,…
Triệu chứng xơ vữa động mạch
Thông thường, xơ vữa động mạch nhẹ không có triệu chứng đặc hiệu. Khi mạch máu bị hẹp nhiều do xơ vữa sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng cho từng cơ quan. Một số dấu hiệu gợi ý như:
- Cảm giác đau ngực, nặng ngực, khó chịu vùng ngực, tăng khi gắng sức thường là dấu hiệu gợi ý của bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim).
- Đột ngột tê, yếu hay liệt tay chân hay nói đớ, nói ngọng, méo miệng là những triệu chứng nguy hiểm của đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.
- Đau chân khi đi bộ, tê bì ở bàn chân, mất cảm giác ở các ngón chân cũng là dấu hiệu của xơ vữa động mạch ngoại biên, bệnh động mạch chi dưới.
- Huyết áp cao thường xuyên, tiểu ít bất thường, giảm chức năng thận thường gặp trong xơ vữa động mạch thận.
Biến chứng xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng và có các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh động mạch vành: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp.
- Bệnh động mạch cảnh: Khi xơ vữa động mạch làm hẹp các động mạch gần não, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh động mạch cảnh. Điều này có thể gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Khi xơ vữa động mạch làm hẹp các động mạch ở cánh tay hoặc chân, bạn có thể gặp vấn đề về lưu thông máu ở cánh tay và chân, gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Điều này có thể làm giảm sự nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh, tăng nguy cơ bị bỏng hoặc tê cóng. Ở một vài trường hợp hiếm gặp, việc thiếu máu lưu thông đến cánh tay hoặc chân có thể gây chết mô (hoại tử).
- Phình động mạch: Xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra phình động mạch, một biến chứng nghiêm trọng và có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Hầu hết những người bị phình động mạch không có triệu chứng. Nếu động mạch phình bị vỡ, nó có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng bên trong cơ thể.
- Bệnh thận mạn tính: Xơ vữa động mạch có thể làm hẹp các động mạch dẫn đến thận làm giảm lượng máu giàu oxy đến thận. Thận cần đủ lưu lượng máu để giúp lọc các chất thải và loại bỏ các chất lỏng dư thừa.
Ai là người dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch?
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu bao gồm
- Tuổi trên 45 tuổi (đối với nam giới), trên 55 tuổi (đối với nữ giới).
- Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm.
- Đái tháo đường (tiểu đường).
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn mỡ máu (lipid máu).
- Hội chứng chuyển hóa.
- Hút thuốc lá.
- Thiếu hoạt động thể chất.
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn mặn, nhiều đường.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn nghĩ mình bị xơ vữa động mạch, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán. Đồng thời, hãy chú ý đến các triệu chứng sớm do thiếu máu, chẳng hạn như đau ngực (đau thắt ngực), đau chân hoặc tê chân. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn và ngăn ngừa cơn đau tim, đột quỵ hoặc một trường hợp cấp cứu y tế khác.
Chẩn đoán xơ vữa động mạch
Để chẩn đoán xơ vữa động mạch, người bệnh sẽ được hỏi bệnh, thăm khám toàn diện và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết.
Chỉ số mỡ máu
Cholesterol máu, triglyceride máu giúp xác định tình trạng rối loạn mỡ máu
Điện tâm đồ (ECG)
Thực hiện đơn giản phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong nhịp tim.
Siêu âm Doppler mạch máu
Giúp đánh giá hình ảnh mạch máu, mức độ xơ vữa, tắc nghẽn. Tùy theo triệu chứng có thể thực hiện siêu âm tim, siêu âm động mạch chi dưới, siêu âm động mạch cảnh,…
CT scan hoặc MRI mạch máu
Được chỉ định trong một số trường hợp để chẩn đoán xác định mức độ xơ vữa một cách chính xác nhất.
Chụp mạch vành
Là thủ thuật xâm lấn, để xác định hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch vành.
Điều trị xơ vữa động mạch
Điều trị xơ vữa động mạch nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó, thay đổi lối sống và điều trị thuốc là 2 yếu tố quan trọng nhất. Các biện pháp giúp thay đổi lối sống bao gồm:
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn bao gồm nhiều chất xơ, trái cây, rau củ, ăn cá ít nhất 2 lần trong 1 tuần, các chất béo tốt như Omega-3, vitamin E. Đồng thời GIẢM chất béo bão hòa và cholesterol trong thực phẩm chế biến sẵn, dùng nhiều dầu mỡ,…
Tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá yếu tố khiến mạch máu xơ vữa nhanh chóng và nặng nề hơn.
Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng hợp lý.
Kiểm soát stress
Quản lý stress qua yoga, thiền và liệu pháp tâm lý.
Bên cạnh thay đổi lối sống, việc tuân thủ điều trị thuốc cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ biến chứng. Một số loại thuốc có thể kể đến thuốc giảm cholesterol máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm,…. Sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ điều trị chặt chẽ. Khi xơ vữa động mạch gây ra các biến chứng nghiêm trọng, các thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể được chỉ định như đặt stent mạch máu, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, laser nội mạch, cắt bỏ mảng bám,…
Phòng ngừa xơ vữa động mạch
Duy trì lối sống lành mạnh
Ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và tránh thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu quá mức.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Huyết áp cao và rối loạn mỡ máu là hai yếu tố nguy cơ chính cần được kiểm soát qua chế độ ăn, sinh hoạt và điều trị thuốc phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.
Quản lý cân nặng
Duy trì cân nặng hợp lý qua chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Kiểm soát stress
Stress kéo dài có thể góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch, vì vậy cần kiểm soát căng thẳng qua thiền, yoga và các hoạt động thư giãn khác.
Bổ sung vitamin
Bổ sung đúng và đủ vitamin cần thiết nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vitamin E có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bổ sung vitamin E tự nhiên như Enat 400 để có thể phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch ngay từ bây giờ! Xơ vữa mạch máu diễn tiến âm thầm, không triệu chứng nhưng để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Thăm khám sức khỏe thường xuyên, tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp và điều trị bệnh hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng do xơ vữa động mạch gây ra.
Các câu hỏi liên quan
Xơ vữa mạch máu phổ biến như thế nào?
Xơ vữa mạch máu là một bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và những người có lối sống không lành mạnh.
Xơ vữa tĩnh mạch là gì?
Xơ vữa tĩnh mạch cũng là một dạng của xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến các tĩnh mạch và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tương tự.
Triệu chứng xơ vữa động mạch cảnh
Xơ vữa động mạch cảnh có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, và thậm chí đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm tim mạch tại nhà từ Docosan.
Xem thêm:
- Top 9 dấu hiệu bệnh tim mạch nguy hiểm không nên bỏ qua
- Người bị bệnh mạch vành nên ăn gì để có sức khỏe tốt?
Hiểu rõ về xơ vữa động mạch và các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng tránh bệnh lý này. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo:
1. Atherosclerosis: Symptoms, Causes, and Prevention
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-atherosclerosis
- Ngày tham khảo: 05/08/2024
2. Arteriosclerosis / atherosclerosis
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/symptoms-causes/syc-20350569
- Ngày tham khảo: 05/08/2024
3. Atherosclerosis
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16753-atherosclerosis-arterial-disease
- Ngày tham khảo: 05/08/2024