Chán ăn là bệnh gì ? Cách lấy lại cảm giác ăn uống bình thường.

Chán ăn là tình trạng suy giảm ham muốn ăn uống, hay còn gọi là biếng ăn ở người lớn. Nguyên nhân gây chán ăn sẽ gián tiếp qua việc làm giảm chức năng vị giác của bạn, và chúng bao gồm rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tâm lý đến thực thể. Mắc phải tình trạng chán ăn có thể khiến bạn bị sụt cân, thậm chí bị suy dinh dưỡng. Vì vậy hôm nay mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu chán ăn là bệnh gì, nhận biết cảm giác chán ăn và điều trị như thế nào nhé!

Nguyên nhân gây chán ăn?

Chán ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân sẽ phục hồi lại được sự ham muốn ăn uống của mình một khi nguyên nhân gây ra chán ăn, hay căn nguyên của tình trạng chán ăn đó được điều trị.

Vi trùng và siêu vi:

Nguyên nhân có thể do siêu vi, vi trùng, vi nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí khác trên cơ thể, ví dụ như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm xoang mũi, viêm họng..)
  • Nhiễm trùng hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản).
  • Nhiễm trùng tiêu hóa (viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng).
  • Nhiễm trùng da
  • Nhiễm trùng thần kinh (viêm màng não..).

Chán ăn tâm lý:

Bên cạnh nhiễm trùng, bệnh hay tình trạng bất thường về tâm lý cũng có thể khiến bạn bị chán ăn. Phần lớn tình trạng này xảy ra người trung niên và người cao tuổi khiến các chuyên gia thậm chí không xác định được cụ thể lý do.

Chán ăn cũng có thể xảy ra khi bạn buồn bã, lo lắng hoặc trầm cảm. Chán nản và stress cũng có liên quan đến việc chán ăn.

Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn liên quan đến tâm lý, cũng có thể dẫn đến chán ăn. Một người mắc phải tình trạng chán ăn tâm lý thường sẽ có một hình dạng sụt cân điển hình hoặc rất sợ phải tăng cân. Chán ăn tâm lý cũng có thể khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Tình trạng bệnh lý nền:

Mắc phải các bệnh lý sau đây có thể khiến bạn chán ăn:

  • Viêm gan cấp/ mạn, hoặc các bệnh lý khác về gan.
  • Suy thận, suy tim, suy giáp.
  • Suy giảm miễn dịch (HIV).
  • Sa sút trí tuệ.

Bệnh lý ác tính (ung thư) cũng có thể gây chán ăn, đặc biệt nếu ung thư ở các cơ quan thuộc ổ bụng như:

  • Buồng trứng
  • Dạ dày
  • Ruột già.
  • Tụy
  • Phụ nữ có thai cũng có thể bị chán ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Sử dụng thuốc:

Một số loại thuốc và thuốc có thể khiến bạn bị chán ăn, bao gồm chất gây nghiện, chất kích thích như cocaine, heroin và amphetamine ; hoặc các loại thuốc kê đơn thông thường như:

  • Thuốc giảm đau giảm ho Codein.
  • Thuốc giảm đau Morphin.
  • Kháng sinh.
  • Thuốc dùng trong hóa trị liệu.

Chán ăn nghiêm trọng:

Chú ý các tình trạng nghiêm trọng của chán ăn

Bạn cần liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn bắt đầu nhận thấy bản thân sút cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Bạn cũng cần tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức nếu bạn nhận ra tình trạng chán ăn của bạn có thể là do trầm cảm, nghiện rượu bia, chất kích thích hoặc rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần.

Điều trị chán ăn như thế nào?

Điều trị sẽ tập trung vào căn nguyên của nó. Nếu nguyên nhân đơn thuần là do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút, bạn thường chưa cần điều trị đặc hiệu cho tình trạng chán ăn, vì cảm giác thèm ăn của bạn sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại sau khi chữa khỏi được tình trạng nhiễm trùng.

Chăm sóc tại gia:

chan-an
Chăm sóc tại gia

Nếu căn nguyên của chán ăn là do một bệnh lý ác tính (ung thư) hoặc bệnh mạn tính, thì có thể khó kích thích sự thèm ăn trong bạn. Tuy nhiên, việc đi ăn cùng người thân và bạn bè, nấu món ăn ưa thích của bản thân hoặc đi ăn ở quán ăn, nhà hàng có thể giúp kích khích sự ham muốn vị giác của bạn.

Để giải quyết tình trạng chán ăn, bạn nên chỉ tập trung ăn một bữa lớn mỗi ngày, xen vào đó là nhiều bữa ăn nhỏ. Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên cũng có thể có ích, và những bữa này thường dễ tiêu hóa hơn các bữa lớn.

Vận động thể dục thể thao mức độ nhẹ cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đồng các bữa ăn phải giàu đạm và năng lượng để có thể đảm bảo cung cấp cho bạn thật đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Bạn cũng có thể thử một số thực phẩm chức năng như whey protein.

Việc theo dõi sát những gì bạn ăn và uống trong vài ngày đến một tuần cũng khá hữu ích, nó sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc đánh giá lượng dinh dưỡng tiêu thụ và sự cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Chăm sóc tại cơ sở y tế:

Trong suốt buổi khám bệnh, bác sĩ sẽ cố gắng mô tả trực quan nhất có thể về tình trạng chán ăn của bạn. Họ sẽ đo chiều cao, cân nặng của bạn và đánh giá các chỉ số này so với mức trung bình chung của dân số.

Bác sĩ đồng thời cũng hỏi về tiền sử bệnh của bạn, về các loại thuốc bạn đang dùng và chế độ ăn uống của bạn. Bạn cần chuẩn bị các thông tin sau đây để thuận tiện cho việc khai thác tình trạng bệnh:

  • Chán ăn bắt đầu khi nào
  • Nhẹ hay nghiêm trọng
  • Bạn đã sụt bao nhiêu kg trọng lượng cơ thể
  • Có bất kỳ triệu chứng gì khiến bạn bắt đầu cảm thấy chán ăn không?
  • Có triệu chứng nào khác không

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định căn nguyên tình trạng chán ăn của bạn. Những xét nghiệm được thực hiện như:

  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Xét nghiệm máu
  • xét nghiệm chức năng gan, thận và tuyến giáp và của bạn.
  • Các chẩn đoán hình ảnh về đường tiêu hóa trên như chụp X quang thực quản, dạ dày và ruột non của bạn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hộp sọ, lồng ngực, ổ bụng hoặc khung chậu của bạn.

Đôi khi, bạn sẽ được test thử thai và xét nghiệm HIV. Họ có thể kiểm tra liệu bạn có sử dụng ma túy bằng xét nghiệm nước tiểu.

Nếu bạn bị suy dinh dưỡng, bạn có thể được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù lượng dinh dưỡng đã thiếu hụt. Bác sĩ có thể kê toa một số thuốc uống nhằm kích thích vị giác của bạn.

Nếu nguyên nhân là do tâm lý (trầm cảm), rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng thuốc, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ điều trị.

Nguyên nhân do thuốc có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh liều lượng hoặc đổi toa thuốc của bạn. Không bao giờ tự ý thay đổi thuốc của bạn mà chưa tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Chán ăn không điều trị sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

Khi bệnh chán ăn của bạn là do một nguyên nhân ngắn hạn gây ra (ví dụ như buồn bã, chán nản), bạn có thể tự khỏi bệnh một cách tự nhiên mà không bị ảnh hưởng sau này.

Tuy nhiên, nếu chán ăn do bệnh lý gây ra, nó có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Các triệu chứng báo hiệu tình trạng chán ăn của bạn trở nặng bao gồm:

  • Suy nhược cơ thể
  • Sụt cân nhanh và nhiều.
  • Gia tăng nhịp tim
  • Dễ kích động
  • Sốt
  • Cảm giác mệt mỏi, không thoải mái.

Khi chán ăn kéo dài và khiến bạn bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin thiết yếu và các chất điện giải cho cơ thể, tình trạng đó có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Kết luận:

Chán ăn hoàn toàn có thể nhận biết và có thể điều trị khỏi với phương pháp thích hợp và kịp thời. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải liên hệ bác sĩ ngay nếu tình trạng chán ăn của bạn không tự khỏi sau một đợt bệnh cấp tính hoặc kéo dài hơn vài tuần. Bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm nhất định để đánh giá tình trạng bệnh và điều trị thích hợp giúp bạn lấy lại cảm giác ăn uống bình thường.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về biếng ăn ở người lớn tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Xem thêm: Thuốc cho trẻ biếng ăn


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Loss of Appetite: Causes, Symptoms, and More – Healthline


Contact Me on Zalo