Bài viết được tham khảo bác sĩ nam khoa Lê Vũ Tân và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.
Đi tiểu ra máu là hiện tượng người bệnh thấy nước tiểu có màu đỏ, có hòa trộn với máu. Nếu người bệnh có thể thấy rõ được máu, đó gọi là tiểu máu đại thể. Tuy vậy, có những trường hợp các bác sĩ phải dùng đến kính hiển vi để kiểm tra xem liệu có máu hòa lẫn chung với nước tiểu không, đó gọi là tiểu máu vi thể. Nhìn chung, đi tiểu ra máu là một dấu hiệu đáng báo động, cho thấy bạn đã có thể mắc những bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là 06 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu.
Đi tiểu ra máu được chia thành hai loại: tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể, triệu chứng của hai loại này cũng sẽ khác nhau
- Tiểu máu đại thể: Người bệnh có thể nhìn thấy rõ máu trong nước tiểu. Nước tiểu sẽ có màu đỏ, màu hồng do các tế bào hồng cầu gây ra.
- Tiểu máu vi thể: Triệu chứng của dạng này khó phát hiện, khoogn thể quan sát được bằng mắt thường. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra lượng tế bào hồng cầu trong nước tiểu qua kính hiển vi. Từ đó các bác sĩ mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng đi tiểu ra máu chính là sự tổn thương ở thận, hoặc ở các cơ quan tiết niệu khác, tạo điều kiện cho máu xâm nhập vào bên trong. Các bệnh lý dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu bao gồm:
Tóm tắt nội dung
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hiện tượng vi khuẩn đi vào cơ thể qua đường niệu đạo và sinh sôi nảy nở trong bàng quang. Các triệu chứng có thể xảy ra là đi tiểu dai dẳng, đi tiểu gắt, nước tiểu có mùi tanh. Đối với một số người, đặc biệt là người cao tuổi, máu trong nước tiểu sẽ không thể thấy được bằng mắt thường, đó gọi là tiểu máu vi thể.
2. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận (pyelonephritis) là bệnh lý này xảy ra khi thận bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng có thể di chuyển đến thận bằng cách đi theo dòng chảy của máu hoặc di chuyển từ niệu quản đến thận. Các triệu chứng sẽ tương tự như nhiễm trùng bàng quang, tuy nhiên có thể đi kèm với sốt và đau ở phần hạ sườn.
3. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
Khi nước tiểu không được thải ra ngoài sẽ tích tụ lại trong cơ thể và hình thành sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Đôi khi, người bệnh sẽ không biết mình bị nhiễm sỏi do chúng chưa gây ra đau đớn gì, người bệnh chỉ có thể biết khi sỏi thận hoặc sỏi bàng quang gây ra những tắc nghẽn ở bên trong cơ thể. Đặc biệt sỏi thận sẽ gây nên những cơn đau dữ dội.
4. Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt khi tuyến tiền liệt phình to sẽ gây cản trở dòng chảy của nước tiểu thải ra ngoài. Dấu hiệu và triệu chứng của phì đại tuyền tiền liệt có thể là khó đi tiểu, đi tiểu gắt, đi tiểu dai dẳng và đi tiểu ra máu. Viêm bàng quang cũng có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự.
Những bệnh lý liên quan tới thận: đi tiểu ra máu là triệu chứng thường gặp liên quan đến các bệnh lý liên quan tới thận như: viêm cầu thận, viêm nhiễm hệ thống lọc của thận.
5. Ung thư thận hoặc bàng quang
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Một điều cần lưu ý là đi tiểu ra máu thường sẽ không xuất hiện khi người bệnh đang ở giai đoạn đầu của ung thư. Do đó, người bệnh nên tích cực đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện ung thư từ sớm
6. Tác dụng phụ của thuốc
Đi khi đi tiểu ra máu là tác dụng phụ của một vài loại thuốc điều trị ung thư như cyclophosphamide và penicillin. Các thuốc chống đông và làm loãng máu như aspirin, heparin cũng có thể khiến máu xâm nhập vào bàng quang, gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu. Chính vì vậy, nếu bạn đang uống thuốc hoặc tuân thủ quá trình điều trị nào đó thì hãy kiểm tra với
Tập thể dục sai cách cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng đi tiểu ra máu. Tuy nhiên, trường hợp này cực kì hiếm gặp.
Hướng điều trị đi tiểu ra máu
Như đã đề cập ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu. Do đó, phụ thuộc vào lý do gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng đường tiết niệu hay dùng thuốc theo toa để thu nhỏ lại tuyến tiền liệt nếu bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt.
Hoặc các bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích để phá vỡ các khối sỏi bàng quang hoặc sỏi thận.
Một điều bệnh nhân cần lưu ý là tích cực tái khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tình trạng đi tiểu ra máu không còn tái phát.
Kết luận
Đi tiểu ra máu là một dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy tình trạng này xuất hiện ở bản thân, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ Nam khoa gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Một số bác sĩ có thể khám và điều trị hiện tượng đi tiểu ra máu:
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, gần 10 năm kinh nghiệm, địa chỉ 253a Đường Hoàng Ngân, phường 16, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Vũ Tân, gần 10 năm kinh nghiệm, 26 Vĩnh Viễn, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguồn tham khảo: MayoClinic.org