Nước tiểu màu vàng đậm: 5 nguyên nhân phổ biến nhất

Nước tiểu màu vàng là một trong những trạng thái điển hình nhất của nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng nhạt thì chứng tỏ lượng nước bạn uống ở mức ổn định và gần như chưa có gì bất thường. Trường hợp nước tiểu màu vàng đậm có thể do bạn uống chưa đủ nước, hoặc là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc.

Trường hợp nước tiểu vàng có đi kèm có mùi hoặc một số triệu chứng khác có thể nghi nghĩ đến tình trạng bệnh lý. Hãy cùng Doctor có sẵn Team tìm hiểu nước tiểu màu vàng có phải là dấu hiệu bệnh lý không trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến nước tiểu màu vàng

Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, thận là nơi sản xuất trực tiếp dựa trên chất lỏng cơ thể cùng với các chất thừa do bạn uống và tiêu thụ thức ăn. Nước tiểu sau đó sẽ chuyển xuống lưu trữ tại bàng quang trong một khoảng thời gian trước khi thải ra ngoài khi đi tiểu.

Nước tiểu của người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt. Nguyên nhân là do sự bài tiết một chất có màu tên là Urochrome. Nếu uống đủ nước, màu do chất này gây ra sẽ được pha loãng đi, trường hợp uống nước nhiều thậm chí màu nước tiểu gần như trong suốt. Trường hợp uống ít nước, nước tiểu cô đặc sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu vàng đậm.

1.1. Nước tiểu màu vàng đậm do chế độ ăn uống

Màu sắc của nước tiểu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu màu vàng đậm đó là do các loại đồ ăn, thức uống mà cơ thể hấp thu.Thường thay đổi màu sắc nước tiểu do thức ăn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Còn nếu tình trạng nước tiểu màu vàng đậm kéo dài thì khả năng do một bệnh lý gây ra nhiều hơn.

Một số loại thực phẩm sau có thể khiến nước tiểu có màu vàng đậm hoặc như bã trà như: củ dền, quả mâm xôi, …

1.2. Thiếu nước do uống ít nước hoặc mất nước sinh lý/ bệnh lý

Thiếu nước/ mất nước là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng nước tiểu màu vàng đậm.Llượng nước ít khiến nước tiểu bị cô đặc và không thể làm loãng sắc tố của Urochrome.

Trường hợp thường gặp là do không uống đủ lượng nước cần thiết cho mỗi ngày, nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Một số bất thường của cơ thể cũng gây ra tình trạng thiếu nước biểu hiện qua các triệu chứng: táo bón, mệt mỏi, khó nuốt thức ăn đặc biệt là thức ăn khô do giảm tiết nước bọt, chóng mặt, môi khô. Sốt cao cũng có thể gây thiếu hụt lượng nước và làm cho nước tiểu màu vàng đậm.

Nếu các tình trạng mất nước làm nước tiểu có màu vàng đậm khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau thì là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nguy hiểm cần phải xử lý ngay: tụt huyết áp, da không còn đàn hồi (dấu véo da âm tính), rối loạn tri giác, mạch yếu nảy nhẹ, tay chân mát lạnh, mắt trũng sâu,…

nuoc-tieu-mau-vang
Thiếu nước cung cấp cho cơ thể hoặc bị mất nước khiến cho nước tiểu có màu vàng đậm

Đối tượng cần lưu ý đặc biệt ở nhóm nguyên nhân này đó là trẻ em đang bị mất nước cấp như tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, cần phải bù đủ dịch cho bé. Quan sát màu sắc nước tiểu cũng là một phương pháp giúp nhận biết cơ thể bé đã được cung cấp đủ nước chưa.

1.3. Một số loại thuốc có thể gây biến đổi màu sắc nước tiểu

Nước tiểu màu vàng đậm có thể xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc sau: primaquine, nitro-furantoin, chloroquine, metronidazole, …

1.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào hệ cơ quan bài tiết như niệu đạo, thận, bàng quang, cơ quan sinh dục,…. Do đặc điểm của cơ quan giải phẫu, ở nữ giới nguy cơ nhiễm trùng đường niệu sẽ cao hơn do đường tiểu ở vị trí thấp nhất, gần với âm đạo và hậu môn.

Sự hiện diện của vi khuẩn bên cạnh làm nước tiểu màu vàng đậm  có thể kèm theo tình trạng tiểu máu và tiểu ra cặn lắng. Các dấu hiệu khác giúp nhận biết tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu như:

  • Đau nhức thắt lưng, vùng cạnh cột sống.
  • Đau bụng vùng hông phải hoặc trái, cảm giác căng tức ở bụng không liên quan đến bữa ăn.
  • Thay đổi đột ngột thói quen đi tiểu như đi tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu máu, nước tiểu màu vàng đậm hoặc nâu đậm.
  • Sốt nhẹ, sốt cao gặp trong viêm đài bể thận.

Xem thêm: Các chỉ số và ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu

1.5. Tan huyết trong các bệnh lý vàng da do gan

Nước tiểu màu vàng đậm có thể do hiện tượng tan huyết thường hiếm gặp. Thường gặp kèm tình trạng vàng da vàng mắt do các bệnh lý gan mật:tăng sản phẩm thoái hóa của billirubin trong nước tiểu.

Một số triệu chứng đặc trưng thường gặp bên cạnh nước tiểu màu vàng đậm như nhịp tim nhanh, đau đầu, chóng mặt, vàng da, vàng mắt, gan to, lách to, …

Viêm gan có thể gây tăng các sản phẩm của billirubin vào trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu vàng đậm hơn. Yếu tố gây viêm gan có thể kể đến như dùng chung bơm kim tiêm, lây từ người mang bệnh viêm gan B nhưng không điều trị.

Xem thêm: Protein niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Nước tiểu màu vàng khi nào là dấu hiệu bệnh lý?

Vậy nước tiểu màu vàng đậm có sao không? Nước tiểu màu vàng cũng có thể là dấu hiệu báo cơ thể đang mắc bệnh. Nước tiểu màu vàng đục khi có một tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu màu vàng như trà đặc có thể nghi ngờ một bệnh lý về gan mật như viêm gan cấp, sỏi đường mật,…

Nước tiểu có màu trắng đục của nước vo gạo nên nghi ngờ bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu màu đỏ, đi tiểu ra máu gặp trong bệnh lý viêm bàng quang, viêm cầu thận, sỏi thận, sỏi niệu đạo… Do đó, khi nước tiểu có màu sắc bất thường điều bạn cần làm là đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám và làm các xét nghiệm nếu được chỉ định.

Xem thêm: Đi tiểu nhiều có phải thận yếu hay không?

nuoc-tieu-mau-vang
Nước tiểu màu vàng khi nào là dấu hiệu bệnh lý ?

3. Nghi ngờ nước tiểu màu vàng là bị bệnh, khám ở đâu?

Tuy không phải là triệu chứng điển hình cho bệnh lý, nhưng nước tiểu màu vàng đậm như trà đặc cũng là dấu hiệu các bệnh gan, mật, … Nếu mà bạn đã thay đổi lối sống, uống nhiều nước hơn nhưng không cải thiện được, việc cần thiết là đi khám và xét nghiệm nước tiểu.

4. Cách khắc phục trường hợp nước tiểu màu vàng đậm

Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bất thường về sức khỏe. Sau đây là một số phương pháp khắc phục trường hợp nước tiểu có màu vàng đậm:

Bổ sung lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảouống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp làm loãng sắc tố có trong nước tiểu và giúp hệ bài tiết hoàn thành nhiệm vụ thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích, không nên uống nhiều rượu bia, thuốc lá. Thường xuyên tập luyện thể dục, xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng các nhóm dinh dưỡng.

nuoc-tieu-mau-vang
Cách khắc phục trường hợp nước tiểu màu vàng đậm

5. Kết luận

Khi phát hiện tình trạng nước tiểu màu vàng đậm kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng như tiểu máu, tiểu gắt buốt,… hoặc bất cứ triệu chứng nào được đề cập ở trong bài, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về vấn đề “Nước tiểu màu vàng có phải là dấu hiệu bệnh lý?” tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Có thể bạn quan tâm:


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Contact Me on Zalo