Bệnh ký sinh trùng không hề hiếm gặp, đặc biệt khi Việt Nam nằm ở vùng khí hậu Nhiệt đới, một khí hậu rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loại ký sinh trùng. Vậy dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng là gì? Cách điều trị nhiễm ký sinh trùng như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về bệnh ký sinh trùng
Theo các chuyên gia, chúng ta thường bị nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa hoặc thậm chí khi tiếp xúc qua da đối với 1 số loại ký sinh trùng đặc biệt. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc với môi trường bị ẩm mốc, ô nhiễm hay tiêu thụ các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, hoặc cơ địa người bệnh bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh/ mắc phải.
Bệnh ký sinh trùng lây qua đường phân miệng (tiêu hóa)
- Giun móc: Bệnh ký sinh trùng này thường tồn tại trong nguồn nước, rau xanh và hoa quả bị ô nhiễm. Khi người bệnh nuốt phải giun móc, nó sẽ theo đường tiêu hóa xuống và bám vào thành ruột non, hút máu ký chủ (người bệnh) để tồn tại và phát triển.
- Giun đũa: Loài ký sinh trùng này có chiều dài khoảng 15 đến 35cm, phổ biến nhất trong các bệnh ký sinh trùng. Trứng giun đũa tồn tại ở thức ăn chưa được đun sôi kỹ lưỡng sẽ the đường tiêu hóa xuống ruột, nở ra ấu trùng và sinh sôi sau đó đi vào hệ tuần hoàn. Những trường hợp theo máu vào phổi, người bệnh có thể ho ra giun đũa ở khí quản rồi đi nuốt ngược lại vào thực quản và tiếp tục lại chu trình như ban đầu.
- Sán dây: Sán dây tồn tại trong thực phẩm bị ô nhiễm hoặc không được nấu chín. Quá trình trưởng thành của sán có thể kéo dài trong 3 đến 4 tháng và chúng có khả năng ký sinh trong cơ thể ký chủ đến khoảng 25 năm. Thường trứng sán theo phân của động vật nhiễm sán, thải ra ngoài, bám trên thực vật và được các loại gia súc trâu, bò ăn vào hoặc con người vô tình ăn phải rau quả có trứng sán.
- Giun đũa chó mèo: Loài ký sinh trùng này có khả năng tấn công vào hệ thần kinh trung ương của con người, chúng tồn tại trong thức ăn chưa nấu chín hoặc trong phân của thú cưng (chó mèo) nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh.
- Khuẩn Giardia: đây là loại ký sinh trùng đơn bào nguyên sinh, tồn tại ở trong môi trường nước nước, chúng ký sinh trong cơ thể người, sinh trưởng và phát triển trong ruột non, gây ra các triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hóa
- Amip: Loài ký sinh trùng đơn bào tồn tại trong môi trường ẩm ướt, môi trường nước và đất, có thể bám trên rau xanh và hoa quả, gây bệnh cho nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể ký chủ (con người).
Bệnh ký sinh trùng lây qua tiếp xúc da
- Cái ghẻ: Loại ký sinh trùng này đẻ trứng và đào đường hầm trên da của ký chủ (người bệnh) gây ngứa nhiều và các phản ứng viêm trên da. Tiếp xúc với người bị cái ghẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ người này sang người khác
- Giun kim: Đây là ký sinh trùng thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em. Giun kim có thói quen chui ra ngoài hậu môn để đẻ trứng, và gây ra tình trạng ngứa ngáy. Bé có thói quen gãi và không rửa tay thường xuyên có thể lây bệnh sang người nhà hoặc bạn bè của trẻ.
- Sán máng: tồn tại ở trong môi trường nước, đặc biệt là nguồn nước ô nhiễm. Chúng có khả năng thâm nhập trực tiếp qua da nếu chúng ta không may tiếp xúc lâu dài với môi trường nước bẩn.
- Ấu trùng từ muỗi: muỗi là loài côn trùng được xem như vector truyền bệnh của 2 loại ký sinh trùng sốt xuất huyết và sốt rét, thông qua việc chích đốt người và truyền chúng vào trong máu của nạn nhân.
Triệu chứng khi nhiễm bệnh ký sinh trùng
Khi nhiễm bệnh ký sinh trùng, nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, hãy lưu ý những dấu hiệu chung sau đây để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng hơn để thăm khám bác sĩ kịp thời. 8 triệu chứng nhiễm bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Sang thương da
Khi nhiễm bệnh ký sinh trùng, một số loại có thể gây phát ban, tấy đỏ, chàm và các tình trạng dị ứng da khác. Mặt khác, các chất thải bị tích tụ ngay dưới bề mặt da còn có thể tăng mức bạch cầu ái toan trong máu, gây ra các phản ứng ở da như sưng tấy, viêm loét và tổn thương ở da.
Xem thêm: Ký sinh trùng trên da
Triệu chứng đường tiêu hóa
Vấn đề rối loạn tiêu hóa chính là một trong những triệu chứng phổ biến khi nhiễm bệnh ký sinh trùng ở đường ruột, chúng có thể gây thiếu máu, viêm ruột hoặc tiêu chảy kéo dài. Thậm chí, độc tố của ký sinh trùng tiết ra còn có thể gây táo bón kéo dài, nôn và đầy hơi.
Ngứa quanh hậu môn
Đây là triệu chứng đặc trưng cho bệnh lý nhiễm giun kim. Khác với nhiều ký sinh trùng khác, giun kim không xâm nhập vào hệ tuần hoàn, cũng như không thể tồn tại trong các nội tạng khác của cơ thể ký chủ. Mặt khác, chúng chui ra ngoài hậu môn để đẻ trứng, gây ra tình trạng khó chịu, ngứa ngáy.
Suy nhược, mệt mỏi
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải ngay cả khi đã ăn uống và ngủ nghỉ một cách khoa học. Điều này có căn nguyên từ việc bị cạnh tranh dinh dưỡng ở ruột non với các loại ký sinh trùng. Chúng vừa hút máu mà còn hấp thu chất dinh dưỡng từ tất cả các thức ăn mà con người nạp vào cơ thể, về thế lượng chất dinh dưỡng thực sự được hấp thu vào cơ thể ký chủ không còn đáng là bao. Người bệnh luôn cảm thấy đói dù đã ăn rất nhiều thức ăn
Thiếu máu
Nhiễm giun tròn hoặc giun đũa ở đường ruột sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt do chúng hút chất dinh dưỡng của ký chủ, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Điều trị bệnh ký sinh trùng
Một số bệnh ký sinh trùng hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít bệnh ký sinh trùng khá nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng mà bắt buộc phải được điều trị tại những cơ sở y tế tuyến trung ương và theo đúng phác đồ của Bộ Y tế đưa ra.
Vì thế, không có một phương pháp điều trị chung cho tất cả các bệnh ký sinh trùng, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào loại ký sinh trùng nhiễm phải và còn dựa trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng
Bạn cần thay đổi các thói quen hằng ngày, tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa tay đúng cách đúng thời điểm để phòng tránh bệnh ký sinh trùng một cách tối ưu. Các biện pháp khác bao gồm:
- Cắt móng tay sạch sẽ, gọn gàng, khắc phụ thói quen mút hay ngậm tay, không sờ tay trực tiếp lên vùng mũi, mắt, miệng, hoặc vết thương hở.
- Có bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng: khăn mặt, bàn chải đánh răng, lược.
- Không ăn các thực phẩm tươi sống không được nấu chín chẳng hạn như thịt bò tái, gỏi cá sống.
- Vệ sinh đồ cá nhân thường xuyên.
- Chú ý sử dụng đồ bảo hộ đúng cách khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm.
- Xổ giun định kỳ
Kết luận
Nói chung, bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp phần nào những kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng. Khi phát hiện mình có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt được điều trị kịp thời và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Bệnh ký sinh trùng: 1 số kiến thức bạn không thể bỏ qua tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Có thể bạn quan tâm