Bệnh lậu lây qua đường nào? – Điểm qua 4 con đường phổ biến

Bệnh lậu lây qua đường nào, phương pháp điều trị và biện pháp phòng tránh ra sao hiện đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm và đi tìm câu trả lời. Thấu hiểu được nỗi lo sợ bị lây nhiễm và mong muốn tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tất cả thắc mắc này sẽ được Docosan làm rõ trong bài viết dưới đây.

Chẩn đoán bạn có đang bị nhiễm bệnh lậu không cùng Docosan

Lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình khá phổ biến hiện nay. Bất kỳ ai đã quan hệ tình dục đều có khả năng mắc phải. Chuyên gia y tế cho biết, căn bệnh này nếu không sớm phát hiện và điều trị không chỉ tác động đến sức khỏe tổng thể mà còn chi phối cả đời sống sinh hoạt thường ngày.

Hiện nay, Docosan là đơn vị đã và đang cung cấp dịch vụ chẩn đoán bạn có đang bị nhiễm bệnh lậu hay không với Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến. Với gói xét nghiệm này, không chỉ phát hiện bạn có đang bị nhiễm bệnh lậu hay không mà còn cho biết thêm bạn còn có thể nhiễm căn bệnh xã hội khác như: HIV, giang mai và Chlamydia.

bệnh lậu lây qua đường nào
Docosan cung cấp bộ xét nghiệm phát hiện bệnh lậu và bệnh xã hội khác

Mời bạn tham khảo Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến từ Docosan.

Với bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến của Docosan, bạn sẽ tự kiểm tra tại nhà với thanh kit test nhanh, đồng thời gửi mẫu nước tiểu về phòng thí nghiệm đang hợp tác với Docosan để phân tích. Kết quả sẽ được gửi qua ứng dụng hoặc gmail của bạn. Khi ấy, bạn sẽ được hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn đọc kết quả và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh lý.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ngay cả những đối tượng chỉ quan hệ tình dục lần đầu. Trong đó, một số nhóm người sau sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Đối tượng trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi
  • Quan hệ tình dục không an toàn hoặc có sử dụng biện pháp an toàn với nhiều bạn tình cùng lúc
  • Quan hệ tình dục với người đang có quan hệ tình dục với người khác
  • Có tiền sử bị lậu hoặc bệnh thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục 
bệnh lậu lây qua đường nào
Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu

Tương tự như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh lậu ở giai đoạn mãn tính có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan của cơ thể, nhất là phần niêm mạc ở bộ phận sinh dục và bộ phận có môi trường ẩm ướt như miệng, mắt, niệu đạo, trực tràng, cổ họng, hậu môn, ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cụng. Do đó, cả ba hình thức quan hệ tình dục bao gồm quan hệ qua đường hậu môn, âm đạo và miệng đều có khả năng lây nhiễm bệnh lậu.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm? Đây là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao nếu người khỏe mạnh có hành vi quan hệ tình dục, sử dụng chung một số vật dụng cá nhân, vết thương hở của người nhiễm bệnh. Một số con đường lây nhiễm bệnh lậu phổ biến như:

Lây truyền qua đường tình dục

Đường tình dục chính là con đường lây truyền bệnh lậu phổ biến nhất. Các cơ quan sinh dục của nam giới lẫn nữ giới đều là những môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn lậu cư ngụ, sinh sôi, phát triển và lây lan. Do đó quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh lậu. 

Khi quan hệ, thông qua dịch sinh dục khi quan hệ mà vi khuẩn lậu từ người bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập sang người kia và gây bệnh. Những điều kiện thuận lợi giúp cho vi khuẩn lậu lây lan gồm:

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Quan hệ đồng giới
  • Quan hệ bằng miệng
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Quan hệ với bạn tình mắc các bệnh tình dục khác như giang mai, sùi mào gà, HIV,…
  • Người sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh lậu hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh
bệnh lậu lây qua đường nào
Bệnh lậu lây qua đường nào? – Đường quan hệ tình dục

Ước tính, có đến 76% người khỏe mạnh quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh lậu có khả năng mắc bệnh. Ở những đối tượng này, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, đôi khi bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên dễ bị nhầm lẫn và vô tình lây nhiễm cho đối tượng khác.

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp với vật dụng

Vi khuẩn lậu có khả năng sống từ vài phút đến vài giờ ở môi trường bên ngoài. Đặc biệt là ở các môi trường ẩm ướt như khăn mặt, khăn tắm, bồn vệ sinh, quần lót, quần áo, bàn chải đánh răng,… Do đó, nếu bạn sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh thì khả năng lây bệnh cao do có thể sẽ tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh lậu. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của vi khuẩn lậu trong môi trường này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như nhiệt độ, tải lượng virus,…

bệnh lậu lây qua đường nào
Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể tồn tại ở quần lót hay một số vật dụng cá nhân khác của người bệnh

Lây truyền qua đường máu hoặc tiếp xúc với vết thương hở

Tuy tỉ lệ lây bệnh theo đường máu và vết thương hở từ người nhiễm bệnh là rất thấp, nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi người không bệnh vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh lậu và để dính vào niêm mạc mắt hoặc dính vào chính những vết thương trên cơ thể mình. Lúc này, người khỏe mạnh vẫn có nguy cơ cao đã bị lây bệnh lậu do vi khuẩn lậu đã xâm nhập vào cơ thể.

bệnh lậu lây qua đường nào
Đừng tiếp xúc với vết thương hở của người nhiễm bệnh lậu nếu không mong muốn bị nhiễm bệnh

Ngoài ra việc người mắc bệnh lậu giai đoạn đầu không triệu chứng vẫn có thể tham gia truyền máu, hiến máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm khiến người được hiến máu có khả năng mắc bệnh lậu rất cao. Nếu có nhu cầu hiến máu, hãy kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng bạn không đang bị phơi nhiễm với căn bệnh lậu.

Bệnh lậu lây qua đường nào? – Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình chuyển dạ. Bởi vì vi khuẩn lậu cư trú nhiều nhất ở cổ tử cung và âm đạo nên khi người mẹ bị lậu, vi khuẩn này có thể lây lan sang thai nhi qua nhau thai, đường nước ối hoặc khi chuyển dạ, thai nhi theo ống dẫn sinh ra ngoài, tiếp xúc với lậu cầu ở cổ tử cung và âm đạo.

bệnh lậu lây qua đường nào
Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh lậu nếu người mẹ mang thai mắc bệnh

Bệnh lậu có điều trị được không?

Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng những loại thuốc kháng sinh đặc trị để chống lại virus lậu. Chính vì vậy việc người bệnh đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để làm xét nghiệm và điều trị sớm là rất cần thiết.

Mặt khác, người bệnh cần đi xét nghiệm ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Nữ giới: Khi có biểu hiện tăng tiết dịch âm đạo, khí hư màu hơi trắng hoặc vàng nhạt, kèm mùi hôi tanh khó chịu; đau bụng dưới; đau xương chậu; đi tiểu nhiều và đau rát; quan hệ tình dục bị chảy máu; viêm họng; sốt, lỗ niệu đạo có màu đỏ; xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt; khám thấy cổ tử cung phù nề, sưng đỏ, chảy mủ và chảy máu khi chạm vào.
  • Nam giới: Khi dương vật bị sưng, chảy mủ vàng hoặc xanh; tinh hoàn đau nhức; tiểu tiện đau rát, tiểu nhiều lần, nóng rát khi tiểu, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ viêm họng, ngứa nhiều ở quy đầu và xung quanh dương vật bị tấy đỏ, đau hoặc sưng lỗ niệu đạo, ngứa ngáy ở niệu đạo, đau rát khi giao hợp, hay bị cường dương, đau rát khi dương vật cương lên,…
bệnh lậu lây qua đường nào
Điều trị bệnh lậu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Việc giấu giếm tình trạng bệnh tạo tiền đề để bệnh lậu trải qua giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nếu để nặng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và việc điều trị cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, thậm chí người bệnh có thể phải cần áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa mới có thể điều trị bệnh triệt để.

Ngoài ra việc trung thực và thẳng thắn chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh của bản thân để giúp người bạn tình có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời

Các phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu hiệu quả?

Bệnh lậu tuy là bệnh dễ lây lan nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu chúng ta biết xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh. Các nguyên tắc sau cần tuần thủ sẽ giúp bạn tránh mắc bệnh lậu:

  • Quan hệ tình dục chung thủy và chỉ nên có 1 bạn tình, lành mạnh, an toàn. Không quan hệ với nhiều người, nhất là khi bạn không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của đối tác.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ với người không phải vợ hoặc chồng. Đây không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối nhưng có thể hạn chế được nguy cơ lây nhiễm.
  • Tuân thủ chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
  • Không quan hệ với người nghi nhiễm bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Cần xét nghiệm lậu nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Xét nghiệm lậu định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát bệnh cho cả bản thân và bạn tình có nguy cơ cao mắc lậu để bảo vệ sức khỏe. Những đối tượng khác nên khám tổng quát ít nhất 1 năm/lần.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, vận động tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. 
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nhất là các đồ dùng trong nhà tắm công cộng, nhà nghỉ, khách sạn.
bệnh lậu lây qua đường nào
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng lây bệnh lậu và các bệnh xã hội khác

Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng nhưng nếu để nặng không chỉ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm mà việc điều trị cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, thậm chí người bệnh có thể phải cần áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa mới có thể điều trị bệnh triệt để.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo