Bệnh lỵ amip ở trẻ em: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa 

Bệnh lỵ amip ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa thường gặp ở nước ta. Nhiều trẻ bị lây amip lỵ và bị bệnh mà không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng nhận biết và cách điều trị, phòng ngừa bệnh lỵ amip ở trẻ em là như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

Bệnh lỵ amip ở trẻ em là gì?

Bệnh lỵ amip ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng của đường ruột, thường gây ra bởi các ký sinh vật đơn bào như Entamoeba histolytica (E.histolytica). Amip lỵ thường gây tổn thương ở đại tràng và hầu hết trẻ bị mắc bệnh lỵ amip sẽ không có triệu chứng nguy hiểm nhưng sẽ có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng Hội chứng lỵ.

bệnh lỵ amip ở trẻ em
Bệnh lỵ amip trẻ em là gì?

Các ký sinh trùng gây bệnh lỵ thường trú ngụ nhiều ở ruột già, vì thế phân của trẻ là nguồn lây nhiễm ưu thế và quan trọng nhất. Lỵ amip có thể lây truyền theo nhiều cách, chẳng hạn như từ tay của trẻ bị nhiễm sang trẻ khác, ruồi nhặng cũng là nguyên nhân gây truyền nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh lỵ amip ở trẻ em

Có 3 thể lâm sàng của bệnh lỵ amip ở trẻ em, bao gồm: mang mầm bệnh không triệu chứng, bệnh lỵ amip cấp tính và bệnh lỵ amip mạn tính.

Nếu trẻ bị lỵ amip cấp tính sẽ có các biểu hiện: thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài 1-2 tuần, có khi vài tháng. Ở giai đoạn bệnh khởi phát cũng chỉ diễn tiến từ từ, đôi khi cấp tính cảm thấy đau bụng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, trẻ thường không có sốt hoặc nếu có cũng chỉ sốt nhẹ. Bước vào giai đoạn bệnh toàn phát, trẻ có những biểu hiện nặng nề của hệ tiêu hóa như:

  • Đau quặn bụng: Đau âm ỉ hoặc đau quặn dọc khung đại tràng, đau nhiều nhất ở hố chậu phải 
  • Kèm theo đó là cảm giác buồn đi ngoài, đi ngoài xong có giảm đau hơn nhưng nhanh chóng xuất hiện cơn đau lại.
  • Một ngày trẻ có thể đi cầu từ vài lần đến chục lần, chưa đi hết phân nên phải liên tục rặn (mót rặn). Cũng có những lần rặn, trẻ không đi ra phân đây được coi là triệu chứng đặc trưng của bệnh.
  • Trong phân có lẫn nhầy máu. Phân của trẻ thường lỏng, sệt, ít nhầy và máu trong vài ngày đầu, nhưng về sau chủ yếu là nhầy, máu. 
  • Nhầy phân của trẻ bị nhiễm lỵ amip tương tự như nhựa chuối, không dính máu, đứng riêng rẽ, dính bô.
  • Nếu bệnh lỵ amip ở trẻ em được điều trị đúng thì sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Trong trường hợp chữa trị sai có thể chuyển dạng mãn tính khó phục hồi hơn.
Bệnh lỵ amip ở trẻ em
Bệnh lỵ amip ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh lỵ amip ở trẻ em có nguy hiểm không?

Không chỉ trẻ em mà nếu người lớn mắc bệnh lỵ amip cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị chính xác và kịp thời. Docosan sẽ giới thiệu đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lên cân, suy nhược cơ thể, còi xương. Đa số trường hợp trẻ chảy máu ruột nhưng ở mức độ nhẹ sẽ bị biến chứng này.
  • Trùng lỵ amip có thể di chuyển đến gan và gây nên bệnh lý áp xe gan. Các triệu chứng có thể xảy ra khi trẻ gặp biến chứng này là sốt cao, buồn nôn, vàng da, nôn mửa và đau ở bên phải phần bụng trên, sụt cân nhanh và gan to.
  • Biến chứng do bệnh lỵ amip ở trẻ em sơ sinh: Biến chứng nguy hiểm và khó chẩn đoán nhất là viêm phúc mạc do thủng ruột. Diễn biến của bệnh thường chỉ xảy ra từ từ và không điển hình nên khó phát hiện và dễ nhầm với thủng viêm ruột thừa cấp. Do lỵ amip phát triển mạnh sẽ gây thủng đoạn hồi manh tràng (là đoạn cuối của ruột non). Biến chứng này thường gây ra viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, có diễn biến mãn tính và gây dày dính quanh manh tràng.
  • Ngoài ra trẻ còn có các biến chứng khác hiếm gặp hơn như: Polyp đại tràng, u amip đại trạng, sa niêm mạc trực tràng, viêm ruột thừa do amip.
Bệnh lỵ amip ở trẻ em
Điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em

Điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em

Lỵ amip E.histolytica có thể bị tiêu diệt bằng các thuốc kháng ký sinh có trên thị trường như: kháng sinh nhóm Nitroimidazoles; Emetin; …Ngoài ra trẻ còn cần được điều trị giảm đau và nhiễm khuẩn phối hợp, đồng thời can thiệp phẫu thuật khi cần để giải quyết các biến chứng xảy ra.

Do bệnh lỵ amip ở trẻ em có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc điều trị cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Chú ý hạ sốt cho trẻ tránh trẻ sốt quá cao có thể gây co giật.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bù nước và điện giải như: natri máu, canxi máu, đường huyết.
  • Cần bổ sung thực phẩm nhiều chất đạm và xơ cho trẻ
  • Thuốc kháng sinh: việc sử dụng kháng sinh uống hay chích tùy mức độ nặng của bệnh và cần theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh lỵ amip ở trẻ em
Các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng cho trẻ khỏi mắc bệnh lỵ amip

Cách phòng tránh bệnh lỵ amip ở trẻ em

  • Luôn cho bé ăn chín, uống sôi và rửa vệ sinh miệng sạch sẽ.
  • Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cắt ngắn và sinh móng tay, không để móng tay bẩn sẽ thành nơi lây nhiễm lỵ amip.
  • Nguồn nước sử dụng trong gia đình cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh và lưu ý rằng nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
  • Thường xuyên khử trùng dụng cụ ăn uống của bé như: bình sữa, bát, thìa, đồ chơi,…
  • Mẹ và bố cũng phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa và cho bé ăn.
  • Thức ăn của bé cần được bảo quản đúng cách, tránh ruồi, kiến, gián,…
  • Luôn đảm bảo vệ sinh giường ngủ của bé cũng như nhà cửa, sân vườn, ngõ phố, cống rãnh,…
  • Diệt trừ côn trùng làm giảm khả năng gây bệnh lỵ amip ở trẻ em bằng các loại thuốc hoặc sử dụng lưới mùng chống ruồi muỗi.

Triệu chứng và điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em nên tích cực phát hiện ngay từ đầu để tránh biến chứng nặng xảy ra. Đồng thời các cha mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp bé con của mình có sức khỏe tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.

Contact Me on Zalo