Bệnh sán dây: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn phổ biến ở nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, nhất là ở những nơi gia đình có thói quen ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ hoặc nuôi lợn sân sau nhưng điều kiện vệ sinh cơ bản vẫn còn kém. Những bệnh này cũng thường gặp ở Châu Phi và Mỹ Latinh. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây.

Sán dây là gì?

Sán dây (hay tapeworms) là kí sinh trùng đường ruột có hình dạng như một thước dây và sống ký sinh trong cơ thể động vật hoặc cơ thể người. Sán dây không thể sống một cách tự do.

Có hai trạng thái sán dây có thể gây bệnh ở người là : sán dây trưởng thành và ấu trùng sán dây lợn. Ở Việt Nam, theo Cục Y tế dự phòng đến nay, có ít nhất 51 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Sán dây là bệnh nhiễm trùng ở ruột sau khi ăn thịt bị nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín. Một vài loại sán gây ra bệnh sán dây như sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Trong khi đó bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn có trứng sán dây lợn hoặc đốt sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Trứng sán được thải qua phân của người bị sán dây lợn, có thể gây ô nhiễm đất và nước. Từ đó, ô nhiễm đất hoặc nước có thể làm cho thực phẩm (chủ yếu là rau) phơi nhiễm với trứng sán.

Ấu trùng sán lợn có khả năng gây tác động đáng kể đến sức khỏe của con người. Chúng có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Khi các nang ấu trùng sán lợn phát triển trong não, gây ra bệnh ấu trùng sán lợn ở não. Các triệu chứng có thể là đau đầu dữ dội, mù lòa, co giật hoặc động kinh.

bệnh sán dây
Hình ảnh cấu tạo của sán dây

Triệu chứng của bệnh sán dây

Nhiều người bị nhiễm sán dây nhưng không có biểu hiện rõ rệt. Các triệu chứng, nếu có sẽ phụ thuộc vào loại sán và vị trí ký sinh của sán, chẳng hạn như:

Các triệu chứng viêm nhiễm ở ruột:

  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Sức khỏe giảm sút, sụt cân và không hấp thu đủ chất dinh dưỡng

Các triệu chứng khi nhiễm trùng xâm lấn các cơ quan khác:

  • Ấu trùng trùng ở não gây buồn nôn, nhức đầu, co giật, rối loạn trí nhớ, thậm chí có trường hợp bị động kinh, viêm màng não, những trường hợp nặng bệnh nhân có thể tử vong.
  • Ấu trùng ở mắt chủ yếu sẽ được ký sinh ở thuỷ tinh thể hay khoang dưới võng mạc, dẫn đến các rối loạn thị giác, giảm thị lực, hậu quả của bệnh sán dây ở lợn có thể dẫn đến bị mù do bong võng mạc.
  • Ấu trùng ở tổ chức dưới da gây viêm da, ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gây đau tại các nốt ấu trùng đóng kén.
  • Ở lợn, nếu nhiễm ấu trùng sán thì sẽ có những triệu chứng điển hình như : Lợn ngứa ngáy, hay cọ sát nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm da, ghẻ lở. Các bắp thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to; Thịt thường cứng, mất tính đàn hồi.

Phòng tránh các bệnh sán dây

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, thức ăn đã được chế biến hợp vệ sinh và nấu chín kỹ.
  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo  vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
  • Mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, giữ thực phẩm sạch sẽ và nhiệt độ phù hợp.
  • Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.
  • Người có bệnh sán dây hoặc ấu trùng sán phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.

Bệnh sán dây điều trị được không?

Theo Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế, nếu không may mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn thì người dân cũng không nên quá lo lắng vì bệnh này không khó điều trị. Hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ các loại thuốc để có thể điều trị khỏi tất cả các thể nhiễm sán.

Sán dây có thể được điều trị bằng thuốc tẩy giun sán như praziquantel, niclosamide và albendazole, và cần một liệu trình điều trị ngắn. Nếu bạn hoặc người trong gia đình bạn có bất kỳ triệu chứng kể trên của bệnh sán dây sau khi ăn thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn, thời gian từ khi con người ăn phải trứng sán đến khi xuất hiện các triệu chứng là khác nhau. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh này là một thách thức. Bất kỳ ai khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn nêu trên đều cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bệnh ấu trùng sán lợn đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài, các liệu pháp hỗ trợ và cả phẫu thuật trong một số trường hợp.

Một số bác sĩ có thể điều trị bệnh sán dây

  • Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Bảo Xuân Thanh, hơn 10 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, TP.HCM
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Kim Sang, hơn 30 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, TP.HCM

Kết luận

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sán dây có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên sớm gặp các bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, người bệnh có thể đặt hẹn miễn phí với các bác sĩ trên Docosan để không phải đợi lâu.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm