Bệnh sùi mào gà nhẹ: Top 5 dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nam và nữ

Bệnh sùi mào gà nhẹ là bệnh xả hội, lây chủ yếu qua đường tình dục. Tuy không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng như bệnh giang mai, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng không nhỏ ảnh hưởng không chỉ đến đời sống tình dục mà còn hạn chế nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ về bệnh sùi mào gà nhẹ qua bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà nhẹ là gì?

Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra.

Tổn thương của bệnh sùi mào gà nhẹ gồm những nốt sùi mềm trên bộ phận sinh dục như mụn cóc, hạt cơm, u nhú hoặc tổn thương phẳng, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung hay thậm chí là ở miệng, họng,… kèm theo đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu.

bệnh sùi mào gà nhẹ
Bệnh sùi mào gà nhẹ: có những dấu hiệu nhận biết nào?

Không giống như những căn bệnh khác, thời gian ủ bệnh của bệnh sùi mào gà có thể từ 2 tuần đến 9 tháng sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người mang mầm bệnh HPV. Thời điểm xuất hiện mụn cóc sinh dục cũng khác nhau tùy từng cá thể, có người đã có trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh, nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc vài năm.

Thậm chí, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng hoặc không được phát hiện. Số người có triệu chứng rõ rệt rất thấp, có khi chỉ khoảng 1-2% trường hợp. Vì vậy mà người bệnh rất khó xác định tình trạng của mình và vô tình lây truyền virus cho người khác.

Nguồn lây bệnh tiềm tàng của sùi mào cũng như các bệnh lây truyền qua tình dục khác, chủ yếu là những người không biết bản thân đang mang mầm bệnh sùi mào gà nhẹ và vô tình làm người khác bị lây nhiễm.

Bệnh sùi mào gà nhẹ có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà nhẹ ở triệu chứng biểu hiện ban đầu nhưng bản chất là căn bệnh nhiều người mắc phải, dễ lây lan và đặc biệt nguy hiểm bởi:

Lây truyền qua nhiều con đường khác nhau

HPV lây truyền qua đường tiếp xúc da và niêm mạc. Đường lây truyền của bệnh sùi mào gà nhẹ gồm: 

Lây truyền qua đường tình dục

Đường tình dục chính là con đường lây truyền bệnh sùi mào gà phổ biến nhất.

Dùng bao cao su có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ.

Khi quan hệ, thông qua dịch sinh dục khi quan hệ mà virus HPV từ người bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập sang người kia và gây bệnh. Những điều kiện thuận lợi giúp cho vi virus HPV lây lan gồm:

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình;
  • Quan hệ đồng giới;
  • Quan hệ bằng miệng;
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Quan hệ với bạn tình mắc các bệnh tình dục khác như giang mai, sùi mào gà, HIV,…
  • Phụ nữ mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao;
  • Người sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh sùi mào gà hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

Lây truyền qua đường máu hoặc tiếp xúc với vết thương hở

bệnh sùi mào gà nhẹ
Bệnh sùi mào gà nhẹ: có những dấu hiệu nhận biết nào?

Tuy tỉ lệ lây bệnh theo đường này rất thấp, nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi người không bệnh vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh sùi mào gà và để dính vào niêm mạc mắt hoặc dính vào chính những vết thương trên cơ thể mình, người không mắc bệnh vẫn có nguy cơ cao đã bị lây bệnh sùi mào gà do virus HPV đã xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra việc người mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu không triệu chứng vẫn có thể tham gia truyền máu, hiến máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm khiến người được hiến máu có khả năng mắc bệnh sùi mào gà rất cao.

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp với vật dụng

Virus HPV có khả năng sống trong các vật dụng cá nhân của người nhiễm bệnh sùi mào gà như khăn mặt, khăn tắm, bồn vệ sinh, quần áo, bàn chải đánh răng… Do đó nếu bạn sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh thì khả năng lây bệnh rất cao do có thể sẽ tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh sùi mào gà.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sùi mào gà nhẹ có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình chuyển dạ. Bởi vì virus HPV cư trú nhiều nhất ở cổ tử cung và âm đạo nên khi người mẹ bị sùi mào gà, vi khuẩn này có thể lây lan sang thai nhi qua nhau thai, đường nước ối hoặc khi chuyển dạ, thai nhi theo ống dẫn sinh ra ngoài, tiếp xúc với virus HPV ở cổ tử cung và âm đạo.

Đường lây truyền bệnh sùi mào gà chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung đồ với bệnh nhân (bàn chải, đồ vệ sinh cá nhân), bị lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và lây qua đường truyền máu, vết thương hở với người bệnh sùi mào gà. Đặc biệt, nguồn lây bệnh tiềm tàng là những người không biết mình mang mầm bệnh sùi mào gà nhẹ, vô tình làm người khác bị lây nhiễm.

Để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng

Các triệu chứng bệnh sùi mào gà nhẹ thường không rõ ràng nên ít người chú ý hoặc không quan tâm tới nó nhưng khi để bệnh tiến triển nặng nề thì từ tâm lý đến sức khỏe của người bệnh đều bị ảnh hưởng đáng kể, có khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sùi mào gà nhẹ nhưng vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ về mặt tinh thần của người bệnh khiến họ cảm thấy sợ hãi và hoang mang, dần tự dằn vặt bản thân vì các hành vi trước đó và có thể không chịu nổi cú sốc mà trầm cảm rồi dần xa lánh gia đình, vợ hoặc chồng, nguy cơ bất hòa, đổ vỡ trong hôn nhân là rất lớn.

Bệnh sùi mào gà nhẹ ở nữ giới, các biến chứng có thể gặp gồm: nốt sùi lớn ở vùng sinh dục gây khó chịu khi đi lại, xuất huyết âm đạo bất thường gây đau tức, sưng phù tại các cơ quan sinh dục, đặc biệt sùi mào nếu không điều trị có khả năng chuyển biến thành ung thư cổ tử cung.

Bệnh sùi mào gà nhẹ ở nam giới, các biến chứng gồm tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc nghẽn niệu đạo dẫn đến bí tiểu, tiểu khó, vô sinh, ung thư dương vật hoặc ung thư hậu môn nếu không được điều trị.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà nhẹ

Biểu hiện ban đầu của sùi mào gà nhẹ là: 

  • Nổi các nhú màu hồng tươi hoặc nhạt, mềm, có chân hoặc có cuống, bên trong mụn có một ít dịch tiết màu trắng, không đau, không ngứa nhưng dễ chảy máu.
  • Các sang thương này phát triển thành gai hoặc lá, có chiều dài lên tới vài cm, liên kết với nhau thành mảng rộng giống mào gà hoặc hoa súp lơ có màu trắng hồng.

Ở nam giới

Dưới đây sẽ trình bày một số dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà nhẹ ở nam giới.

  • Xuất hiện nốt sùi: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sùi mào gà nhẹ ở nam giới là nổi những mụn nhỏ nhưng càng về sau sẽ càng to dần và khó khăn trong việc đi lại, thường mọc ở bao quy đầu, thân dương vật, quy đầu hay dây chằng,…;
  • Ngứa hay cảm giác đau, khó chịu: Một số bệnh nhân nam khi mắc sùi mào gà nhẹ sẽ có cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục hay xung quanh niệu đạo;
  • Đau khi quan hệ tình dục: Sùi mào gà nhẹ có thể gây cảm giác khó chịu hay đau khi quan hệ tình dục;
  • Sưng, đỏ ở vùng sinh dục: Khi mắc phải sùi mào gà, lâu dần các đốt mụn sẽ tiến triển, sưng và làm đỏ vùng da xung quanh nốt sùi;
  • Tiểu ra máu khi bệnh tiến triển nặng.

Trong một số trường hợp, triệu chứng bệnh sùi mào gà nhẹ không quá rõ ràng hoặc không dễ nhận biết. Do đó, việc thăm khám kỹ lưỡng bởi các bác sĩ là rất cần thiết.

    bệnh sùi mào gà nhẹ
    Bệnh sùi mào gà nhẹ: có những dấu hiệu nhận biết nào?

    Ở nữ giới

    Cũng giống như nam giới, bệnh sùi mào gà nhẹ ở nữ giới cũng có những biểu hiện đặc trưng, giúp người bệnh có thể nhận biết và điều trị:

    • Xuất hiện các u nhú ở môi lớn và môi nhỏ: các sùi có thể mọc lên ở xung quanh vùng kín, thường sẽ có màu hồng hay màu da, hình thù của nốt sùi giống bông cải hay mào gà. Những nốt sùi có thể mọc đơn lẻ hay thành nhóm;
    • Cảm giác khó chịu: Bệnh sùi mào gà nhẹ ở nữ giới có thể đem lại cảm giác đau, ngứa ngáy âm hộ
    • Đau rát khi quan hệ tình dục: người mắc sùi mào gà sẽ cảm thấy đau, khó chịu khi giao hợp;
    • Âm đạo có thể tiết chất nhầy: dịch tiết âm đạo có thể có mùi hôi, màu sắc không bình thường, độ đặc và nhầy thay đổi,…
    • Các nốt sùi không chỉ nổi bên ngoài âm hộ mà có thể nổi ở cổ tử cung hay vùng hậu môn làm tổn thương nặng nề.

    Bệnh sùi mào gà nhẹ là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, do virus HPV gây ra. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường đường máu, gián tiếp qua vật dụng, …

    Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sùi mào gà gây ra bởi virus HPV. Các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ đang nhằm ức chế sự phát triển của HPV và giảm triệu chứng bệnh, cũng như ngăn bệnh tiến triển hay tái phát nên khi đã mắc nghĩa là bệnh nhân buộc phải sống chung với virus HPV suốt đời.

    Điều trị bệnh sùi mào gà nhẹ

    Mặc dù bệnh sùi mào gà có biểu hiện là những nốt sùi lành tính nhưng bệnh có thể tiến triển mạnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Với các trường học bị sùi mào gà nhẹ đến trung bình, nếu được điều trị đúng cách và kịp thời có thể khỏi và giảm nguy cơ tái lại.

    Vì bệnh sùi mào gà nhẹ hay nặng đều gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày cũng như ảnh hưởng tới vấn đề sinh nở, gây hại cho thai nhi. Do đó mà việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Một số cách điều trị bệnh sùi mào gà nhẹ phổ biến hiện nay gồm có:

    • Điều trị bằng thuốc;
    • Điều trị bằng phương pháp đốt điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt các u nhú, tiêu diệt virus gây bệnh;
    • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp cắt bỏ tại chỗ;
    • Điều trị laser CO2: Dùng tia laser để đốt và làm sạch các khối i sùi mào gà;
    • Tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch: Bổ sung đầy đủ cá vitamin để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại HPV và làm giảm nguy cơ tái phát sùi mào gà. 

    Phòng ngừa bệnh sùi mào gà nhẹ

    Việc phòng ngừa bệnh sùi mào gà là rất quan trọng, một số cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà có thể liệt kê ra như sau

    Tiêm ngừa vacxin để ngăn ngừa virus HPV

    Hiện nay có 2 loại vacxin được sử dụng để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus HPV, gây ra bệnh lây lan qua đường tnhf dục đó là vacxin Gẻdasil và Gardasil 9. Bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và tiêm loại vacxin phù hợp với mình.

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Đây là phương pháp quan trọng của sức khỏe mỗi người. Việc thực hiện kiểm tra sức khỏe có thể giúp ngăn ngừa được sùi mào gà, giúp người bệnh phát hiện sớm mầm mống gây bệnh và từ đó chủ động áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển và điều trị bệnh sùi mào gà nhẹ.

    Sinh hoạt tình dục lành mạnh

    Dù không thể hoàn toàn phòng ngừa được hoàn toàn nhưng sinh hoạt tình duch lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 

    Loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt

    Một số thói quen sinh hoạt không tốt đó là: dùng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục không an toàn,vệ sinh cơ thể ko kĩ càng, sử dụng chất kích thích,… Loại bỏ được các thói quen xấu sẽ phần nào giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc sùi mào gà.

    Xem thêm:

    Câu hỏi thường gặp

    Bệnh sùi mào gà nhẹ có lây không?

    Hầu hết các sinh hoạt hằng ngày đều mang nguy cơ lây bệnh sùi mào gà. Người mắc sùi mào gà  thường có thói quen quan hệ tình dục không an toàn nên rất dễ bị lây nhiễm hoặc truyền bệnh cho người khác.

    Khám bệnh sùi mào gà ở khoa nào?

    Bệnh sùi mào gà có thể khám ở khoa da liễu, khoa phụ khoa, … tại các bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín.

    Bệnh sùi mào gà nên kiêng ăn gì?

    Người bị sùi mào gà nên kiêng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, các loại hạt, đậu, đồ uống có cafein,…

    Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

    Có thể bạn quan tâm