Thông thường, bệnh whitmore rất khó phát hiện do dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác bởi không có các triệu chứng đặc trưng, khi phát hiện ra thì bệnh whitmore đã diễn tiến nặng. Tuy vậy, nhiều trường hợp mặc dù được chẩn đoán đúng bệnh nhưng việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và nguy cơ tử vong cao. Vậy, nguyên nhân nào gây ra bệnh whitmore, vì sao bệnh whitmore nguy hiểm và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
Bệnh whitmore là gì?
Nguồn gốc
Bệnh whitmore hay trong thuật ngữ y khoa còn gọi là bệnh melioidosis , đây thực chất là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm gặp ở người và một số loài động vật như heo, chó, cừu, dê, mèo, ngựa,… Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện (Myanmar ngày nay), từ đó lấy tên là bệnh whitmore.
Bệnh whitmore vốn do một loại vi khuẩn sống trong bùn đất, nước bị ô nhiễm và xâm nhập chủ yếu qua da bởi sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết trầy xước. Ngoài ra, bệnh whitmore có thể lây qua đường hô hấp khi hít phải hạt bụi đất, các giọt nước li ti trong gió, mưa,… mang mầm bệnh vào cơ thể.
Trao đổi với chuyên gia bệnh truyền nhiễm để biết thêm thông tin:
Dịch tễ
Hiện chưa có bằng chứng bệnh whitmore lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người, đây là bệnh không thường gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số ca mắc cao chủ yếu tại Bắc Úc và khu vực Đông Nam Á, Nhiều trường hợp lẻ tẻ Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi,. Riêng tại Việt Nam, bệnh whitmore được ghi nhận đầu tiên vào năm 1925 tại TP.HCM sao đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương đã ghi nhận.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 2 ca mắc nhiễm khuẩn whitmore ở trẻ em tại thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và 1 ca người lớn ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk. Tuy bệnh whitmore là căn bệnh không thường gặp, không gây thành dịch nhưng tỷ lệ tử vong cao, nhất là những đối tượng có bệnh nền.
Nguyên nhân bệnh whitmore
Bệnh whitmore là căn bệnh truyền nhiễm gây nên bởi chủng vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Đây là một loại vi khuẩn gram âm hình que, hiếu khí, có khả năng cử động bằng tiêm mao. Chúng sống trong đất các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là ở Thái Lan và Bắc Úc.
Vi khuẩn gây bệnh whitmore có khả năng phát triển trong môi trường nhân tạo chứa betaine hay arginine. Khi bị nhiễm B. pseudomallei ở bệnh whitmore tỷ lệ tử vong rất cao từ 20 – 50% ngay cả khi điều trị. Hiện tại chưa có vắc – xin đặc trị vi khuẩn này để chống lại bệnh whitmore. Ngoài ra, nguyên nhân bệnh whitmore cũng là căn nguyên của bệnh loét mũi truyền nhiễm ở ngựa, lừa và la khá tương đồng với triệu chứng bệnh ở người.
Triệu chứng bệnh whitmore
Khi bị nhiễm trùng ở các vị trí cơ quan khác nhau thì triệu chứng bệnh whitmore cũng sẽ khác nhau:
Nhiễm trùng phổi
Tác động của nhiễm trùng phổi có thể gây viêm phế quản nhẹ cho đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.
Nhiễm trùng cục bộ
Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới, phía trước tai.
Nhiễm trùng trên da
Gây viêm mô tế bào với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét kèm áp xe, có thể gây sốt và đau cơ.
Nhiễm trùng máu
Nếu vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da,…
Nhiễm trùng lan tỏa
Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, gây sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau như ngực, dạ dày, cơ và khớp.
Đặt hẹn khám nếu cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng trên:
Bệnh whitmore nguy hiểm ra sao?
Những người bị nhiễm khuẩn whitmore thường có tỷ lệ tử vong cao từ 20 – 50%. Trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Khi điều trị tích cực bằng kháng sinh và hồi sức, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh sẽ có cơ hội phục hồi 50%, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao, khoảng gần 40%.
Có thể cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” giải thích cho mức độ nghiêm trọng khi bị vi khuẩn B. pseudomallei tấn công là bởi nó có thể gây hoại tử, làm chết các mô trong cơ thể, ở da thì gây viêm loét, áp xe. Trên phổi thì gây viêm nặng; ở trong máu thì gây nhiễm trùng máu lan tỏa trong cơ thể,…
Vì là một trong những bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần chủ động khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng:
Bệnh whitmore khám ở đâu, bác sĩ nào tư vấn?
Một số địa chỉ uy tín mà bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn khám bệnh whitmore nếu khi ngờ mắc phải:
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 1, TPHCM
Phòng khám Victoria Healthcare có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực y tế khác nhau. Họ không chỉ có kiến thức sâu về y khoa mà còn luôn đặt lợi ích và sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ tại phòng khám này cam kết mang lại cho bạn sự yên tâm và sự chăm sóc tốt nhất.
Chuyên khoa Nội Tổng hợp của phòng khám là đơn vị sẽ tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh whitmore.
Bệnh viện Quốc tế City – Bình Tân, TPHCM
Không nên bỏ qua Bệnh viện Quốc tế City khi có nhu cầu khám bệnh whitmore. Đây một cơ sở y tế hàng đầu, được thành lập vào ngày 05/01/2014 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện quốc tế Thành Đô. Với phương châm “Luôn sẵn sàng phục vụ vì người bệnh,” CIH cam kết mang đến những lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng và tạo ra môi trường điều trị an toàn, thoải mái và thân thiện.
Bệnh viện FV – Quận 7, TPHCM
Bệnh viện FV quy tụ số lượng lớn đội ngũ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ cùng bác sĩ trong và ngoài nước nhiều năm kinh nghiệm, vững chuyên môn và thành tạo các phương pháp điều trị bệnh. Đa phần các bác sĩ đều tiếp xúc với nền y học hiện đại, một số bác sĩ từng có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài.
Tất cả các phòng ban, chuyên khoa đều được Bệnh viện FV chú trọng đầu tư đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại, thiết bị y tế chuyên dụng phục vụ nhu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh từ cơ bản đến nâng cao.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – Quận 5, TPHCM
Bệnh viện Nhiệt Đới được thành lập từ năm 1862. Đây là bệnh viện trực thuộc của Sở Y Tế TPHCM, chuyên khám và điều trị các bệnh bệnh như: Nhiễm trùng và truyền nhiễm vùng nhiệt đới. Ngoài ra, bệnh viện còn hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế. Trong việc thăm khám và điều trị các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm.
Chẩn đoán bệnh whitmore
Biểu hiện bệnh whitmore trên lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh từ 1 – 21 ngày, có thể kéo dài thêm và khó xác định.
- Thể cấp tính:
- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, biểu hiện giống các viêm phổi cộng đồng mắc phải do căn nguyên khác. Bệnh nhân sốt cao, rét run, ho đờm mủ. Có thể tiến triển viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, dễ diễn tiến sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
- Ổ áp xe trong bụng: Ap xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.
- Da và mô mềm:Tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.
- Thận tiết niệu: Viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt.
- Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp do nhiễm trùng.
- Thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não – tủy.
- Tim mạch: Viêm màng ngoài tim, phình mạch.
- Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.
- Viêm hạch bạch huyết.
- Thể bán cấp và mạn tính: Thường gặp ở phổi và da
- Tai phổi: Bệnh nhân có sốt, ho đờm mủ hoặc ho ra máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm. Bệnh cảnh tương tự lao phổi.
- Tại da: Tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.
- Biểu hiện bệnh whitmore ở trẻ em:
- Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên.
- Thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.
Chẩn đoán bệnh whitmore trên cận lâm sàng
Xét nghiệm vi sinh
- Cần nuôi cấy tìm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei nhiều lần với các bệnh phẩm phù hợp như máu, dịch não tủy, dịch mủ áp xe, dịch màng phổi, đờm, dịch ngoáy họng,…
- Xét nghiệm PCR có thể áp dụng với các bệnh phẩm mủ, đờm, nước tiểu.
Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm bạch cầu thường dễ thấy tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
- Xét nghiệm huyết học, sinh hóa giúp phát hiện rối loạn chức năng các cơ quan như suy gan, suy thận, suy hô hấp, rối loạn đông máu,…
Chẩn đoán hình ảnh
- X – quang ngực: Thấy tổn thương phổi đa dạng như viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi hoặc tổn thương giống lao.
- Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ giúp ích trong việc phát hiện và chẩn đoán các vị trí nhiễm trùng và ổ áp xe.
Điều trị bệnh whitmore
Điều trị kháng sinh đặc hiệu
Tất cả các trường hợp mắc bệnh whitmore từ nhẹ đến nặng cần được điều trị bằng kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng. Một số loại kháng sinh được dùng trong điều trị bệnh whitmore:
- Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên): 2g tiêm tĩnh mạch chậm, mỗi 6 – 8 giờ (trẻ em: 50mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm mỗi 6 – 8 giờ), tối đa 8g/ ngày.
- Meropenem: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ), gấp đôi liều nếu có viêm màng não.
- Imipenem/cilastatin: 1g truyền tĩnh mạch, mỗi 8 giờ (trẻ em: 25mg/kg mỗi 8 giờ).
- Trimethoprim/sulfamethoxazole: Liều uống 6 – 8 mg/kg (tính theo liều trimethoprim), mỗi 12 giờ.
- Doxycillin: Liều 100mg/lần x 2 lần/ngày.
- Amoxicillin/Clavulanic acid: Liều 60mg/kg/ngày (tính theo liều amoxicillin), tối đa 1000 mg/lần x 3 lần/ngày.
- Với phụ nữ có thai ưu tiên dùng amoxicillin/clavulanic acid trong giai đoạn duy trì.
- Với những bệnh nhân điều trị hồi sức tích cực nên lựa kháng sinh nhóm carbapenem.
Điều trị hỗ trợ
- Điều trị hồi sức tích cực:
- Cần áp dụng phương pháp hồi sức và liệu pháp chăm sóc tích cực theo các hướng dẫn về viêm phổi năng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
- Kiểm soát đường huyết mao mạch, duy trì ở mức 7 – 11 mmol/l.
- Các phương pháp khác:
- Phẫu thuật dẫn lưu cho các trường hợp áp xe lớn ở gan, cơ, tuyến tiền liệt,…
- Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phải dẫn lưu và rửa ổ khớp nhiều lần.
- Viêm tủy xương cần phẫu thuật cắt bỏ xương hoại tử rộng và có ổ áp xe tủy xương.
- Phình động mạch do nhiễm trùng cần phẫu thuật khẩn cấp bằng việc thay thế các mảnh ghép mạch máu nhân tạo.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch bằng cách sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp.
- Dự phòng loét dạ dày do stress hoặc xuất huyết tiêu hóa bằng cách dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc các thuốc kháng H2.
Cách phòng ngừa bệnh whitmore
Theo Cục Y tế dự phòng, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh bệnh whitmore như sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm việc ở ruộng, nông trại, chăn nuôi, công trường,… và trước khi ăn.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
- Hạn chế tiếp xúc với đất, nước bẩn đặc biệt những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động như giày, ủng, găng tay,… đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch,… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời:
Câu hỏi thường gặp
Bệnh whitmore có chữa được không?
Bệnh whitmore có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Bệnh whitmore lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm bệnh whitmore thông qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít bụi đất có mang vi khuẩn trong gió, lốc xoáy, mưa,…
Bệnh whitmore có nguy hiểm không?
Bệnh whitmore nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong.
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có nhiều thông tin rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh whitmore, các triệu chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị căn bệnh này. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu của bệnh whitmore, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm.