9 cách chữa quai bị ở người lớn tại nhà an toàn hiệu quả

Biết được những cách chữa quai bị ở người lớn tại nhà là vô cùng quan trọng vì quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm do tác nhân virus, có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh. Vậy những cách điều trị quai bị tại nhà ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về bệnh quai bị

cách điều trị quai bị tại nhà

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do tác nhân virus, thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng chủ yếu lên tuyến nước bọt. Virus quai bị lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và sự tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết hô hấp của người bệnh. Thống kê cho thấy trẻ em và đối tượng thanh thiếu niên dễ bị quai bị hơn so với người lớn.

Xem thêm:

Hiện nay đã có vaccine MMR giúp phòng ngừa 3 căn bệnh sởi, quai bị, rubella, thuốc đã được bổ sung vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em toàn quốc. Lưu ý rằng nếu đang sống và làm việc ở trong 1 môi trường yêu cầu phải tiếp xúc với nhiều người khác thì dù là người trưởng thành vẫn có thể nguy cơ mắc quai bị dù đã được tiêm vaccine phòng bệnh MMR.

cách điều trị quai bị tại nhà

Triệu chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 3 tuần, sau đó sẽ bắt đầu khởi bệnh với tình trạng sốt cao đột ngột, thân nhiệt có thể hơn 38 độ C và đi kèm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ. Sau 1 đến 3 ngày trải qua đợt sốt cao kéo dài, bạn có thể phát hiện tuyến nước bọt bắt đầu sưng to. Quai bị là 1 bệnh nhiễm trùng đặc biệt hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác vì nó có dấu hiệu đặc trưng là sưng to vùng má và góc hàm của người bệnh.

cách điều trị quai bị tại nhà

Ban đầu chỉ bị sưng tuyến mang tai 1 bên, tuy nhiên sau vài ngày thì tuyến nước bọt bên còn lại cũng sẽ bị sưng tương tự, có thể thấy rõ 2 bên sưng không cân đối nhau, thường là 1 bên to, 1 bên nhỏ. 1 số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh quai bị có thể bị biến dạng khuôn mặt do sưng tuyến nước bọt mang tai, gây tình trạng khó nuốt, khó nhai. Da ở vùng tuyến nước bọt bị sưng cũng trở nên căng, bóng, tuy không đỏ nhưng khi bị chạm vào thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau.

Một số dấu hiệu toàn thân khác của bệnh quai bị bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Trằn trọc, mất ngủ
  • Đau nhức cơ toàn thân.
  • khô và đắng miệng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Sốt cao (từ 38 độ C trở lên)
  • Ngoài ra ở nam giới có thể bị sưng đau bìu và tinh hoàn.
cách điều trị quai bị tại nhà
Cách chữa quai bị ở người lớn

Cơ bản thì đa phần những triệu chứng của quai bị thường giống nhau ở người lớn và trẻ em. Một số trường hợp bệnh nhân có thể không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì hoặc biểu hiện các triệu chứng với mức độ rất nhẹ khi đang bị nhiễm bệnh quai bị.

Một số dấu hiệu tuy hiếm gặp nhưng vô cùng đặc hiệu cho bệnh quai như sưng đau tinh hoàn ở nam giới, chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh ở nam giới. Nữ giới có thể gặp tình trạng sưng đau buồng trứng, tuy nhiên triệu chứng này hiếm gặp hơn rất nhiều. Những biến chứng nghiêm trọng của quai bị bao gồm viêm tụy, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm màng não hay viêm não).

Với biến chứng viêm màng não và viêm não, chúng vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Nếu người bệnh cảm giác ngứa ngáy, hay mất tập trung, hoặc đau đầu dữ dội, xuất hiện cơn co giật mà trước đó vừa mới bị nhiễm bệnh quai bị thì có thể nghi ngờ là dấu hiệu bệnh quai bị đã gây biến chứng viêm não, màng não.

Cách chữa quai bị ở người lớn tại nhà

Bệnh quai bị vẫn có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh bạch hầu hoặc viêm hạch bạch huyết vùng cổ do vi trùng. Tuy nhiên bệnh quai bị đa số là lành tính nên bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh tại nhà, lưu ý là phải theo dõi sức khỏe liên tục để kịp thời phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh mà đưa đi cấp cứu.

Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh quai bị ở người lớn tại nhà đó là:

  • Nên ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol.
  • Hạn chế vận động mạnh, nhiều khi đang bị bệnh.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm sưng tuyến nước bọt 2 bên mang tai.
  • Uống đủ nước để bổ sung lượng nước đã mất đi do sốt.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có tính acid, hoặc chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.
  • Người mắc bệnh quai bị nên hạn chế tắm, tiếp xúc với nước lạnh và gió, không khí lạnh vì có thể khiến cho vùng tuyến mang tai ngày càng sưng to hơn và gây đau, tuy nhiên nên đảm bảo tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cơ thể để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng như nôn mửa nhiều, nhức đầu, choáng váng, đau bụng thì cần đi khám bác sĩ ngay để đề phòng biến chứng.
  • Việc uống thuốc kháng sinh phải đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua kháng sinh để uống.
  • Tuyệt đối không nên tự điều trị bệnh quai bị bằng những phương pháp dân gian như bôi lọ nồi, mực tàu, đắp lá cây cỏ hay dán cao vào vùng tuyến nước bọt bị sưng. Điều này có thể làm da ở chỗ đó bị nóng, phỏng, làm nặng hơn tình trạng viêm và nhiễm trùng, tạo điều kiện lý tưởng để vi trùng từ ngoài xâm nhập thêm vào tuyến mang tai, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng huyết.

Người mắc bệnh quai bị nên nghỉ ngơi cách ly tại nhà để hạn chế lây lan bệnh cho người khác. Thông thường nếu không xảy ra biến chứng, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày. Khoảng 10 ngày kể từ khi mắc bệnh, tuyến mang tai sẽ bắt đầu giảm sưng và từ từ nhỏ lại.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh quai bị, vì vậy việc điều trị chủ yếu để nâng cao thể trạng và làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cho đến khi tình trạng nhiễm trùng do virus tự hồi phục.

Xem thêm:

Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?

cách điều trị quai bị tại nhà
Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất
  • Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh quai bị. Nếu lúc còn nhỏ, bạn chưa được tiêm đủ 2 liều vaccine MMR thì hiện tại bạn nên tiêm ít nhất 1 liều vaccine, ngoài ra bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
  • Nếu ở môi trường có dịch quai bị bùng phát, nên hạn chế tiếp xúc với nơi đông người, đeo khẩu trang và sát khuẩn tay mỗi khi tiếp xúc với người lạ.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, đảm bảo thông thoáng, vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ và các vật dụng sinh hoạt trong nhà.

Kết luận

Tóm lại, bệnh quai bị mức độ nhẹ có thể tự thuyên giảm nhờ việc áp dụng những cách chữa quai bị tại nhà, tất nhiên phải có sự đồng ý của bác sĩ. Điều quan trọng là nếu phát hiện mắc những triệu chứng của bệnh quai bị, nên đến cơ sở y tế có uy tín để thăm khám quai bị và có điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, đồng thời giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh sang mọi người xung quanh.

Xem thêm: Thuốc điều trị quai bị

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo