Bệnh chốc đầu là căn bệnh da liễu và truyền nhiễm thường hay gặp hiện nay và đem đến nhiều phiền toái khó chịu cho người bị mắc. Vậy căn nguyên gây bệnh, biểu hiện triệu chứng và có những cách nào điều trị bệnh chốc đầu? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh chốc đầu là gì?
- 2 Nguyên nhân bệnh Chốc đầu
- 3 Triệu chứng bệnh Chốc đầu
- 4 Biến chứng của bệnh Chốc đầu
- 5 Bệnh Chốc đầu có lây không?
- 6 Đối tượng dễ mắc bệnh Chốc đầu
- 7 Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chốc đầu
- 8 Biện pháp điều trị bệnh Chốc đầu
- 9 Lưu ý khi điều trị bệnh Chốc đầu ở trẻ
- 10 Phòng ngừa bệnh Chốc đầu
- 11 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh chốc đầu
Bệnh chốc đầu là gì?
Bệnh chốc đầu hay được hiểu rằng bệnh nấm ở vùng cằm và bệnh nấm da đầu, là một tình trạng nhiễm trùng nông do loại nấm. Bệnh nhiễm nấm này có đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết loét trợt đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Ngoài ra bệnh còn có tên gọi theo dân gian là sâu tròn do nấm gây nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên tập trung nhiều ở da đầu.
Loại bệnh nhiễm nấm này ảnh hưởng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, nhưng nặng nề nhất là da đầu làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa khó chịu và da đầu bị bong tróc tăng dần.
Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) rất phổ biến, là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4-14. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hơn và cả người lớn. Nấm da đầu có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
Một thể bệnh chốc đầu cần lưu ý hơn cả là Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh. Vì cần phân biệt chốc đầu ở trẻ sơ sinh do đây là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thường do liên cầu khuẩn gây nên, chứ không chỉ là nấm đơn thuần.
Bệnh rất dễ lây lan cho các trẻ sơ sinh và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc lây lan sang trẻ khác xung quanh. Bệnh chốc đầu ở trẻ sơ sinh phát triển nhanh mạnh vào mùa hè khi thời tiết nóng, nên khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh Chốc đầu
Nguyên nhân gây ra bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là một loại nấm có tên khoa học Dermatophytes. Loại nấm này bám dính và phát triển mạnh trên các mô chết như móng tay, tóc, biểu bì da và đặc tính ưa thích nơi ẩm ấm. Chúng phát triển mạnh mẽ và sinh sôi nảy nở trên da nhiều mồ hôi, nếu người bị nhiễm nấm chốc đầu sống trong tập thể và vệ sinh không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh nấm này.
Triệu chứng bệnh Chốc đầu
Những dấu hiệu điển hình của bệnh chốc đầu có thể bao gồm:
- Xuất hiện các mảng trắng ngứa trên da đầu, mảng tóc có thể tróc ra khỏi da đầu và tróc vảy kèm theo đau rát da đầu.
- Nếu không can thiệp kịp thời, mảng tóc nhiễm nấm sẽ lan rộng và lớn dần ra ca vùng da đầu.
- Các triệu chứng khác của nhiễm nấm như sốt, tóc giòn, dễ gãy và rụng, sưng hạch bạch huyết.
- Tình trạng kéo dài thì bệnh sẽ tiến triển nặng lên tạo nên những vết sưng cứng và chảy mủ ở da đầu. Hậu quả của những vết này sẽ làm người bệnh bị các mảng tóc hói và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Biến chứng của bệnh Chốc đầu
Bệnh chốc đầu có thể gây biến chứng tại chỗ và toàn thân.
Tại chỗ:
- Chàm hoá: xuất hiện những thương tổn mới như mụn nước trên nền thương tổn chốc cũ, gây khó chịu và ngứa nhiều hơn => nặng thêm tình trạng bệnh.
- Chốc loét: thương tổn chốc lan rộng, sau vỡ để lại vết loét sâu => không điều trị sớm thương tổn lâu lành, dễ để lại sẹo xấu.
- Viêm mô tế bào: việc bị chốc sẽ gây nên những thương tổn nhất định trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên các bệnh lý khác như viêm mô tế bào.
Toàn thân:
- Viêm đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm màng não
- Viêm cơ
- Viêm cầu thận cấp
- Sốt tinh hồng nhiệt
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu: nhiễm trùng cấp tính ở da do tụ cầu vàng
- Viêm tủy xương
Bệnh Chốc đầu có lây không?
Bệnh chốc đầu (nấm da đầu) là một nhiễm trùng rất dễ lây lan và khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt ở trẻ em qua đường tiếp xúc da kề da từ người sang người qua tiếp xúc. Bệnh còn lây lan nhanh hơn nếu sử dụng chung các vật dụng với người bệnh mà không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ví dụ như lược, mũ, đồ dùng trên giường.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những vết thương nhẹ trên da như vết xước, vết cắn, đốt của côn trùng, thương tổn phát ban, ghẻ, thủy đậu, viêm da cơ địa. Những hành động cào gãi, chà xát vết loét có thể lây lan thương tổn từ vị trí này sang vị trí khác trên da của bạn hoặc sang người khác.
Đối tượng dễ mắc bệnh Chốc đầu
Bệnh nấm da đầu có thể gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ em từ 4 – 14 tuổi. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc đầu gồm:
- Những người vệ sinh cơ thể kém,sống ở khu dân cư đông đúc hoặc trong những điều kiện khí hậu ẩm ướt..
- Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như mắc các bệnh nền HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư.
- Ngoài ra, các thú nuôi trong nhà như chó mèo, gia súc, lợn cũng có thể là nguồn lây lan bệnh, nhưng chúng lại không có biểu hiện của nhiễm nấm.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chốc đầu
Chẩn đoán bệnh chốc đầu kết hợp giữa việc kiểm tra các dấu hiệu trên lâm sàng, kiểm tra thói quen vệ sinh, môi trường sống và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng, kiểm tra tính chất các các mảng ngứa, mảng tróc da đầu. Bác sĩ có thể sử dụng ánh sáng đặc biệt gọi là đèn Wood để chiếu sáng da đầu và xác định các dấu hiệu của nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt, vệ sinh, môi trường sống của người bệnh để có định hướng chính xác bệnh.
Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như lấy một ít các mảng tóc, mảng ngứa để xét nghiệm chẩn đoán xác định sự xuất hiện của nấm. Quá trình này có thể mất đến ba tuần. Khi xác định được bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị bệnh Chốc đầu
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị đặc trị bệnh chốc đầu như Griseofulvin và Terbinafine hydrochloride. Cả hai thuốc này đều cần uống trong khoảng 6 tuần. Cả hai đều có các tác dụng phụ phổ biến, bao gồm tiêu chảy và đau bụng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các loại thuốc này với một loại thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng hoặc kem.
Các tác dụng phụ khác của Griseofulvin bao gồm:
- Nhạy cảm ánh sáng mặt trời
- Ói mửa
- Mệt mỏi
- Ngất
- Chóng mặt
- Phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với penicillin
- Nhức đầu
- Phát ban
- Mề đay
Các tác dụng phụ có thể khác của terbinafine hydrochloride bao gồm:
- Đau bụng
- Ngứa
- Phát ban
- Mề đay
- Mất hương vị hoặc thay đổi khẩu vị
- Phản ứng dị ứng
- Đau đầu
- Sốt
- Các vấn đề về gan, trong các trường hợp hiếm
Tùy từng trường hợp và tình trạng nhiễm nấm chốc đầu của người bệnh, mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp và phù hợp để điều trị đạt kết quả tối ưu cho người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng thêm dầu gội trị nấm kết hợp với thuốc bôi hoặc thuốc uống. Các loại dầu gội có chứa các hoạt chất chống nấm với thành phần ketoconazol hoặc selenium sulfide. Thuốc dạng dầu gội đầu giúp ngăn ngừa các loại nấm lây lan, nhưng không trị hết nấm da đầu. Bạn phải kết hợp cách điều trị này với một loại thuốc uống.
Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng dầu gội đầu này một vài lần mỗi tuần trong vòng một tháng. Bạn giữ dầu gội trên đầu khoảng năm phút, sau đó gội sạch thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý liều lượng và hướng dẫn sử dụng cũng như dùng đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sẽ giúp bệnh mau chóng khỏi và không có biến chứng, tuy nhiên trong quá trình chữa trị mà thấy xuất hiện tác dụng phụ cần đi khám chuyên khoa và đổi thuốc khác phù hợp cho mỗi người.
Lưu ý khi điều trị bệnh Chốc đầu ở trẻ
Khi trẻ bị chốc đầu, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần biết chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế biến chứng. Các biện pháp nên áp dụng:
- Giữ cơ thể trẻ được thoáng mát: Cho trẻ mặc quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm hút mồ hôi, tránh để hở da nhiều.
- Trẻ bị chốc đầu cần được tắm rửa sạch sẽ, có thể dùng nước thuốc tím pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 hoặc một số nước tăm chứa các thảo dược tự nhiên như lá chè xanh để làm khô se tổn thương.
- Cắt tóc gọn gàng giúp cho việc chữa bệnh chốc đầu thuận tiện hơn, dễ dàng vệ sinh, bôi thuốc vết chốc và không cho vi khuẩn có môi trường sinh sôi.
- Không cho trẻ gãi vết chốc vì sẽ khiến tổn thương nặng hơn và lây lan vi khuẩn sang vùng da lành.
- Thay và giặt sạch quần áo cho trẻ mỗi ngày, cắt móng tay ngắn gọn.
- Cho trẻ cho ở những chỗ sạch sẽ, khô ráo, tránh bụi bẩn và côn trùng đốt. Không để trẻ chơi gần các vật cứng, nhọn để hạn chế xây xát da.
- Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cá, thịt, sữa, rau xanh, quả chín,…để tăng sức đề kháng.
- Chốc đầu thường dễ lây lan khi trẻ gãi vào tổn thương và sờ vào những vùng da khác trên cơ thể. Do đó, khi trẻ bị chốc nên cho trẻ nghỉ học để kiểm soát sự lây lan của bệnh, đồng thời hạn chế lây sang trẻ khác.
Phòng ngừa bệnh Chốc đầu
Bệnh chốc đầu có thể được phòng ngừa tối ưu bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, thay quần áo, cắt móng thường xuyên và giữ cơ thể trẻ được thoáng mát, không thấm mồ hôi. Phụ huynh nên cho trẻ chơi tại các nơi đầy đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt, hạn chế chơi với động vật, đồ dùng của trẻ cần vệ sinh thường xuyên. Cụ thể như sau:
- Tắm hàng ngày và rửa tay, chân thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trên da.
- Khi có vết thương trên da cần phải được vệ sinh sạch sẽ, che phủ đảm bảo không để vi khuẩn xâm nhập.
- Tránh để côn trùng đốt, điều trị triệt để các nguồn nhiễm khuẩn.
- Luôn cắt ngắn và giữ sạch sẽ móng tay của bạn, không gãi, chà xát làm lan rộng các vết thương trên da.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị chốc.
- Luôn giữ sạch sẽ các vật dụng cá nhân: đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ thể thao, quần áo, chăn màn, ga, gối, khăn tắm…
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Hạn chế ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Khi một trẻ không may mà đã mắc bệnh chốc đầu thì cần kiểm tra và tránh lây nhiễm cho thành viên trong gia đình. Khi đó các bố mẹ hãy giữ trẻ tránh xa các nơi đông người và hạn chế sinh hoạt chung cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn. Để phòng ngừa tối ưu hơn nữa thì các thành viên trong gia đình trẻ bị bệnh chốc đầu có thể cùng sử dụng thêm dầu gội trị nấm để tránh việc lây lan và phát triển bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh chốc đầu
Bệnh chốc đầu có lây không?
Bệnh chốc có lây lan, chúng lây từ người này sang người khác khi có tiếp xúc với chất dịch rỉ ra từ các nốt lở loét. Đặc biệt, bệnh thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc, dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với người nhiễm bệnh.
Bệnh chốc đầu dùng thuốc gì?
Khi bị bệnh chốc đầu, người bệnh có thể dùng thuốc bôi để làm giảm các triệu chứng đau đớn, cải thiện tình trạng viêm sưng và sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng. Hoặc một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,…
Bài viết trên đây Docosan đã giới thiệu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chốc đầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, nên có thể áp dụng các cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên khi bạn có các biểu hiện bệnh kéo dài và nặng dần thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa và điều trị tránh các biến chứng có thể xảy ra sau này.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.