Cúm H5N1: Dịch tễ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Cúm H5N1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm cúm A, gây tử vong cho cả người và động vật. Trận đại dịch gây ra bởi chủng virus cúm này là năm 1997, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 60% số người nhiễm bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về những thông tin bổ ích xoay quanh chủng cúm này trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiễm cúm H5N1 là bệnh gì?

Cúm H5N1 là virus cúm gia cầm, tên gọi của chúng có liên quan đến loại protein kháng nguyên ở lớp vỏ protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1). Trận dịch đầu tiên vào năm 1997 với sự bùng phát của cúm H5N1 thuộc nhóm A đã giết chết hàng chục triệu gia cầm. Tại thời điểm này cúm A/H5N1 được coi là mối đe dọa cực kỳ to lớn khi các nhà khoa học cảnh bảo rằng chủng virus cúm này có thể đột biến thành một biến chủng có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.

Cúm chim hay cúm gia cầm là bệnh cúm do virus gây ra cho các loài chim và có khả năng tấn công một số loài động vật có vú khác, trong đó có con người chúng ta. Trong suốt lịch sử y khoa, chủng virus cúm có tốc độ biến dị rất nhanh và nó chứa các gen của các virus nhiễm từ các loài động vật khác nhau.

Cúm H5N1 có khả năng gây bệnh cao, được chia thành 2 nhóm: độc lực thấp (LPAI) và độc lực cao (HPA). Chim đào thải virus theo đường miệng và phân, do đó có thể lây truyền truyền bệnh theo các đàn chim di cư. Virus có thể truyền bệnh trực tiếp từ chim, gà (gia cầm) sang người. Số lượng người nhiễm cúm gia tăng thì cơ thể người là nơi trộn lẫn các virus cúm người và động vật, làm tiền đề cho việc tái tổ hợp tạo thành các chủng mới, hình thành đại dịch.

Virus có thể bị giết ở nhiệt độ ở 560C trong 3 giờ và 600C trong 30 phút và một số chất tẩy như forrmalin, iodin có thể loại bỏ được virus. Tuy nhiên các type virus có độc lực cao có thể tồn tại lâu hơn ở môi trường bình thường, nhiệt độ thấp và có thể sống trong vài năm nếu ở trạng thái đóng băng.

Tại Việt Nam, cúm H5N1 liên quan tới hai hệ thống sông lớn nhất của hai khu vực đồng bằng lớn nhất cả nước là sông Hồng và sông Mê Kong. Những vùng này có mật độ chăn nuôi gia súc cao, dịch bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Dịch thường tập trung vào các tháng cuối năm, khí hậu mùa đông – mùa xuân, tiết trời lạnh ẩm.


Virus cúm có thể lan truyền từ hộ chăn nuôi này sang hộ chăn nuôi khác qua không khí hay tiếp xúc. Virus có nhiều trong các chất tiết như dịch mũi họng, phân gà vịt, bụi, đất… Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mang bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus là con đường lây truyền chính. Virus còn có thể lây truyền qua không khí như dịch tiết hô hấp hay không khí có chứa bụi phân gia cầm mang bệnh. Ngoài ra bệnh còn có thể lây qua đường ăn uống do nước, thực phẩm nhiễm virus cúm H5N1…)

cum h5n1 1

Triệu chứng của nhiễm cúm H5N1

Bệnh nhân nhiễm cúm H5N1 có những dấu hiệu gần tương đồng với nhiễm loại cúm thông thường, tuy nhiên có thêm một số triệu chứng nguy hiểm hơn. Những triệu chứng cơ bản gợi ý nhiễm cúm H5N1 là:

  • Sốt cao liên tục, thường cao trên 38 độ C, kèm theo cảm giác mệt mỏi, choáng váng nhức đầu, có thể lạnh run
  • Ho khan, ho nhiều có thể gây đau ngực, ho kéo dài có thể gây khó thở
  • Khám phổi có thể nghe tiếng ran nổ, ran ẩm
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ, tiêu chảy
  • Trường hợp nặng có thể có rối loạn tri giác, suy đa tạng

Bệnh cúm A/H5N1 có thể diễn tiến nặng lên dẫn đến viêm phổi với các triệu chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân cúm A/H5N1 sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn và thể trạng khác nhau, các triệu chứng của cúm A/H5N1 sẽ khác nhau.

Trong giai đoạn sớm của bệnh, người nhiễm cúm A/H5N1 có thể đột ngột sốt cao trên 38 độ, đau nhức cơ, tình trạng mệt mỏi khắp toàn thân, chán ăn, uể oải. Trong giai đoạn bùng phát của bệnh, tình trạng sốt kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tri giác, đau rát họng, ho khan nhiều, đau nhức toàn thân đau quanh hốc mắt. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

cum h5n1 2

Cúm H5N1 có thể phòng ngừa và điều trị được không?

Hiện nay, thế giới vẫn chưa có phát minh vaccine phòng cúm H5N1. Việc tiêm ngừa các loại vaccine cúm mùa không có tác dụng phòng ngừa cúm chủng A/H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng cúm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu sự tiếp xúc giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm mùa khác, tránh sự tiếp xúc của các loại cúm với nhau tiềm tàng nguy cơ tạo ra chủng mới có độc lực cao hơn và nguy hiểm hơn nhiều lần. Có thể tiêm ngừa các loại cúm A khác như H1N1, H3N2, một số loại cúm B và cúm mùa khác.

Đối tượng cần được tham gia tiêm chủng là người già, trẻ em từ 6 tháng tuổi, người có bệnh nền, cơ địa suy giảm miễn dịch,… Do virus cúm thường xuyên có sự biến dị theo từng năm, nên các loại vaccine ngừa cúm được khuyến cáo tiêm mỗi năm một lần. Ngoài ra các thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là yếu tố giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị nhiễm các loại siêu vi truyền nhiễm.

Khi bị nhiễm cúm H5N1, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thông thoáng, tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không nên tiếp xúc với người xung quanh. Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống nhiều nước. Hiện nay, người mắc cúm A/H5N1 đang được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng virus như Oeltamivir (Tamiflu) để điều trị hoặc sử dụng Zanamivir (Relenza) trong trường hợp không đáp ứng với Oeltamivir. Tuy nhiên mọi chỉ định sử dụng thuốc phải được bác sĩ kê đơn và chỉ dẫn sử dụng. Trường hợp sốt cao có thể sử dụng hạ sốt theo chỉ định.

cum h5n1 3

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Cúm H5N1: dịch tễ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết”. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có những thông tin thú vị và cần thiết về virus cúm A/H5N1.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: CDC

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo