Đậu mùa khỉ: Đã có ca tử vong, Việt Nam làm gì để ứng phó?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức nhiều cuộc họp khẩn và ra những cảnh báo đáng lo ngại về căn bệnh đậu mùa khỉ đang thành dịch bùng phát trên toàn cầu. Hiện nay, bệnh này đã xuất hiện nhiều ở một số quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Đức, Mỹ, Canada, Úc,… trong đó cũng có cả Việt Nam. Vậy, nguyên nhân nào gây ra bệnh đậu mùa khỉ, dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này. 

đậu mùa khỉ

Tóm tắt nội dung

Đậu mùa khỉ là bệnh gì?

Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Trường hợp, nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1970 tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành dịch bệnh lây lan ở vùng Trung và Tây Phi.

Liên quan đến căn bệnh này, tại Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y Tế đã bổ sung đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B – gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong như HIV/AIDS, bạch hầu, dại, ho gà, lao phổi, thủy đậu, tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, sốt rét,…

Cập nhật tình hình dịch đậu mùa khỉ đến ngày 9/10/2023 trên thế giới ghi nhận:

  • 90.618 ca mắc đậu mùa khỉ tại 115 nước, trong đó 157 ca tử vong. Hầu hết ca bệnh tập trung tại châu Mỹ và châu Âu. Riêng tại Đông Nam Á, ghi nhận 427 trường hợp mắc bệnh chủ yếu ở Thái Lan (399 ca); có 25 nước ghi nhận ca bệnh mới trong vòng 21 ngày gần đây (tính đến 26/9/2023).
  • 96,3% trường hợp là nam, trung bình 34 tuổi, hầu hết ca bệnh có xu hướng tính dục dị tính (96%) trong đó đồng giới nam chiếm 83,2%, lưỡng giới nam 7,4%; lây truyền qua đường tình dục (51%); 52,7% ở các trường hợp mắc bệnh HIV.
  • Riêng tại Việt Nam:
    • Tính đến 9/10/2023 ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh ở TPHCM (14 ca), Bình Dương (2 ca).
    • Đa số các trường hợp không có yếu tố liên quan đến nước ngoài.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Nguyên nhân nào gây ra đậu mùa khỉ?

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, căn nguyên đậu mùa khỉ do chủng virus Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Do virus gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với căn bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng thí nghiệm nên cũng được gọi là đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, hiện nay thì khỉ không phải là tác nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh này. Theo WHO, nhiều khả năng động vật gặm nhấm là nguồn lây lớn nhất nhưng vẫn chưa thể xác định chính xác.

Triệu chứng đậu mùa khỉ

Các triệu chứng bệnh có thể kể đến bao gồm:

  • Thời gian ủ bệnh: Sau khi nhiễm virus gây bệnh thì thời gian ủ bệnh từ 5 – 21 ngày, tức là sau thời gian đó các dấu hiệu bệnh đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
  • Thời kỳ toàn phát:
    • Sốt là triệu chứng đầu tiên.
    • Đi kèm với các cơn đau đầu dữ dội, đau mỏi lưng và các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi uể oải và cơ thể nổi hạch.
    • Sau 1 – 3 ngày phát sốt, người bệnh có thể bị phát ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện trên mặt, lòng bàn tay, bàn chân, miệng, mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc), cơ quan sinh dục ngoài,…
    • Các nốt phát ban lúc đầu chỉ hơi sần bề mặt nhưng sau đó nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi chuyển thành mụn mủ, khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.
    • Thông thường, các triệu chứng sẽ chỉ kéo dài 2 – 4 tuần và tự khỏi, người bệnh không cần các biện pháp điều trị đặc biệt.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Bệnh đậu mùa khỉ có gây nguy hiểm không?

Hầu hết, những người bệnh đậu mùa khỉ đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao gồm: Trẻ em, người có hệ miễn dịch kém, người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus,… Đặc biệt, một số trường hợp có thể bị biến chứng.

Các biến chứng của bệnh có thể gặp phải như sau:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm mô não
  • Viêm phế quản phổi
  • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
  • Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn và dễ bong ra thành từng mảng lớn

Trước đây, tỷ lệ tử vong do đậu mùa khỉ giao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn). Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong trong khoảng 3 – 6%. Mặc dù, bệnh này có thể khó lây lan giữa người với người và triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ trên lâm sàng

Theo chẩn đoán bệnh trên các thể lâm sàng sẽ bao gồm:

  • Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus không có dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ nào.
  • Thể nhẹ: Các dấu hiệu bệnh thường hết sau 2 – 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào.
  • Thể nặng: Thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,… có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh:
    • Nhiễm khuẩn da: Người bệnh có sốt kéo dài, nốt phỏng đục hoặc bị vỡ chảy dịch đục.
    • Viêm phổi: Người bệnh có triệu chứng ho, tức ngực, khó thở.
    • Viêm não: Ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê.
    • Nhiễm khuẩn huyết: Sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng. 

Chẩn đoán đậu mùa khỉ trên cận lâm sàng

Một số chẩn đoán bệnh trên các xét nghiệm lâm sàng như sau:

Xét nghiệm sinh hóa

Các xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học thay đổi không đặc hiệu:

  • Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ; lượng bạch cầu lympho thường giảm.
  • Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng (CRP), Procalcitonin (PCT) bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK,…

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Cấy mẫu bệnh phẩm

  • Cấy máu, cấy dịch nốt phỏng tìm căn nguyên vi khuẩn trong trường hợp nghi ngờ biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết,…

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang ngực hay cắt lớp vi tính ngực trong trường hợp có biến chứng viêm phổi, áp xe phổi,…
  • Chụp CT sọ não hoặc MRI sọ não trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng viêm não,…

Xét nghiệm sinh học phân tử

  • Xét nghiệm sinh học phân tử PCR với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định Bộ Y tế.

Điều trị đậu mùa khỉ ở đâu?

Một số địa chỉ khám và điều trị bệnh đậu mùa khỉ đáng tin cậy:

Phòng khám Nhi đồng 315

Phòng khám Nhi đồng 315 là địa chỉ uy tín được ba mẹ lựa chọn để đưa bé yêu đến thăm khám. Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ hơn 7 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực nhi khoa, đang công tác tại các chuyên khoa của bệnh viện Nhi đồng 1 và 2:

  • ThS.BS. Từ Thị Hoàng Phượng – Cựu BS bệnh viện nhi đồng 1
  • ThS.BS. Lê Thanh Bảo Quyên – Cựu BS bệnh viện nhi đồng 1
  • BS.CKI. Đỗ Thị Khánh Vân – Cựu BS bệnh viện nhi đồng 1

Đồng thời, phòng khám cũng cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ dưới 15 tuổi như:

  • Dịch vụ xét nghiệm, tiêm ngừa
  • Khám tổng quát,…

Phòng khám Đa khoa Vigor Health

Với hơn 10 năm thành lập và phát triển, Phòng khám Vigor Health là phòng khám uy tín với sự đầu tư mạnh cả về đội ngũ bác sĩ lẫn trang thiết bị hiện đại. Phòng khám phát triển 12 chuyên khoa và nhiều gói khám phục vụ nhu cầu khám bệnh đậu mùa khỉ cho người dân:

Dịch vụChi phí (VNĐ)Mô tả gói khám
Khám tổng quát chuyên sâu trẻ em (5 – 15 tuổi)2.200.000Dịch vụ cơ bản: Nội, ngoại tổng quát, men gan, công thức máu,…Tư vấn chích ngừa nếu có nhu cầu.
Khám tổng quát cho nam3.480.00011 dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khỏe: máu, chức năng gan, thận, CT, PCR,…Chụp X-quang phổi, điện tim,…
Xét nghiệm tổng quát2.300.00011 dịch vụ xét nghiệm rà soát chỉ số bất thường trong cơ thể: máu, gan, tim, thận, dịch tiết,…

Phòng khám Family Medical Practice

Phòng khám Family Medical Practice với dịch vụ khám sức khỏe tổng quát đã được tin tưởng bởi các gia đình và hơn 200 công ty hàng đầu trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong nhi khoa, nội tổng quát,… và trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ khám chữa bệnh. Phòng khám có nhiều dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ như:

  • Soi da
  • Xét nghiệm sinh hóa
  • Chụp MRI
  • Chụp CT cắt lớp
  • Dịch vụ chụp CT scan,…

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare

Hệ thống Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare hoạt đồng gần 20 năm, cung cấp các dịch vụ y tế đa dạng với nhiều chuyên khoa: Nhi khoa, Tim mạch,… Dịch vụ khám tầm soát, phòng ngừa và điều trị đậu mùa khỉ  bao gồm:

  • Xét nghiệm chuyên sâu, tập trung nhằm phát hiện bệnh lý và kiểm soát khả năng phát triển bệnh.
  • Hệ thống X-quang kỹ thuật số (DR)
  • Máy chụp CT Scanner 128 lát cắt

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bệnh viện công lập chuyên sâu về nhiễm trùng – truyền nhiễm đã có hơn 150 năm lịch sử hình thành và phát triển. 10/10/1996, bệnh viện được xếp loại I bệnh viện chuyên khoa sâu về bệnh truyền nhiễm của TPHCM và các tỉnh phía nam. Bệnh viện cũng là nơi tiếp nhận và cách ly điều trị ca nhiễm đậu mùa khỉ được thông báo vào ngày 26/9/2023.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành về chuyên ngành truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, để ứng phó với dịch đậu mùa khỉ, bệnh viện đã tiến hành các hoạt động cụ thể:

  • Thành lập ban quản lý bệnh đậu mùa khỉ.
  • Xây dựng phác đồ, điều trị và phòng bệnh cấp quốc gia, bệnh viện và khoa phòng. Hiện nay phác đồ đã được phê duyệt theo số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022.
  • Xây dựng quy trình tiếp đón, phân luồng và khu vực khám, điều trị bệnh.
  • Tiếp tục phối hợp với WHO triển khai các lớp đào tạo, tập huấn cho bệnh viện tuyến dưới về các biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM được thành lập từ năm 1994 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 16 triệu bệnh nhân, được sự tín nhiệm to lớn của người dân. Không những thế các giáo sư, bác sĩ đầu ngành quan tâm đến ứng dụng các tiến bộ khoa học để quá trình thăm khám cho bệnh nhân được kết quả tốt nhất. Để tầm soát bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viện có dịch vụ khám tổng quát bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi
  • Đo điện tim
  • Xét nghiệm máu
  • Nước tiểu
  • Soi tìm căn nguyên bệnh trong mẫu bệnh phẩm,…

Điều trị đậu mùa khỉ

Điều trị kháng virus đặc hiệu

Vaccine đặc hiệu trị bệnh

Vaccine đậu mùa khỉ đã có từ 2015 nhưng chỉ khuyến cáo dùng vaccine cho những ai đã mắc, phơi nhiễm đậu mùa khỉ hoặc rủi ro cao mắc bệnh này như:

  • Bệnh nhân đã được phát hiện mắc hay phơi nhiễm bệnh dựa trên triệu chứng và xét nghiệm.
  • Người tiếp xúc gần mầm bệnh.
  • Người quan hệ tình dục với nhiều người trong vùng dịch bệnh.
  • Nhân tiếp xúc với bệnh phẩm chứa virus gây bệnh.

Bệnh nhân nên chích vaccine trong vòng 4 ngày khi nghi ngờ tiếp xúc với đậu mùa khỉ hoặc chích ngừa cho những ai rủi ro mắc bệnh này. Có 2 loại vaccine được FDA chấp nhận là:

  • Jynneos (Imvanmune) làm từ virus Vaccinia, cùng họ Orthopoxvirus (virus đậu mùa khỉ) nên hệ miễn dịch sẽ nhận biết được virus đậu mùa khỉ và tấn công để bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này. Vaccine Jynneos cần chích 2 mũi và được FDA cho phép vào năm 2021.
  • ACAM là vaccine được chấp nhận năm 2015 nhưng cách chích khó khăn hơn do khi chích phải nhúng vào dịch và chích nhiều lần trên vai nên khuyến cáo dùng vaccine Jynneos nhiều hơn.

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine trị đậu mùa khỉ nên cách tốt nhất hạn chế nhiễm bệnh là tuân theo 6 nguyên tắc hướng dẫn phòng ngừa bệnh của Bộ Y tế ban hành.

Trị đậu mùa khỉ bằng thuốc kháng virus Tecovirimat

Thuốc Tpoxx (Tecovirimat) là thuốc đặc trị chữa bệnh nhân đang bị nhiễm bệnh. Thuốc ức chế quá trình tạo vỏ của virus khi nhân đôi. Liều dùng cho đậu mùa khỉ là uống 600mg x 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày. Thuốc này là thuốc đặc trị, bác sĩ điều trị muốn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần liên hệ với sở y tế địa phương/ trung tâm kiểm soát bệnh tật để được hướng dẫn dùng thuốc.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Điều trị hỗ trợ

  • Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/xác định.
  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, nước điện giải và hỗ trợ tâm lý.
  • Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…).
  • Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Theo Cục Y tế Dự phòng, để chủ động phòng chống dịch bệnh ở nước ta, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng 1 lần để tránh phát tán dịch tiết hô hấp. Sau đó, rửa tay lại bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc những nguồn dễ mang mầm bệnh.
  • Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm một hoặc các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Chủ động cách ly, tránh quan hệ tình dục.
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo cơ quan y tế để được tư vấn, xử lý kịp thời, không tự ý điều trị.
  • Người đến các nước đang bùng dịch đậu mùa khỉ như (Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với các động vật có vú (đã chết hay còn sống) như: gặm nhấm động vật linh trưởng có thể mang virus gây bệnh. Khi về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.  

Dịch đậu mùa khỉ hiện nay 

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xuất hiện bệnh nhân nam 25 tuổi thường trú tại xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc, Đồng Nai mắc bệnh đậu mùa khỉ. Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân làm ở TPHCM từ chiều 2/9/2023. Ngày 17/9/2023, bệnh nhân phát bệnh và biểu hiện sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, ngứa, nổi mụn mủ ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhân đã khám, điều trị tại phòng khám tư nhưng tình trạng không giảm.

Ngày 22/9/2023, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da liễu TPHCM, ghi nhận hết sốt, còn ngứa, thêm các chứng nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục. Nghi ngờ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, bệnh viện đã lấy mẫu bệnh gửi viện Pasteur TPHCM và cho kết quả dương tính với virus gây bệnh.

Qua điều tra lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân trên, trước khi khởi phát bệnh, người này cũng có tiếp xúc với bạn gái ở Bình Dương và người này cũng có triệu chứng bệnh này. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Nai đã chuyển thông tin trường hợp bạn gái bệnh nhân (N.T.L) cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương tiến hành xác minh, điều tra và xử lý.

Theo nhận định dịch đậu mùa khỉ tại Việt Nam, nhiều khả năng bệnh xuất hiện gần đây tại nước ta có mầm bệnh trong nước, nhóm đối tượng tương tự các nước trên thế giới , cụ thể bao gồm:

  • Nam độ tuổi từ 18 – 40 tuổi
  • Có mắc phải HIV
  • Định hướng tình dục đồng giới nam mặc dù phương thức lây truyền qua quan hệ tình dục cần phải tiếp tục điều tra làm rõ.

Một số khu vực, trung tâm y tế tại TPHCM đã ghi nhận các ca mắc bệnh bao gồm:

  • Quận 1, quận 8, quận 12, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh (2 ca), huyện Hóc Môn, TP. Thủ Đức (2 ca).
  • Bệnh viện Da liễu (6 ca), Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM (2 ca), còn lại tại bệnh viện các Bộ ngành, phòng khám tư.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:


Câu hỏi thường gặp

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền qua:
– Tiếp xúc gần qua vết thương, dịch cơ thể
– Các giọt bắn dịch tiết qua đường hô hấp
– Tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng nhiễm mầm bệnh
– Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh
– Lây từ mẹ sang con trong khi mang thai

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Bệnh tuy khó lây lan giữa người với người và triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn là một căn bệnh nguy hiểm.

Đậu mùa khỉ lây như thế nào?

Tiếp xúc gần với mầm bệnh được xem là yếu tố nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không?

Có thể điều trị đậu mùa khỉ nếu bệnh được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng cách.

Đậu mùa khỉ có chết không?

Ở một số người, khi nhiễm đậu mùa khỉ có thể dẫn tới biến chứng hoặc tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng và tử vong do đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ có vaccine không?

Đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ được phê duyệt trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có nhiều thông tin rõ hơn về nguyên nhân gây ra đậu mùa khỉ, các triệu chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị căn bệnh này.

‘vs-block-core-heading-1700016634687″} –>

Điều trị kháng virus đặc hiệu

Vaccine đặc hiệu trị bệnh

Vaccine đậu mùa khỉ đã có từ 2015 nhưng chỉ khuyến cáo dùng vaccine cho những ai đã mắc, phơi nhiễm đậu mùa khỉ hoặc rủi ro cao mắc bệnh này như:

  • Bệnh nhân đã được phát hiện mắc hay phơi nhiễm bệnh dựa trên triệu chứng và xét nghiệm.
  • Người tiếp xúc gần mầm bệnh.
  • Người quan hệ tình dục với nhiều người trong vùng dịch bệnh.
  • Nhân tiếp xúc với bệnh phẩm chứa virus gây bệnh.

Bệnh nhân nên chích vaccine trong vòng 4 ngày khi nghi ngờ tiếp xúc với đậu mùa khỉ hoặc chích ngừa cho những ai rủi ro mắc bệnh này. Có 2 loại vaccine được FDA chấp nhận là:

  • Jynneos (Imvanmune) làm từ virus Vaccinia, cùng họ Orthopoxvirus (virus đậu mùa khỉ) nên hệ miễn dịch sẽ nhận biết được virus đậu mùa khỉ và tấn công để bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này. Vaccine Jynneos cần chích 2 mũi và được FDA cho phép vào năm 2021.
  • ACAM là vaccine được chấp nhận năm 2015 nhưng cách chích khó khăn hơn do khi chích phải nhúng vào dịch và chích nhiều lần trên vai nên khuyến cáo dùng vaccine Jynneos nhiều hơn.

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine trị đậu mùa khỉ nên cách tốt nhất hạn chế nhiễm bệnh là tuân theo 6 nguyên tắc hướng dẫn phòng ngừa bệnh của Bộ Y tế ban hành.

Trị đậu mùa khỉ bằng thuốc kháng virus Tecovirimat

Thuốc Tpoxx (Tecovirimat) là thuốc đặc trị chữa bệnh nhân đang bị nhiễm bệnh. Thuốc ức chế quá trình tạo vỏ của virus khi nhân đôi. Liều dùng cho đậu mùa khỉ là uống 600mg x 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày. Thuốc này là thuốc đặc trị, bác sĩ điều trị muốn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần liên hệ với sở y tế địa phương/ trung tâm kiểm soát bệnh tật để được hướng dẫn dùng thuốc.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Điều trị hỗ trợ

  • Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/xác định.
  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, nước điện giải và hỗ trợ tâm lý.
  • Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…).
  • Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Theo Cục Y tế Dự phòng, để chủ động phòng chống dịch bệnh ở nước ta, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng 1 lần để tránh phát tán dịch tiết hô hấp. Sau đó, rửa tay lại bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc những nguồn dễ mang mầm bệnh.
  • Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm một hoặc các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Chủ động cách ly, tránh quan hệ tình dục.
  • Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần thông báo cơ quan y tế để được tư vấn, xử lý kịp thời, không tự ý điều trị.
  • Người đến các nước đang bùng dịch đậu mùa khỉ như (Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với các động vật có vú (đã chết hay còn sống) như: gặm nhấm động vật linh trưởng có thể mang virus gây bệnh. Khi về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.  

Dịch đậu mùa khỉ hiện nay 

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xuất hiện bệnh nhân nam 25 tuổi thường trú tại xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc, Đồng Nai mắc bệnh đậu mùa khỉ. Qua điều tra dịch tễ, bệnh nhân làm ở TPHCM từ chiều 2/9/2023. Ngày 17/9/2023, bệnh nhân phát bệnh và biểu hiện sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, ngứa, nổi mụn mủ ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhân đã khám, điều trị tại phòng khám tư nhưng tình trạng không giảm.

Ngày 22/9/2023, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da liễu TPHCM, ghi nhận hết sốt, còn ngứa, thêm các chứng nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục. Nghi ngờ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, bệnh viện đã lấy mẫu bệnh gửi viện Pasteur TPHCM và cho kết quả dương tính với virus gây bệnh.

Qua điều tra lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân trên, trước khi khởi phát bệnh, người này cũng có tiếp xúc với bạn gái ở Bình Dương và người này cũng có triệu chứng bệnh này. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Nai đã chuyển thông tin trường hợp bạn gái bệnh nhân (N.T.L) cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương tiến hành xác minh, điều tra và xử lý.

Theo nhận định dịch đậu mùa khỉ tại Việt Nam, nhiều khả năng bệnh xuất hiện gần đây tại nước ta có mầm bệnh trong nước, nhóm đối tượng tương tự các nước trên thế giới , cụ thể bao gồm:

  • Nam độ tuổi từ 18 – 40 tuổi
  • Có mắc phải HIV
  • Định hướng tình dục đồng giới nam mặc dù phương thức lây truyền qua quan hệ tình dục cần phải tiếp tục điều tra làm rõ.

Một số khu vực, trung tâm y tế tại TPHCM đã ghi nhận các ca mắc bệnh bao gồm:

  • Quận 1, quận 8, quận 12, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh (2 ca), huyện Hóc Môn, TP. Thủ Đức (2 ca).
  • Bệnh viện Da liễu (6 ca), Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM (2 ca), còn lại tại bệnh viện các Bộ ngành, phòng khám tư.

Đặt lịch hẹn khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:


Câu hỏi thường gặp

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ ở người lây truyền qua:
– Tiếp xúc gần qua vết thương, dịch cơ thể
– Các giọt bắn dịch tiết qua đường hô hấp
– Tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng nhiễm mầm bệnh
– Ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh
– Lây từ mẹ sang con trong khi mang thai
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Bệnh tuy khó lây lan giữa người với người và triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn là một căn bệnh nguy hiểm.
Đậu mùa khỉ lây như thế nào?
Tiếp xúc gần với mầm bệnh được xem là yếu tố nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ có chữa được không?
Có thể điều trị đậu mùa khỉ nếu bệnh được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng cách.
Đậu mùa khỉ có chết không?
Ở một số người, khi nhiễm đậu mùa khỉ có thể dẫn tới biến chứng hoặc tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng và tử vong do đậu mùa khỉ.
Đậu mùa khỉ có vaccine không?
Đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ được phê duyệt trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có nhiều thông tin rõ hơn về nguyên nhân gây ra đậu mùa khỉ, các triệu chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Contact Me on Zalo