Nguyên tắc điều trị quai bị an toàn và hiệu quả đang là vấn đề được sự quan tâm của nhiều người. Chính vì đây là một bệnh nhiễm trùng thường gặp do virus xâm nhập tuyến nước bọt gây ra và rất dễ lây lan. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Vậy hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về điều trị quai bị
Virus gây bệnh quai bị chủ yếu xâm nhập và tác động ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, hay còn được gọi là tuyến mang tai. Mỗi người trong chúng ta có 3 bộ tuyến nước bọt ở mỗi bên mặt, nằm phía sau và bên dưới tai. Vì vậy mà triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị đó là sưng tấy và đau nhức vùng tuyến nước bọt.
Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện và tiến triển dần trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện đầu tiên và dự báo tình trạng nhiễm virus nói chung như: mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, chán ăn, sốt nhẹ.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần, tương ứng với triệu chứng đã tự giảm, sau đó xuất hiện sốt cao đột ngột, lên tới 38-39 độ C kèm theo đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ ít, ăn ăn. Tình trạng sau đó vẫn là sốt cao kéo dài từ 1-3 ngày và triệu chứng mới xuất hiện là tuyến nước bọt sưng to.
Đầu tiên tuyến mang tai sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt mang tai bên còn lại. Tuyến nước bọt sưng to sẽ gây khó nhai khó nuốt và khiến bệnh nhân bị giảm tổng trạng.
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào cho virus gây bệnh quai bị mà chỉ có phòng bệnh bằng tiêm vắc xin cho trẻ em. Vậy cách trị quai bị sẽ tập trung làm giảm bớt các triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng được cơ thể khu trú lại tự hết và thường là trong vòng vài tuần sau nhiễm virus.
Nguyên tắc điều trị quai bị phổ biến
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy bệnh nhân chỉ có thể được áp dụng nguyên tắc điều trị bệnh quai bị là làm giảm nhẹ triệu chứng bằng những cách thông dụng như dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm lạnh cho vết sưng, tích cực ăn uống phục hồi thể trạng, …
Theo kinh nghiệm điều trị quai bị trong dân gian, nhiều người lớn dùng các loại thuốc, các lá cây, thảo dược giã nát ra rồi đắp lên vết sưng của tuyến nước bọt. Tuy nhiên, đây là cách chữa trị mạo hiểm vì chúng ta không hiểu biết hết được những loại chất và hoạt tính có trong loại thảo dược đó có tác động như thế nào.
Nguy hiểm hơn, chúng ta càng không biết cơ thể mình có dị ứng với thành phần nào trong lá cây và thảo dược nào hay không. Trường hợp sau khi đắp mà bị dị ứng và không nhận biết được, sẽ làm tăng nhanh tình trạng viêm, sưng ở tuyến mang tai và trở nên nghiêm trọng dẫn đến bệnh nặng khó điều trị hơn.
Cách chăm sóc và điều trị quai bị
Điều trị quai bị theo các nguyên tắc đơn giản như: nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động quá sức, dùng thuốc hạ sốt và chăm sóc bệnh nhân, tốt nhất là trong thời gian toàn phát của bệnh.
Đồng thời lưu ý áp dụng các phương pháp phòng ngừa biến chứng trong điều trị quai bị cũng rất quan trọng. Bao gồm điều trị chống viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm tụy. Bệnh nhân chỉ nên được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn theo đúng chỉ định, và đối với các thể tiến triển nặng có thể dùng globulin miễn dịch kết hợp.
Để hạ sốt cho trẻ, các cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc dùng khăn ấm lau qua người trẻ và các ngách của cơ thể. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ mắc bệnh và đang có các triệu chứng. Nếu trẻ than đau vùng mang tai thì có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.
- Nghỉ ngơi tối đa trên giường bệnh cho đến khi hạ sốt.
- Cách ly hoặc giữ khoảng cách với người bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây lan.
- Áp dụng chế độ ăn lỏng dễ nuốt được khuyến cáo áp dụng trong thời gian toàn phát của bệnh như ăn bột yến mạch hoặc cháo.
- Tránh các loại quả có múi và axit xitric vì có thể khiến triệu chứng của bệnh thêm nặng nề.
- Bổ sung đầy đủ và đa dạng rau xanh, dưa đỏ và xoài.
- Tránh những thực phẩm chế biến, nhiều dầu mỡ và cay nóng vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giặt phơi đồ thường xuyên.
- Không nên tự ý điều trị quai bị với các loại thuốc uống không rõ ràng, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm trùng nặng hơn.
Vì sao không nên tự ý điều trị quai bị tại nhà?
Dù người bệnh không điều trị quai bị vẫn có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc nghỉ dưỡng tại nhà nếu không không tham khảo tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ.
Trong những trường hợp bệnh tiến triển xấu, có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị viêm ở một số bộ phận trong cơ thể và trường hợp nặng là viêm cơ quan sinh dục dẫn đến vô sinh, viêm màng não đến tử vong.
Đồng thời, sau khi được thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác thêm các thông tin liên quan đến bệnh sử, đặc tính dị ứng của từng bệnh nhân để kê đơn thuốc giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng điều trị quai bị. Việc tuân thủ điều trị quai bị với bác sĩ ngay từ lúc bệnh mới bắt đầu sẽ giúp thuận lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe và dứt điểm bệnh.
Các nguyên tắc điều trị quai bị sẽ là nâng cao sức khỏe và miễn dịch của người bệnh để cơ thể đào thải được virus gây bệnh. Tuy nhiên nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh quai bị, cũng nên đến ngay cơ sở y tế được được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải điều trị quai bị nội trú theo dõi diễn biến nhưng cũng có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà.
Xem thêm: Thuốc điều trị quai bị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.