Ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội?

Bệnh xã hội và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội luôn là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và nhu cầu tìm kiếm thông tin các bệnh xã hội, Docosan sẽ giúp bạn đọc tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Kiểm tra, phát hiện bệnh xã hội ngay tại nhà cùng Docosan

Bệnh xã hội là căn bệnh hết sức nhạy cảm và tế nhị nên phần đông đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội e ngại trong việc thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện. Hơn nữa, họ lo sợ đến việc bị người đời phán xét khi kết quả thăm khám là dương tính. Những vấn đề này đã khiến không ít người bỏ qua việc thăm khám và có suy nghĩ “sống chết mặc bay”. Cũng chính vì điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn nặng nề hơn.

Thấu hiểu được nhu cầu kiểm tra sức khỏe riêng tư, bảo mật tuyệt đối nhưng vẫn đảm bảo mức độ chính xác, Docosan đã và đang cung cấp Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến tại nhà. Đây được xem là giải pháp giúp người bệnh kiểm tra phát hiện bệnh ngay tại nhà mà không cần mất thời gian di chuyển đến cơ sở y tế hay lo sợ bị người khác phán xét.

Docosan cung cấp bộ xét nghiệm phát hiện bệnh xã hội tại nhà, mang đến sự riêng tư, đảm bảo an toàn và chính xác

Tại Docosan, chúng tôi đảm bảo cung cấp sản phẩm với độ bảo mật, an toàn và chính xác cao. Bạn dễ dàng thực hiện ở bất kỳ đâu với quy trình đơn giản và có kết quả ngay trong vòng 15 phút. Hơn thế, bạn còn được bác sĩ tư vấn điều trị bệnh nếu có kết quả dương tính.

Mức độ nguy hiểm của bệnh xã hội bạn đừng xem thường

Bệnh xã hội là thuật ngữ dùng để nhằm chỉ những bệnh có ảnh hưởng đến toàn xã hội do khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm.  Các bệnh xã hội chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Một số bệnh lý khác lây qua đường máu, mẹ sang con hoặc tiếp xúc gián tiếp.

Đây là nhóm bệnh lý gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về mặt sức khỏe cho người bệnh và đe dọa đến cộng đồng như:

  • Chức năng sinh sản bị suy giảm: Quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Cả nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh liên quan.
  • Tâm lý của người bệnh dễ rơi vào khủng hoảng: Nếu được chẩn đoán dương tính với một trong số các bệnh xã hội, người mắc bệnh rất dễ rơi vào khủng hoảng, căng thẳng. Vì không có bất kỳ biểu hiện bệnh nào trước khi xét nghiệm, bệnh nhân bị bất ngờ, chưa biết phải đối mặt với bệnh thế nào và sợ người thân lo lắng.
  • Phụ nữ mang thai đối mặt với nhiều tác động tiêu cực: Phụ nữ mang thai mắc bệnh xã hội có nguy cơ cao bị động thai, lây nhiễm bệnh cho thai nhi, sinh non, mang thai ngoài tử cung,… Nếu thai nhi có thể phát triển được bình thường thì vẫn có nguy cơ cao bị dị tật cơ thể bẩm sinh.
  • Lây lan và gây nguy hiểm cho cộng đồng: Bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh cho cộng đồng. Nhiều bệnh lý còn có mức độ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội
Phụ nữ mang thai mắc bệnh xã hội có nguy cơ cao bị động thai, lây nhiễm bệnh cho thai nhi, sinh non,…

Ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội?

Vì bệnh xã hội là bệnh lây qua đường tình dục nên bất cứ ai đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao hơn bao gồm:

  • Người quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn
  • Người có nhiều bạn tình
  • Người hành nghề mại dâm, gái bán hoa
  • Người sử dụng ma túy, đặc biệt có sử dụng chung kim tiêm
  • Người quan hệ tình dục đồng giới (nam – nam)
  • Người bệnh nhận máu từ người mắc bệnh xã hội
  • Trẻ sơ sinh có mẹ mang thai mắc bệnh
  • Người sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh: bàn chải đánh răng, quần lót, bơm tiêm, dao cạo râu,…
đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội
Người quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội

Theo thống kê gần đây cho thấy, trẻ vị thành viên và thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nam, nhất là phụ nữ trẻ có tần suất quan hệ tình dục nhiều hơn và mạnh bạo rất dễ gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm.

Cần làm gì để phòng ngừa lây nhiễm bệnh xã hội?

Đa phần bệnh xã hội rất khó phát hiện nếu chỉ dựa trên triệu chứng lâm sàng. Bạn có thể phát hiện bệnh khi kiểm tra hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế. Việc phát hiện bệnh chậm trễ không chỉ khiến bệnh tình khó điều trị mà còn tăng khả năng lây lan cho những đối tượng khác. Do đó, bạn cần ý thức hơn trong việc kiểm tra khi nghi ngờ mắc bệnh xã hội.

Bên cạnh thắc mắc ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội, bạn cũng cần nắm rõ một số biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này:

  • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ.
  • Cả hai nên xét nghiệm bệnh xã hội trước khi quan hệ tình dục để đảm bảo rằng sức khỏe của cả hai không có vấn đề.
  • Hãy nói chuyện với đối tác về biện pháp ngăn ngừa bệnh xã hội và mang thai. Nếu nghĩ rằng bạn đã sẵn sàng, bạn cần có biện pháp để bảo vệ cơ thể mình.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm để phát hiện bệnh sớm. Đặc biệt là chị em phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ, phát hiện bệnh viêm nhiễm và được bác sĩ tư vấn biện pháp tránh thai an toàn.
đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm bệnh xã hội

Thắc mắc ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội đã được Docosan làm rõ trong bài viết trên. Qua đó, hy vọng giúp bạn nhận biết bản thân cần làm gì nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bạn và cộng đồng cần bổ sung thêm nhiều kiến thức khác về bệnh xã hội để tự bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân yêu.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.