Giun kim ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Những điều quan trọng cha mẹ cần biết khi trẻ bị giun kim và cách phòng chống nhiễm bệnh đều được tổng hợp trong bài viết này của Docosan.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây giun kim ở trẻ
Giun kim xâm nhập vào cơ thể khi bé nuốt phải hoặc hít phải trứng giun kim cực nhỏ. Những quả trứng này có thể được tìm thấy trên bàn tay và bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như:
- Khăn trải giường
- Khăn tắm
- Quần áo (đặc biệt là đồ lót và đồ ngủ)
- Nhà vệ sinh
- Đồ dùng phòng tắm
- Rau củ sống
- Ly uống nước
- Muỗng nĩa
- Đồ chơi
- Mặt bếp
- Mặt bàn học hoặc bàn ăn trưa ở trường
- Bãi cát biển hoặc khu vui chơi
Trứng giun kim đi vào hệ thống tiêu hóa và nở trong ruột non. Từ ruột non, ấu trùng đi đến ruột già, đầu bám vào thành trong của ruột.
Khoảng 1 đến 2 tháng sau, giun kim cái trưởng thành rời ruột già qua hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa ngáy vào ban đêm.
Khi bé gãi vào chỗ ngứa, trứng giun kim siêu nhỏ sẽ chuyển sang ngón tay của bé. Các ngón tay có trứng giun sẽ bị đưa lên miệng, trứng giun quay lại cơ thể hoặc bám lên bề mặt mà bé cầm nắm. Trứng giun kim có thể sống từ 2 đến 3 tuần ngoài cơ thể.
Triệu chứng
Các dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm giun kim là ngứa hậu môn và ngủ không yên giấc. Tình trạng ngứa thường nặng hơn vào ban đêm do giun di chuyển đến khu vực xung quanh hậu môn để đẻ trứng. Ở trẻ em gái, nhiễm giun kim có thể di chuyển sang âm đạo và gây tiết dịch âm đạo. Nếu bé gãi sẽ làm rách da và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
Khi thấy con gãi quanh vùng hậu môn, bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách quan sát lỗ hậu môn của bé sau khi bé ngủ được 2-3 tiếng, bố mẹ có thể thấy giun chui ra đẻ trứng. Hoặc bố mẹ cũng có thể nhìn thấy giun trong bồn cầu sau khi bé đi vệ sinh. Chúng trông giống như những sợi chỉ nhỏ màu trắng và thực sự rất nhỏ – dài bằng một chiếc kim ghim. Khi thay đồ lót cho bé, mẹ cũng có thể thấy giun trên đó.
Đau bụng và buồn nôn là những triệu chứng ít phổ biến hơn nhưng có thể xảy ra nếu bé có nhiều giun trong ruột.
Khi nào trẻ cần đi khám?
Hãy đưa trẻ đến các phòng khám nhi nếu bé hay kêu ngứa da hoặc dường như luôn gãi vùng hậu môn hoặc âm đạo.
Giun kim cũng có thể là nguyên nhân gây khó ngủ hoặc đái dầm. (Giun kim có thể gây kích ứng niệu đạo – kênh dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang – và dẫn đến chứng đái dầm.)
Chẩn đoán nhiễm giun kim
Bác sĩ có thể dặn bạn đặt một miếng băng bóng kính trong suốt dính lên vùng da xung quanh hậu môn của trẻ. Trứng giun kim sẽ dính vào băng dính và có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Thời điểm tốt nhất để làm điều này là vào buổi tối hoặc buổi sáng trước khi tắm cho bé. Bác sĩ cũng có thể lấy cạy móng tay của trẻ để tìm trứng giun.
Điều trị giun kim
Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em và không gây hại. Bằng cách dùng thuốc và làm theo một số mẹo phòng ngừa, ba mẹ sẽ dễ dàng loại bỏ nguy cơ nhiễm giun kim ở trẻ.
Nếu con bạn bị nhiễm giun kim, bác sĩ sẽ đề nghị một loại thuốc chống giun không kê đơn hoặc kê đơn. Bé sẽ được tiêm một liều và tiêm nhắc lại 2 tuần sau đó. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cả gia đình uống thuốc tẩy giun.
Thuốc trị giun kim sẽ tiêu iệt hết giun và trứng trong vòng 1 tuần. Trong thời gian điều trị, bé có thể vẫn còn ngứa. Vì vậy, bác sĩ cũng có thể cho bé dùng kem bôi thêm hoặc cho bé dùng thêm thuốc giảm ngứa.
Phòng ngừa nhiễm giun kim cho trẻ
Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa nhiễm giun kim cho cả gia đình:
- Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài trời và trước khi ăn. Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.
- Đảm bảo rằng bé được tắm rửa, thay đồ lót hoặc đồ bơi hàng ngày.
- Giữ móng tay của trẻ ngắn và sạch sẽ.
- Không cho trẻ gãi quanh mông hoặc cắn móng tay.
- Giặt đồ ngủ của bé vài ngày một lần.
Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh nhà cửa (bao gồm thay quần áo lót thường xuyên và giặt đồ ngủ, khăn tắm và khăn trải giường của mọi người) cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của trứng giun kim trong gia đình.
Kết luận
Bệnh giun kim tuy phổ biến ở trẻ em nhưng có thể dễ dàng phòng ngừa. Cha mẹ cần kỹ càng trong vấn đề vệ sinh của trẻ, đưa trẻ đến phòng khám nhi nếu có các triệu chứng nhiễm giun kim để được điều trị.
Các bác sĩ Nhi có kinh nghiệm điều trị bệnh giun kim
Tham khảo các bác sĩ nhi khoa giỏi ở TP.HCM:
- Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – 40 năm kinh nghiệm – Quận Tân Bình
- Bác sĩ Trần Văn Công – Chữa bệnh không dùng thuốc – Quận Bình Thạnh
- BS Lê Hồng Thiện – Quận Thủ Đức
Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Các bệnh do gian đũa – Bộ Y tế- Viện Pasteur TP.HCM
Có thể bạn quan tâm