Tìm hiểu về các loại ký sinh trùng trên da người 

Ký sinh trùng trên da là nhóm vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng da ở người và có thể gây biến chứng phá hủy da vĩnh viễn. Bệnh do nhóm ký sinh trùng này gây ra có mức độ nhẹ đến nặng, có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu và tử vong. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về loại ký sinh trùng này trong bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về ký sinh trùng 

Ký sinh trùng là nhóm sinh vật muốn tồn tại phải bắt buộc sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như thực vật, động vật và con người. Những sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ, ký sinh trùng sẽ lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ để tồn tại và phát triển.

ký sinh trùng trên da
Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh

Phân loại ký sinh trùng 

Mỗi loài ký sinh trùng đặc thù đều có vị trí của chúng trong giới động thực vật hoặc vi sinh vật. Trong mỗi giới thì được xếp theo phân loại lớn hơn bao gồm ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Ngoài ra chúng còn được phân chia thành ngành phụ, lớp phụ, bộ phụ, họ phụ, chi phụ, loài phụ với các đặc trưng khác nhau giúp phân biệt rõ hơn. 

Đặc điểm của ký sinh trùng 

  • Hình thể của loài ngoại ký sinh trùng thường có thân ngắn, dẹt để dễ bám vào da của vật chủ (demodex, rệp, chấy, …) hoặc để dễ luồn lách, lẩn trốn (bọ chét). Đặc trưng hơn khi có giác bám của loại sán, môi và móc của các loài giun,…
  • Kích thước của ký sinh trùng rất khác nhau: Tính bằng µm (chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi chuyên dụng) như ký sinh trùng sốt rét, Toxoplasma, Leishmania, .... Cũng có loại dài hơn chục mét (sán dây), khoảng 20cm (giun đũa).
  • Bộ phận tiêu hoá và bộ phận sinh dục của ký sinh trùng phát triển rất mạnh. Trong khi cơ quan bài tiết của một vài loại bị thoái hoá hoặc mất hẳn đi mà không còn chức năng (ví dụ như sán lá, sán dây, demodex,…).
  • Hình thức sinh sản của ký sinh trùng thì phức tạp, tốc độ nhanh và số lượng nhiều.
  • Vòng đời của đa số loài ký sinh trùng sẽ bắt nguồn từ trứng hoặc ấu trùng và phát triển thành thể trưởng thành, từ đó thành ra một thế hệ hoàn chỉnh.
  • Ngoại ký sinh là hình thức ký sinh bên ngoài cơ thể vật chủ như bám vào da hay hút máu dưới da qua tiết túc y học. Có loại ký sinh trùng trên da người, cũng có loại ký sinh ở mô dưới da và trong lớp da.

Các loại ký sinh trùng trên da người

Ký sinh trùng trên da mặt

Thường gặp nhất loài Demodex là ký sinh trùng trên da mặt thuộc họ ve, có 8 chân. Chúng tập trung ký sinh chủ yếu ở vùng da trán, hai bên cánh mũi, má hai bên, thậm chí là ở vùng da dày như vành tai, chân mi và da đầu.

Demodex với khoảng 65 loài được phát hiện, nhưng chỉ 2 loài trong số này được xác định là sinh sống thường xuyên trên da người bao gồm Demodex folliculorum (D.folliculorum) và Demodex brevis (D.brevis). D. brevis có kích thước nhỏ và ngắn hơn, thường ký sinh sâu trong các tuyến bã nhờn và ít xuất hiện trên bề mặt da hơn loài D.folliculorum.

ký sinh trùng trên da
Hình ảnh loài ký sinh trùng Demodex trên da người và trứng của nó

Demodex khi ký sinh sẽ tiêu thụ tế bào da chết, chất nhờn làm thức ăn đồng thời đẻ trứng tại nang lông và tuyến bã nhờn. Sau khoảng 7 ngày trứng phát triển và nở ra con trưởng thành, sẵn sàng giao phối và tiếp tục chu kỳ ký sinh tiếp theo. Tổng một vòng đời của ký sinh trùng trên da người này kéo dài từ 2- 3 tuần.

Nếu bạn bị nhiễm ký sinh trùng Demodex nhưng sẽ không gây hại nếu đề kháng da đủ khoẻ. Ngược lại, nếu nền da của bạn bị yếu hoặc tổn thương nào đó sẽ là môi trường thuận lợi giúp ký sinh trùng này phát triển và sinh sôi. Dấu hiệu nhận biết bạn bị bệnh về da liên quan đến Demodex là:

  • Cảm giác ngứa rần rần như kiến bò trên da hoặc dưới da, ngứa nhiều hơn vào ban đêm.
  • Da nổi mẩn đỏ và mụn viêm, nặng hơn có thể chảy dịch vàng có mủ hôi, lớp sừng da bong tróc.
  • Viêm bờ mi, rụng lông mi, ngứa chân tóc, gãy tóc … 
ký sinh trùng trên da
Da nổi mẩn đỏ và mụn viêm trong bệnh da nhiễm Demodex

Ký sinh trùng làm tổ trên da người

Ngoài loài ký sinh trùng trên da mặt người thì cũng còn nhiều loài khác làm tổ và sinh sôi nảy nở trên các vùng da khác trên cơ thể người. Trong đó thường gặp như:

  • Trùng ghẻ: Thông qua tiếp xúc da kề da để truyền nhiễm trứng ghẻ trên da của người gây ra phản ứng và phát viêm cho da.
  • Giun kim: Đường nhiễm thông qua vết thương trên bề mặt da hoặc vết trầy xước trong niêm mạc. Giun kim trưởng thành đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể, thông thường ở xung quanh phần hậu môn nên gây ra ngứa ngáy hậu môn về đêm. 
  • Sán máng: sinh hoạt ủ mình ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ gây bỏng da và phá hỏng cấu trúc da.
  • Giun móc: Ấu trùng ancylostoma braziliense từ phân chó hoặc mèo lây vào da người gây bệnh da CLM. CLM gây ngứa dữ dội, các dấu hiệu của bệnh là hồng ban và tạo sẹo tại vị trí xâm nhập, tiếp theo là viêm da đỏ nâu dạng hình một đường mòn quanh co như đường tàu dưới da.
ký sinh trùng trên da
Giun kim trưởng thành đẻ trứng ở hậu môn nên gây ra ngứa ngáy nhiều về đêm

Chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng trên da

Nhiễm ký sinh trùng trên da là tình trạng có thể gặp ở tất cả mọi người và mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt hơn khi nước ta có khí hậu nhiệt đới, dân số đông đúc và điều kiện môi trường vệ sinh còn kém, nên là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Vào mùa hè, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao bị các vấn đề sức khỏe do ký sinh trùng lây qua bề mặt da. Những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng trên da phổ biến gồm : ngứa, nổi mẩn, mề đay, phát ban đỏ, chàm và các dạng dị ứng da khác. Ngoài ra, các chất thải và độc tố của ký sinh trùng tiết ra tích tụ ngay dưới da còn làm tăng tế bào eosinophils trong máu. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn đến các bệnh về da như loét, sưng tấy, tổn thương cấu trúc ở da.

Với sự phát triển của khoa học y học và thẩm mỹ ngày nay, điều trị bệnh da do nhiễm ký sinh trùng sẽ không còn quá khó. Tuy nhiên, các loại ký sinh trùng trên da mặt có có sức sống mạnh nên dễ tái phát, Methode Physiodermie là loại thuốc trị ký sinh trùng trên da hữu hiệu đối với bệnh viêm da do Demodex.

Xem thêm:


Bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng thể về các bệnh ký sinh trùng trên da. Nếu bạn đang gặp một vấn đề nào đó về da có nghi ngờ bị nhiễm ký sinh trùng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và chọn lựa liệu trình điều trị tối ưu nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Kinder.bernaunet.com

Có thể bạn quan tâm