Ký sinh trùng là gì? Những thông tin bạn cần biết

Ký sinh trùng là sinh vật sống bám tồn tại trong tự nhiên giữa hai hay nhiều cá thể khác loài với nhau. Mối quan hệ này có thể mang lại lợi ích cho cả hai loài, thỉnh thoảng chỉ một loài nhận được lợi ích từ loài kia và hoặc cả hai đều không có lợi. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về ký sinh trùng nhé!

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là nói đến những sinh vật sống bám tạm thời hay trọn đời trên bề mặt da hay bên trong cơ thể của một sinh vật khác để có nguồn nguyên liệu đáp ứng sinh trưởng và phát triển. 

Sinh vật bị ký sinh được gọi là ký chủ, sẽ cung cấp chỗ trú ẩn và chất bổ dưỡng cho Ký sinh trùng sinh sống.

Ngoài ra còn nhiều mối quan hệ khác giữa các loài với nhau: 

  • Cộng sinh 
  • Tương sinh 
  • Hội sinh 

Các loại ký sinh trùng

Có thể phân chia từng loại ký sinh trùng theo nhiều cách khác nhau:

Theo hiện tượng ký sinh 

  • Ký sinh vĩnh viễn: ký sinh trùng sống suốt đời trên hay trong ký chủ. Ví dụ: giun đũa ký sinh trong ruột non của con người.
  • Ký sinh tạm thời: ký sinh trùng bám vào ký chủ khi cần lấy thức ăn. Ví dụ: muỗi chích hút máu người khi cần thức ăn để sinh sản.

Theo điều kiện sống

  • Ký sinh trùng bắt buộc: muốn tồn tại thì phải ký sinh vào ký chủ
  • Ký sinh trùng tùy nghi: vừa có thể sống ở môi trường ngoài vừa có thể ký sinh, tùy vào môi trường và điều kiện sống.

Theo vị trí ký sinh

  • Nội ký sinh trùng: sống bên trong các tạng cơ quan của cơ thể ký chủ 
  • Ngoại ký sinh trùng: sống trên bề mặt hoặc trong da.

Theo khả năng di chuyển

  • Ký sinh trùng lạc chỗ: di chuyển sang cơ quan khác bình thường của loại đó
  • Ký sinh trùng lạc chủ: loài này ký sinh ở ký chủ này nhưng nhiễm qua loài ký chủ khác, vậy ký sinh trùng ở ký chủ khác là lạc chủ.

Đặc điểm của ký sinh trùng

Hình thể

Ký sinh trùng rất khác nhau về hình thể và kích thước tùy vào loài, ví dụ ký sinh trùng sốt rét có kích thước nhỏ đường kính từ 6 đến 7 micromet, giun đũa dài 20 đến 25 cm và sán dây dài 4 đến 8m.

Trong một loài nhưng hình thể và kích thước có thể thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển của đời sống. Ví dụ: sán dây lợn có hình thể ấu trùng khác với con trưởng thành, hoặc kích thước trứng sán dây chỉ khoảng 30 – 40 micromet nhưng con trưởng thành dài khoảng 3 – 4 mét.

Ký sinh trùng có nhiều hình thể và kích thước rất khác nhau

Cấu tạo cơ quan

Do cách sống ăn bám từ thế hệ này sang thế hệ khác, một số bộ phận không cần thiết của ký sinh trùng có thể thoái hóa như giun sán không còn chân, mắt, cơ quan thính giác và khứu giác, không có ống tiêu hóa hoàn chỉnh.

Mặt khác, để giúp sự ký sinh thuận lợi hơn, ký sinh trùng phát triển một số bộ phận đặc biệt như đĩa hút giúp sán bám vào thành ruột; kẹp ở chân rận giúp rận bám chặt vào ký chủ. 

Ký sinh trùng sinh sản như thế nào?

Đặc điểm quan trọng về sự sinh sản của ký sinh trùng là tốc độ sinh sản rất nhanh và số lượng rất nhiều. Ví dụ giun đũa có thể đẻ khoảng 20 nghìn trứng mỗi ngày.

Ký sinh trùng sinh sản dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Đẻ ra trứng như giun đũa, giun kim 
  • Đẻ ra phôi như giun xoắn, giun chỉ 
  • Sinh sản bằng cách nảy chồi như sán dây, vi nấm.

Chu trình ký sinh trùng phát triển như thế nào?

Một chu trình phát triển của loài ký sinh trùng lây từ người sang người

Từ khi mầm ký sinh trùng đầu tiên vào cơ thể ký chủ, sinh sản để tạo ra những thế hệ mới, di chuyển sang ký chủ khác và tiếp tục phát triển tạo thành vòng tròn khép kín, được gọi là chu trình phát triển hay vòng đời của ký sinh trùng.

Trong chu trình phát triển, ký sinh trùng có những thay đổi về hình dạng và môi trường sống.

Nếu xét toàn bộ chu trình, một số ký sinh trùng cần có nhiều loài ký chủ khác nhau mới hoàn tất được vòng đời của mình.

Khi đó ký chủ mà ký sinh trùng sống bám lúc đã trưởng thành hoặc ở thể có khả năng sinh sản hữu tính sẽ là ký chủ chính, còn loài ký chủ mà cho ký sinh trùng sống bám lúc còn ấu trùng sẽ là ký chủ trung gian.

Xem thêm: Ký sinh trùng trên da

Bệnh ký sinh trùng là gì?

Là nhóm những bệnh xảy ra khi con người là ký chủ của một hay nhiều loài ký sinh trùng, với bốn đặc điểm điển hình sau:

  • Lâu dài: thường kéo dài hàng tháng, hàng năm gây tác hại dai dẳng cho người bệnh như bệnh sốt rét, bệnh nhiễm giun chỉ.
  • Âm thầm: xen kẽ giữa những đợt cấp tính của bệnh là không triệu chứng nên người bệnh không nhận biết được mình có bệnh hoặc không cần đi đến g bác sĩ
  • Có thời hạn: đời sống của ký sinh trùng có hạn nên chỉ cần giữ cho người bệnh không tái nhiễm là bệnh có thể tự lành
  • Tính xã hội và lãnh thổ: vì điều kiện sống của ký sinh trùng chịu nhiều tác động của yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết, văn hóa, tập quán, tín ngưỡng và giáo dục của người dân, kèm với điều kiện kinh tế – xã hội của quốc gia đó.
Ký sinh trùng là gì
Bệnh ký sinh trùng đường ruột

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn: medicalnewstoday.com

Có thể bạn quan tâm