Lao sơ nhiễm: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

Lao sơ nhiễm là một bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng đầy đủ. Hiểu rõ dấu hiệu bệnh, cách điều trị và phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn cách điều trị và phòng tránh lao sơ nhiễm.

Lao sơ nhiễm là bệnh gì?

Lao sơ nhiễm là một tình trạng bệnh lý biểu hiện của cơ thể sau lần đầu tiên tiếp xúc với vi khuẩn lao. Khi đó, có thể người bệnh không có biểu hiện triệu chứng mà chỉ thay đổi chất chỉ điểm sinh học, đó là có phản ứng dương tính với Tuberculin.

Nếu điều trị không kịp thời, lao sơ nhiễm sẽ gây biến chứng nguy hiểm như những bệnh lao khác. Bệnh gây những tổn thương như lao phổi. lao phế quản, lao màng phổi, lao kê, xẹp phổi, lao hạch,… Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ lao sơ nhiễm để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Nguyên nhân

Vi khuẩn lao – một loại trực khuẩn kháng cồn kháng acid – là nguyên nhân chính gây bệnh lao sơ nhiễm, trong đó có cả những chủng đơn kháng thuốc hoặc đa kháng thuốc.

Nguồn lây rất quan trọng trong sự xuất hiện của lao sơ nhiễm. Người lao phổi tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp hay còn gọi là người bệnh lao phổi AFB (+), là nguồn lây nguy hiểm. Những người sống trong một gia đình, trực tiếp chăm sóc trẻ sẽ làm lây lao sơ nhiễm cho trẻ.

Lao sơ nhiễm
Lao sơ nhiễm: cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

Đường lây bệnh

Người bệnh có thể nhiễm lao theo 3 con đường chính:

  • Đường hô hấp (là con đường lây truyền chủ yếu): người bị lao phổi ho khạc bắn ra bên ngoài, làm xuất hiện các giọt bắn có chứa vi khuẩn lao và lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Đường tiêu hoá: người bệnh uống phải sữa tươi của những con bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng nguyên tắc. Ngoài ra, khi thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao có thể gây ra lao sơ nhiễm bẩm sinh.
  • Đường niêm mạc: con đường lây nhiễm này khá hiếm gặp. Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào những vùng da sây sát hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng… bị tổn thương.

Những đối tượng dễ mắc lao sơ nhiễm

Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là từ 1 đến 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ em bị mắc lao sơ nhiễm đang là vấn đề nghiêm trọng ở những nước gánh nặng bệnh lao còn nặng nề. Sức chống đỡ của trẻ nhỏ kém do hệ thống bảo vệ chưa hoàn chỉnh và ảnh hưởng của các bệnh khác: suy dinh dưỡng, còi xương, các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm virus khác làm trẻ dễ mắc lao hơn.

Hiện nay, với sự phát triển của y học- khoa học, vaccine phòng ngừa lao BCG đã được ra đời và tiêm cho trẻ để hạn chế mắc bệnh. Tuy nhiên, trẻ đã được tiêm vaccine tiếp xúc gần gũi với nguồn lây mạnh vẫn có khả năng lây bệnh vì hiệu quả bảo vệ của BCG khoảng 80 – 90%. Các bệnh suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, nhiễm virút đặc biệt là nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lao sơ nhiễm
Lao sơ nhiễm: cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

Các dấu hiệu để nhận biết lao sơ nhiễm

Triệu chứng bệnh lao sơ nhiễm thường diễn ra âm thầm. Sốt là biểu hiện thường gặp ở người bệnh lao, tuy nhiên cơn sốt thường không cao và thường xuất hiện vào chiều muộn. Người bị bệnh lao phổi còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sút cân và dễ đổ mồ hôi.

  • Triệu chứng hô hấp: ho dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đàm, ho ra máu. Khi hạch lao lớn có thể gây chèn ép làm trành dịch màng phổi, gây khó thở và đau ngực cho bệnh nhân khò.
  • Triệu chứng ở da niêm mạc: lao sơ nhiễm thường gây ra tổn thương thâm nhiễm hoặc loét không đau và viêm nhóm hạch khu vực lân cận.
  • Ngoài ra, lao sơ nhiễm còn biểu hiện nơi khác như: đau bụng, tiêu chảy kéo dài, có hạch trong ổ bụng.

Như vậy, triệu chứng của bệnh lao phổi khá tương đồng với những bệnh lý hô hấp và các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, đái tháo đường, HIV, ung thư,… Điều này dễ gây nên sự nhầm lẫn, chủ quan.

Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán lao sơ nhiễm:

  • Phản ứng Mantoux: Đây là phản ứng có giá trị chẩn đoán lao sơ nhiễm khi dương tính ở những trẻ chưa tiêm BCG.
  • X-quang phổi: trên phim x-qaung có thể thấy tổn thương sơ nhiễm thường nằm ở thùy dưới phổi phải. Đây là một nốt mờ tròn, không đồng đều bờ không rõ, đường kính từ 5 – 20mm.
  • Soi tìm vi khuẩn lao: tìm thấy trong đờm, trong dịch dạ dày và trong dịch phế quản.

Điều trị lao sơ nhiễm

Mục tiêu hiện là trong công tác phòng và chống lao sơ nhiễm là không để xảy ra nhiễm lao, phục hồi sức lao động, địa vị trong gia đình và xã hội.

  • Nếu bệnh nhân chỉ có phản ứng Mantoux dương tính, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng và X-quang: dùng thuốc uống Izoniazid với liều 5mg/kg thể trọng, dùng trong 12 tháng.
  • Trong trường hợp, bệnh nhân có đủ dấu hiệu lâm sàng, X-quang, và dương tính phản úng Matoux: điều trị đặc hiệu theo phác đồ 2RHZ/4RH. (H.Isoniazide, R.Rifampicine, Z.Pyrazinamide).

Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đủ liều theo phác đồ, đúng thời gian và không tự ý bỏ thuốc. Chúng ta  cũng cần đảm bảo dinh dưỡng tốt nhằm khôi phục và nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ dùng sữa mẹ và đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

Lao sơ nhiễm
Lao sơ nhiễm: cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

Phòng tránh lao sơ nhiễm như thế nào?

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là chương trình tiêm chủng bắt buộc cho mọi trẻ sơ sinh sau khi được sinh ra trong tháng đầu đời bằng vaccine BCG. Đây là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn lao sơ nhiễm.

Những người có tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì tất cả thành viên trong gia đình nên được thì nên được khám tầm soát lao, nhất là trẻ nhỏ, dù cho không có triệu chứng gì.

Nếu trong gia đình có người bệnh lao phổi thì cần áp dụng các cách ly như ở phòng riêng, ăn uống riêng, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm lao cho người khác.

Điều kiện sống phải đảm bảo vệ sinh, trẻ nên tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, khí trời tự nhiên càng nhiều càng tốt. Phòng của trẻ cần thông thoáng và có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Phòng chống các bệnh khác như  suy dinh dưỡng, còi xương, nhiễm khuẩn, nhiễm virus để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh

Ăn uống đầy đủ chất, trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ sớm sau sinh đến 1- 2 tuổi và ăn dặm đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Khi cho trẻ uống sữa tươi phải nấu kỹ hoặc dùng những sản phẩm sữa tươi có tiệt trùng an toàn.

Lao sơ nhiễm
Lao sơ nhiễm: cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

Tóm lại, bạn cần hiểu rõ về lao sơ nhiễm và cánh phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đảm bảo trẻ luôn được tiêm phòng vaccine BCG, tránh tiếp xúc với những người bệnh lao phổi, bố trí khu vực sinh hoạt vui chơi luôn thoáng đãng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo